Ảnh: Báo Quảng Ngãi
Cây sọ chó thuộc họ thực vật: Rutaceae, tên dân gian: Muồng truổng, Mạy khuống (Tày), Tần tiêu, Đơn gai, Muồng lá nhỏ, Cây sẻn, Sẻn đen, Truông lá nhỏ. Phân bố: Lao Cai, Lạng Sơn, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng. Cây mọc tự nhiên.
Lá sẻn có màu xanh bóng, sẫm màu, kích thước nhỏ bằng đầu ngón tay, cành lá có nhiều gai. Lá sẻn ăn được từ giai đoạn lá non cho tới khi lá già. Lá càng già, càng cứng và xanh thẫm lại, nhưng mọi người lại chuộng lá già hơn, vì lá giòn và đượm vị hơn.
Tuy chỉ là cây bụi, mọc hoang dại ở đồi núi, cao chưa đến 5m, nhưng lá sẻn, vỏ quả và hạt sẻn được dùng làm gia vị trong nấu ăn. Khi nhai lá hơi có vị hăng , hơi gắt như vỏ quýt nhưng dần sẽ tạo vị ngọt hậu , có mùi vị phảng phất vị cà ri.
Tinh dầu của nó vừa có độ hăng the của bạc hà, lại “vương vấn” một chút đắng – the –thơm nhẹ nhàng cỡ 1/6 so với mùi vị lá cà ri; lại bằng phân nửa hương vị từ vỏ quýt khô (trần bì).
Lá loại cây này được người dân địa phương giã giập, ướp với các loại thịt rừng (nai, nhím, heo rừng lai) rồi đem nướng. Ngoài thịt bê non, các loại thịt khác như thịt heo, thịt dê, thịt bò và heo rừng cũng có thể kết hợp hài hòa với lá sẻn. Một lưu ý đó là, tương tự thịt bê, các loại thịt khác khi chế biến lá sẻn phải chờ cho thịt gần chín, thì mới cho lá sẻn vào. Lá sẻn nấu quá lâu sẽ mất màu xanh đẹp mắt và không còn vị thơm ngon.

Công dụng: Sát trùng, chữa mẩn ngứa, ghẻ lở, đau răng, viêm gan vàng da, viêm thận, phong thấp, đòn ngã tổn thương. Quả chữa đau dạ dày, đau bụng. Lá chữa đau thắt lưng, viêm tuyến vú, viêm mủ da, mụn nhọt và có công dụng đuổi muỗi.

BSA (tổng hợp)
Chia sẻ
Bài trướcCây Húng vịt
Bài kế tiếpCây Mì chính