Vương Tùng thuộc họ: Rutaceae (họ Cam quýt), tên khác / Other name: củ khỉ, hồng bì núi, sơn hoàng bì, xi hắc (H’mông), sọ khỉ, cây ton. Cây mọc hoang ở núi đá vôi.
Trong nước: Quảng Ninh, Hải Phòng (Cát Bà), Hà Nam, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị, Đà Nẵng.
Thế giới: Trung Quốc (Vân Nam). “Cây nhỏ hay cây nhỡ, cao 3-7m. Cành non màu tím đỏ. Lá kép, mọc so le Mặt trên phiến lá bóng, soi lên ánh sáng thấy rõ nhiều túi tiết tinh dầu.
Hoa màu trắng, thơm. Quả hình bầu dục, khi chín màu đỏ. Vỏ quả sần sùi. Toàn cây có tinh dầu thơm, nhất là ở lá và quả. Quả hình cầu hay bầu dục, đường kính 7 – 9mm, chứa 1 – 2 hạt; vỏ quả có nhiều túi tiết tinh dầu, khi chín màu đỏ.”         
Ngoài ra quả còn có thể ăn tươi hoặc dùng để nấu, kho trong một số món ăn. Hạt cũng có tác dụng làm gia vị món ăn thêm thơm ngon. Còn lá có lượng tinh dầu thơm cao thường được dùng để nấu cùng các món vịt quay, lợn quay, kho cá.
Vương Tùng Lá làm thuốc chữa cảm cúm, đau nhức; rễ chữa bệnh tê thấp. Lá chứa 4,4% tinh dầu (lá non 5,48%, lá già 3,24%).
Thành phần chủ yếu của tinh dầu là menthone (93 – 99%), cũng dùng làm thuốc. có tác dụng bảo vệ gan, giảm đau, là nguyên liệu để làm thuốc. Giúp lợi mật, kích thích tiêu hóa, bảo vệ gan và có thể sản xuất thành sản phẩm chức năng.
Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “bị đe dọa” (Bậc T). Loài này đang được bảo tồn ở Vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng) và Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò (Hòa Bình).
BSA (tổng hợp)
 
Chia sẻ
Bài trướcCây Hoa tiêu
Bài kế tiếpCây Xào dông