Thực phẩm nhập khẩu vào Úc phải tuân thủ các quy định có liên quan trong luật Kiểm soát thực phẩm nhập khẩu năm 1992 và bộ luật Tiêu chuẩn thực phẩm Úc và New Zealand.
a) Thông tin để xác định thực phẩm, gồm có:
– Tên thực phẩm.
– Thông tin xác định lô hàng. Tuy nhiên, thông tin xác định lô hàng không áp dụng cho sản phẩm thực phẩm được đóng từng gói nhỏ.
– Tên và địa chỉ của nhà cung cấp tại Úc hoặc New Zealand.
b) Thông tin về các cảnh báo, tư vấn và khai báo, gồm có: thông tin tư vấn bắt buộc; thông tin cảnh báo bắt buộc nếu trong thực phẩm có thành phần sữa ong chúa và phải ghi rõ sản phẩm này có chứa thành phần là sữa ong chúa, được cảnh báo là có thể gây dị ứng nghiêm trọng và có thể ảnh hướng tới tính mạng, đặc biệt là đối với người bị hen và dị ứng; và thông tin khai báo bắt buộc đối với một số thực phẩm và chất có trong thực phẩm cụ thể.
c) Thông tin về thành phần, bao gồm liệt kê tất cả các thành phần theo tên thông thường, mô tả hoặc tên chung; các thành phần này phải được kiệt kê theo thứ tự giảm dần về tỷ trọng; khai báo về các thành phần thay thế; khai báo về các chất phụ gia; và khai báo về các vitamin và khoáng chất.
d) Thông tin về thời gian, bao gồm các thông tin như hạn sử dụng, ngày sản xuất…
e) Thông tin về hướng dẫn sử dụng và điều kiện bảo quản.
f) Thông tin về dinh dưỡng của thực phẩm.
Không áp dụng nhãn dinh dưỡng cho các sản phẩm thực phẩm sau, trừ phi có yêu cầu cụ thể:
– Đồ uống có cồn.
– Thảo mộc, gia vị.
– Giấm, chất làm chua.
– Muối iốt, muối nói chung.
– Trà hoặc cà phê, trà hoặc cà phê pha sẵn.
– Chất phụ gia thực phẩm.
– Trái cây, rau, thịt và hải sản.
g) Thông tin về các thành phần cấu tạo đặc trưng của thực phẩm.
h) Thông tin về quốc gia xuất xứ của thực phẩm trên nhãn dán. Các chất được thêm vào hoặc có sẵn trong thực phẩm phải đáp ứng các yêu cầu sau:
– Chủng loại, màu sắc và mức độ cho phép.
– Vitamin và khoáng chất trong thực phẩm, bao gồm danh sách các vitamin và khoáng chất được phép sử dụng, tính toán lượng vitamin và khoáng chất cho phép, việc sử dụng Vitamin D làm chất dinh dưỡng trong ngũ cốc ăn sáng và quy định về dán nhãn đối với ngũ cốc ăn sáng có chứa Vitamin D.
Yêu cầu về các chất tồn dư và các chất gây ô nhiễm đối với thực phẩm phải đáp ứng được:
– Thông tin về các yêu cầu đối với các chất độc hại, bao gồm quy định các mức độ cụ thể đối với các chất này được phép có trong thực phẩm.
– Thông tin về các yêu cầu đối với hoá chất AGVET (là các sản phẩm hoá chất nông nghiệp hoặc các sản phẩm hoá chất thú y), bao gồm các quy định cụ thể về mức độ cho phép hoá chất này có trong thực phẩm.
– Thông tin về các yêu cầu đối với thực vật và nấm bị cấm và hạn chế trong thực phẩm, bao gồm danh sách các loại thực vật và nấm bị cấm.
Yêu cầu về chế biến và hạn mức vi sinh học:
– Thông tin về các yêu cầu đối với hạn mức vi sinh học trong thực phẩm, bao gồm danh sách các thực phẩm nằm ngoài hạn mức vi sinh học và đánh giá các mức độ vi sinh học trong thực phẩm.
– Thông tin về các yêu cầu đối với chế biến mặt hàng thịt, bao gồm yêu cầu đối với thịt từ động vật hoang dã và yêu cầu đối với các sản phẩmtừ thịt lên men.
Ngân Giang