Sáng 1.3.2024, trong khuôn khổ Đại hội Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao (Hội DN HVNCLC) nhiệm kỳ 2024-2028, bà Vũ Kim Hạnh đã thay mặt Ban chấp hành nhiệm kỳ mới, trình bày hương hướng và kế hoạch hoạt động Hội trong giai đoạn tới. Dưới đây là những nét chính:  
Kết thúc nhiệm kỳ cũ, Hội Hội DN HVNCLC đã hoàn thành việc xây dựng một HỆ SINH THÁI các hệ thống doanh nghiệp khác nhau, liên kết thành một chỉnh thể tương đối hoàn chỉnh là:
  • Hội doanh nghiệp HVNCLC, gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các Hội viên của Hội đạt 2 loại danh hiệu là HVNCLC do NTD bình chọn và HVNCLC – Chuẩn hội nhập.
  • Câu Lạc Bộ doanh nghiệp Dẫn đầu là các doanh nghiệp qui mô lớn đang dẫn đầu các ngành kinh tế
  • Đội ngũ doanh nông đang khai thác tài nguyên bản địa với công nghệ mói, từng bước đứng vững trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Với 3 trụ cột là 3 năng lực lõi: (1) Kết nối, (2) Xúc tiến thương mại và (3)Truyền thông, từng trụ cột có chiến lược riêng, sẽ triển khai sâu về chuyên môn và hiệu quả trong nhiệm kỳ mới.
Bên cạnh đó là các nguồn lực liên kết gồm:
  • Câu Lạc bộ các chuyên gia về kinh tế về tiêu chuẩn về thị trường…
  • Câu lạc bộ các phóng viên kinh tế
  • Câu lạc bộ Đại sứ hàng Việt chuyên quảng bá, xây dựng tình yêu với sản phẩm Việt.
Ngoài ra Hội cũng tập trung mạnh cho chương trình chủ điểm là: XANH HÓA NỀN KINH TẾ và TIÊU DÙNG, hiện nay Hội đã hình thành những tổ chức nghiệp vụ cụ thể để huấn luyện, truyền thông và thực hiện các chương trình hành động vì mục tiêu bao trùm nay, cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Đại hội Hội DN HVNCLC nhiệm kỳ III: Bầu BCH mới 15 thành viên

Về phương hướng hoạt động mới gồm 3 lãnh vực, cũng là 3 nhiệm vụ cốt lõi của Hội gồm có:

I/ Về hoạt động Xúc tiến thương mại
  • Duy trì tốt hai chương trình xúc tiến: Chương trình Hàng Việt Nam Chất lượng cao do Người tiêu dùng bình chọn và Chương trình Hàng Việt Nam Chất lượng cao-Chuẩn hội nhập.
  • Phát huy tinh thần tiến công của nhiệm kỳ trước, liên tiếp bám sát thị trường thế giới và trong nước, tổ chức nhiều cơ hội thị trường từ loại thị trường truyền thống đến các thị trường ngách hay thị trường hoàn toàn mới trong giai đoạn Hội nhập mới với chủ trương: Phát triển bền vững và bao trùm
Nếu nhiệm kỳ trước Hội đã thông qua các mô hình: Hội chợ Hàng VN Chất Lượng Cao, Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, Phiên chợ Xanh tử tế, Các lễ hội nhân các ngày lễ lớn, sự kiện lớn đẩy phát triển các tài nguyên bản địa độc đáo của Việt Nam như: Lễ hội gia vị, Lễ hội sức khỏe-dinh dưỡng; Lễ hội gạo và nước mắm truyền thống… thì nhiệm kỳ mới:
  • Mở rộng thêm biên giới không gian: tăng cường hoạt động online, hoạt động với hệ thống các sàn TM điện tử và các mạng xã hội.
  • Tổ chức dày đặc hơn các hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng để doanh nghiệp Việt có thể thâm nhập vững chắc vào các thị trường mới hay đặc thù (như Halal, Kosher,plant-based…)
  • Trang bị kỹ năng hành động cho doanh nghiệp trong các thị trường mới (kinh tế xanh và tiêu dùng xanh)
  • Đặc biệt chú trọng chăm sóc đối tượng khách hàng cao tuổi trong tình trạng các quốc gia là khách hàng lớn của ngành xuất khẩu Việt Nam đứng trước tình trạng dân số già hóa nhanh, cần nhiều sản phẩm, dịch vụ chuyên biệt (Trung Quốc- Nhật Bản…)
  • Chú ý sự thay đổi rất đặc biệt của lớp khách hàng trẻ (Gen z- Gen Alpha) với ngôn ngữ tiêu dùng mới, nhu cầu thị hiếu mới đòi hỏi hiểu sâu cá tính tiêu dùng cũng như các yêu cầu nâng cao trách nhiệm với trái đất, với hành tinh xanh.
II/Về hoạt động Kết nối
Suốt nhiệm kỳ vừa qua, HỘi DN HVNCLC đã nỗ lực làm tốt vai trò kết nói một cách thực chất như:
  • Kết nối các chuyên gia các lãnh vực như tiêu chuẩn, thị trường, an toàn thực phẩm…để đưa họ vào các Hội đồng thẩm định để họ đào tạo cho doanh nghiệp nâng cao trình độ chuyên môn.
  • Kết nối với các tổ chức quốc tế về đánh gia chứng nhận có uy tín toàn cầu như Bureau Veritas, SGS, Intertek, Europhins…giúp cho hoạt động nâng cao kiến thức và thực hành về tiêu chuẩn được tiến hành tốt, phục vụ thiết thực cho việc nâng cao uy tín chuyên môn về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa.
  • Trong nước, Hội đứng ra làm nhà điều phối kiên trì kết nối TPHCM với 13 tỉnh Tây Nam BỘ, đã xây dựng được mô hình Mekong Connect và duy trì thường niên đến lần thứ tám, được coi là mô hình hợp tác công tư bền bĩ và có lợi ích thiết thực. Vai trò này sẽ được cũng cố mạnh thêm với khúc quanh là Báo cáo Kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 đã đưa Mekong Connect vào làm một mô hình hợp tác công tư và qua đó đã có nhiều ý kiến đóng góp nâng cao hiệu quả mô hình. Việc liên kết với 13 Hiệp Hội doanh nghiệp của 13 tỉnh, TP ở miền Tây Nam Bộ đã đươc khẳng định vào cuối 2023, mở ra triển vọng hợp tác mạnh mẽ và có hiệu quả trong nhiệm kỳ mới.
  • Hiện nay nhiều ban dự án các nước đặt yêu cầu kết nối với Hội DN, Hàng VN Chất lượng cao sau nhiều cuộc hợp tác thử nghiệm có hiệu quả và đáng tin cậy như UNDP, USAID, GIZ…
III/ Về hoạt động Truyền thông
  • Suốt nhiệm kỳ, Hội luôn duy trì có cập nhật nội dung phong phú các trang web mà Hội đã xây dựng: Mekong Connect, BSAmedia, HVNCLC.VN… Còn có liên kết với một group truyền thông-mạng xã hội là maybe.vn để tổ chức (hoàn toàn phục vụ) để thông tin thị trường, cung cấp kiến thức và kinh nghiệm quản trị cho doanh nghiệp như chương trình 5 phút – Chuyện thị trường hay 5W1H Podcast về đối thoại với doanh nhân…
  • Đang có những cam kết tham gia vào mãn tuyên truyền cho Chuyển đổi xanh, xây dựng nền Kinh tế xanh và Kinh tế tuần hoàn.
  • Từ lâu, Hội vẫn duy trì, và là đơn vị duy nhất không được cấp ngân sách nhà nước mà duy trì đều đặn cho đến nay chương trình hàng tuần “Niềm tin hàng Việt” trên sóng đắt tiền (trả chi phí cho đài) truyền hình Vĩnh Long.
  • Bên cạnh đó, còn hỗ trợ doanh nghiệp, tập huấn, huấn luyện cho doanh nghiệp tham gia và các chiến dịch tuyên truyền cho hàng Việt trên đa kênh.
  • Nhiệm kỳ mới sẽ tăng cường khả năng làm chủ các kênh truyền thông đa dạnh và hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp qua các mạng xã hội và các kênh thương mại điện tử đang hoạt động hiệu quả hiện nay.
Một chương trình đặc biệt- Chương trình Khởi Nghiệp Xanh
Chương trình KHỞI NGHIỆP XANH do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (Trung tâm BSA) chủ trì và tổ chức từ năm 2013 – đến nay, trong đó cuộc thi Khởi nghiệp xanh đã tổ chức đến lần thứ 9. Số liệu tính tới thời điểm hiện tại có tổng số dự án đăng ký tham gia cuộc thi là 1,360 dự án/mô hình, số lượng thí sinh (cá nhân/nhóm) là 1,958 người, cuộc thi triển khai gần như hầu hết 63 tỉnh thành trên cả nước, tỉ lệ tăng trưởng số lượng dự án/mô hình tham gia vào hệ sinh thái doanh nghiệp khởi nghiệp BSA đều đặn từ 15-20%/năm.
Cuối năm 2023, Bộ NÔng Nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận 100 doanh nông trên cả nước. Đây là thế hệ nông dân kinh doanh với mô hình: khái thác tài nguyên bản địa bằng công nghệ mới, có thể coi là thế hệ trẻ tiếp nối thế hệ nông dân trước đây.
  • Mục tiêu chú trọng nâng cao năng lực cho doanh nông và tạo nguồn cho hệ sinh thái khởi nghiệp nông nghiệp; Trẻ hoá nông dân, doanh nhân hoá nông dân (doanh nông) và công nghệ hoá nông dân, gắn với phát triển sản phẩm đổi mới sáng tạo từ tài nguyên bản địa;
  • Chú trọng nâng cao năng lực cho doanh nông (nông dân hóa doanh nhân hoá) và thúc đẩy hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp nông nghiệp – đổi mới sáng tạo, đột phá trong cách tạo nguồn nhân lực Kinh tế xanh; Tập trung vào phát triển các kỹ năng kinh doanh và áp dụng các công nghệ tiên tiến khai thác hợp lý tài nguyên, đổi mới thông tin và truyền thông, khích lệ sáng tạo của các nông dân trẻ thông qua những mô hình thích ứng, đa dạng.
  • Chương trình được thiết kế để phát triển khả năng kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm của các nông dân trẻ, tăng cường đội ngũ doanh nhân theo hướng kinh tế xanh.
  • Khuyến khích sự đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trẻ trong các lĩnh vực của nền kinh tế xanh, tạo tác động xã hội.
  • Định hướng chiến lược dài hạn của chương trình: Hợp tác với các đối tác kinh doanh, cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện các dự án và chương trình bền vững, tạo tác động xã hội.
  • Nâng cao chất lượng, số lượng doanh nông trẻ bằng cách thu hút, thúc đẩy lực lượng nông dân trẻ tham gia tiếp tục hoặc trở lại hoặc tham gia mới vào những lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp.
  • Đẩy mạnh chương trình kết nối xúc tiến thương mại, tạo mạng lưới hợp tác giữa các bên liên quan.
  • Sử dụng phương tiện truyền thông chính thống để tăng cường hình ảnh, thúc đẩy thay đổi nhận thức về thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Một số hoạt động cụ thể, nhiệm kỳ tới đây Hội sẽ tập trung:

  • Tổ chức đào tạo, huấn luyện cơ bản và nâng cao: Ngoài các lớp cơ bản còn có các lớp trực tuyến dành cho các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp
  • Tăng tốc khởi nghiệp: Chương trình dự kiến tổ chức các khóa kiến thức và thực hành dành đào tạo cho nhà quản trị cao cấp của các doanh nghiệp đã phát triển, có thị trường tương đối, hoạt động kinh doanh phải từ 01 năm trở lên và được khảo sát nhu cầu, đánh giá năng lực trước khi tham gia.
  • Hội thảo – Tọa Đàm – Startup Day: Khởi nghiệp xanh – Thế hệ Doanh nông mới
  • Xúc tiến thương mại (Trong nước và ngoài nước): Kết nối tiêu thụ nông sản, sản phẩm với Nhà phân phối, các TTTM trong và ngoài nước, trực tiếp người tiêu dùng. Hỗ trợ chi phí vận hành, tổ chức, doanh nghiệp trong chương trình Doanh nông xanh. Tất cả là để tận dụng và kiến tạo các cơ hội thị trường. Đưa thêm nhiều sáng kiến tổ chức thị trường khác: Tổ chức lễ hội Tinh hoa gia vị Việt vươn tầm ra thế giới; trong đó có giới thiệu các loại Gia vị vì sức khỏe, vì sự sống, Gia vị phát triển chuỗi gia trị trong ẩm thực, chế biến, đóng gói thủ công, truyền thống, công nghiệp. Xây dựng chuỗi cửa hàng Đặc sản bản địa cả nước (Phú Quốc, Nha Trang, Hà Nội, TP.HCM…) với các sản phẩm cao cấp đạt tiêu chuẩn cao (Chỉ dẫn địa lý, Sản phẩm nông thôn tiêu biểu các cấp, Hữu cơ, Ocop từ 3 sao – 5 sao…) tập hợp từ các địa phương khác trong cả nước. Tham gia tại nước ngoài: Hội chợ quốc tế Nông sản – lương thực thực phẩm và đồ uống Thaifex (chấu Á) và Trung Quốc. EU và các nước Đông Á là thị trường quan trọng (Nhât Bản- Hàn quốc)
  • Study tour – kết nối nguồn lực: 3 đợt (3 – 4 ngày/đợt). Tùy theo thực tế và nhu cầu DN khi tham gia bảng khảo sát mà có những chủ đề phù hợp.Chương trình trải nghiệm văn hóa doanh nghiệp, tham quan mô hình chuẩn của DN lớn hoặc nông trại bản địa thực hành đúng tiêu chuẩn xanh bền vững, học tập kiến thức thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm giữa học viên, doanh nghiệp. Có chuyên gia đi cùng để hướng dẫn, góp ý và tổng kết
  • Cuộc thi Dự án khởi nghiệp lần 10: Chủ đề: Khởi nghiệp xanh – Phát triển bền vững. Kết hợp với các Viện, Trường tạo nguồn cho lực lượng doanh nghiệp khởi nghiệp tương lai (vì SV các trường đã có những SP từ tài nguyên bản địa chất lượng nhưng chưa cơ tiêu chuẩn cao, thị trường tốt).