Trong hai ngày 28 và 29 tháng 10, tại Dinh Độc Lập (Số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q1, TP.HCM) diễn ra vòng Chung kết Cuộc thi Dự án khởi nghiệp Xanh lần 9 – 2023. Tham gia tranh tài vòng chung kết có 37 dự án đến từ 25 tỉnh, thành ở khắp các vùng miền cả nước. Cuộc thi do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (Trung tâm BSA), phối hợp cùng Công ty Cổ phần Vinamit, Quỹ Hỗ trợ phát triển Thanh niên, Công ty CP Phân bón dầu khí Cà Mau tổ chức, cùng sự tham gia, đồng hành của nhiều doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao…

Trước đó, sau 3 vòng bán kết ở 3 khu vực là Bến Tre, TP.HCM, Hà Nội, cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Xanh năm 2023 đã tìm ra 37 dự án vào thi chung kết. Trong đó, tỉnh Bắc Kạn là địa phương có số dự án vào chung kết nhiều nhất, với 4 dự án; Đồng Tháp, Quảng Nam mỗi địa phương 3 dự án; TP.HCM, Trà Vinh, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Nghệ An, Thanh Hóa mỗi địa phương 2 dự án, các tỉnh còn lại 1 dự án.

Chia sẻ tại buổi chung kết cuộc thi, Bà Vũ Kim Anh – Phó giám đốc Trung tâm BSA, phụ trách Cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Xanh cho biết, trong 10 năm hành trình của Khởi nghiệp Xanh, chúng ta đã xây dựng được một lực lượng doanh nông trẻ, giỏi về nhiều mặt ở các địa phương từ Bắc tới Nam. Họ biết ứng dụng công nghệ, để tạo ra những sản phẩm mới, có tiêu chuẩn cao, thậm chí nhiều dự án đã có chứng nhận hữu cơ từ các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản,…

Nhân dịp này, “Chúng tôi ra mắt cuốn sách: “Khởi nghiệp Xanh, 10 năm hành trình kiến tạo một thế hệ doanh nông Việt Nam từ tài nguyên bản địa”, với rất nhiều câu chuyện kể về hành trình xây dựng, phát triển những bạn doanh nông này cho đến ngày hôm nay”.

Trong khi đó, thành viên Ban giám khảo, bà Nguyễn Cẩm Chi – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển thanh niên (FYE) cho rằng, “So với năm trước, số lượng dự án vào chung kết năm nay nhiều hơn. Bản chất của các dự án cũng có nhiều tiến bộ. Các bạn có áp dụng công nghệ, quan tâm nhiều hơn đến phát triển bền vững. Chúng tôi kỳ vọng rằng, các bạn không chỉ là những doanh nông có kiến thức, yêu sản phẩm của mình mà còn là những doanh nông có tri thức, có thể phát triển, mang sản phẩm của mình ra quốc tế”.

Từ khi phát động Cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Xanh – Lần thứ 9, vào tháng 5 năm 2023, đến cuối tháng 7, có 178 cá nhân và tập thể gửi dự án tham gia, đến từ 36 tỉnh, thành. Kết quả đã chọn ra 108 dự án vào vòng bán kết của 33 tỉnh, thành. Trong đó 51 dự án nhóm, 57 dự án cá nhân. Qua 3 vòng bán kết, tìm ra 37 dự án vào chung kết.

Từ đầu năm TT BSA đã tổ chức 14 lớp tập huấn tại các tỉnh: An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Nam Định, Nghệ An, Cao Bằng và Ninh Thuận, Đắk Lắk… Những lớp tập huấn này đã tạo điều kiện để các doanh nông trẻ nâng cao kiến thức và và kỹ năng cần thiết để thực hiện thành công dự án. Chương trình đã lan tỏa thông điệp về khởi nghiệp xanh trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch canh nông, đổi mới sáng tạo phát huy tài nguyên bản địa.

Cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Xanh lần thứ 9/2023 do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (Trung tâm BSA) tổ chức, với sự phối hợp của Công ty Cổ phần Vinamit, Quỹ Hỗ trợ phát triển Thanh niên, Công ty CP Phân bón dầu khí Cà Mau, cùng sự đồng hành của các Doanh nghiệp HVNCLC, như: Công ty CP Cơ điện Tân Hoàn Cầu, Công ty TNHH SX TM DV Qui Phúc, Công ty Lợi Lợi Dân, Tập đoàn Trung Nguyên Legend, Công ty Tư vấn toàn cầu GIBC, Công ty TNHH Tân Nhiên, Công ty Khang Nhi Ý, Công ty TNHH Minh Long 1, Công ty Mỹ thuật Trà Quế, Quỹ đầu tư Touchstone, Chương trình lâm sản ngoài gỗ (NTFP-EP Việt Nam), Tâp đoàn Nam Dương group, Trung tâm phát triển tài sản trí tuệ và thuong hiệu DIGISO.

Đặc biệt, năm nay có nhiều doanh nông trẻ, nhiều dự án đạt giải trong các kỳ thi trước cũng tham gia, với vai trò nhà tài trợ sản phẩm, như: Công ty TNHH SX TM quốc tế Khánh Hà Food, Công ty Cổ phần dừa nước Việt Nam, Công ty TNHH thực phẩm Trí Kiên, Công ty TNHH MTV HYGIE & PANACEE, Công ty TNHH Trà Vinh Farm, Công ty CP thực phẩm Quảng Thanh, Cơ sở Snack vỏ bưởi sấy Phúc Đat, Doanh nghiệp tư nhân Thảo Minh, Công ty TNHH Ecolotus VN….

Năm nay, cơ cấu giải thưởng cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Xanh có tổng giá trị các giải thưởng lên đến 1.229.000.000 đồng, trong đó 436.000.000 đồng tiền mặt, phân bổ cho 09 giải chính, 30 giải tư vấn hỗ trợ các hoạt động khác. Các dự án thi được giải thưởng có cơ hội tham gia nhiều họat động. Cụ thể như, suất tham gia Hội chợ quốc tế có liên quan đến nông nghiệp – thực phẩm; tham gia các lớp học nâng cao kiến thức về phát triển doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, thực hành tiêu chuẩn; các chương trình study tour (học thực tế tại doanh nghiệp, nông trường, trang trại có chuyên gia huấn luyện); hay các gói tư vấn thực hành LocalGap, tư vấn xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại; phiếu mua vật tư nông nghiệp và vật dụng văn phòng; cùng với đó là các giải thưởng về thực hiên các phim, youtube, TikTok…

Một số hình ảnh:

Thành phần Ban giám khảo vòng chung kết:

  • Bà Phạm Chi Lan – Chuyên gia kinh tế, Nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ (1996-2006)
  • Bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội DN HVNCLC
  • Ông Nguyễn Lâm Viên – Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vinamit, Phó Chủ tịch Thường trực Hội DN HVNCLC
  • Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ – Chủ tịch HĐQT Công ty Rynan Holding, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp người Việt Nam ở nước ngoài, Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu (LBC)
  • Bà Nguyễn Cẩm Chi – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển thanh niên (FYE)
  • TS Đàm Sao Mai – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Tiến sĩ Phan Văn Minh – Nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu Công nghệ sinh học môi trường, Viện Nghiên cứu CNSH và MT, Trường Đại học Nông lâm TP.HCM
  • Ông Phạm Trọng Chinh – Chuyên gia huấn luyện của Hội DN HVNCLC
  • Ông Dương Đức Minh – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch

Danh sách 37 dự án thi

1 An Giang Nâng cao giá trị hạt gạo NGUYỄN THỊ CẨM HỒNG
HOA TƯỜNG VI
NGUYỄN THANH TÂN
2 Bến Tre Ứng dụng nông sản Việt vào mỹ phẩm nghiên cứu – sản xuất – kinh doanh NGÔ THỊ KIỀU DƯƠNG
NGÔ THANH NHẬT
LÊ NGỌC THIỆN
3 Bình Thuận Phát huy tài nguyên bản địa và nâng cao giá trị quả thanh long Bình Thuận TRẦN THỊ KIM LĨNH
NGUYỄN NGỌC BẢO
4 Đồng Tháp Chế biến sản xuất Snack vỏ bưởi sấy và các sản phẩm từ vỏ bưởi da xanh TRẦN THỤY HẢI LY
5 Đồng Tháp Kết nối con người với tự nhiên ĐỖ ĐĂNG KHOA
ĐỖ MẠNH QUÂN – LÊ NA
6 Đồng Nai Nhang sạch thảo mộc – tận dụng nâng cao giá trị nguồn dược liệu của bản địa LÊ THỊ CẨM VÂN
7 Trà Vinh Cacao Mekong phát triển tài nguyên bản địa, chung tay vì sức khỏe cộng đồng ĐOÀN THỊ TUYẾT NHUNG
8 Trà Vinh Vicosap – Hành trình thay áo mới cho dừa sáp Trà Vinh LÂM NGỌC TÚ – TRẦN DUY LINH
NGUYỄN THỊ NGỌC THẢO
9 Tây Ninh Sản xuất muối Tây Ninh – Kết hợp đặc sản vùng miền NGUYỄN NGỌC SƠN
ĐẶNG KHÁNH DUY
PHẠM THÁI HOÀNG
10 Vĩnh Long Mứt xoài cát núm NGUYỄN HOÀNG KHANG
NGUYỄN PHƯỚC TOÀN
NGUYỄN THỊ ÚT NHUNG
11 Bình Định Sản xuất bánh canh rau củ – bánh hỏi rau củ ĐẶNG NGỌC VŨ
NGUYỄN QUANG HÓA
ĐINH TUẤN VŨ
12 Đà Nẵng Trang trại tuần hoàn trên mái nhà TRẦN ANH ĐÔNG
VÕ MINH ANH
LÊ THỊ NGUYỆT VIÊN
13 Đắk Lắk Lanchans – Trà thảo mộc và sản phẩm ứng dụng thảo mộc dựa trên Medial Herb Nhật Bản CHU THỊ LAN
14 Đắk Lắk Công ty Cổ phần thực phẩm Xanh Thành Đồng HOÀNG KHẮC CƯNG
TRƯƠNG THỊ THANH HOA
15 Đồng Tháp Phát triển lạp xưởng cá lóc DƯƠNG THỊ HỒNG CHUYÊN
16 Huế Mô hình phát triển cây sâm Bố Chính gắn liền với văn hóa – ẩm thực – du lịch tại vùng núi và các huyện xã nghèo khó HỒ NHẬT PHƯƠNG
17 Lâm Đồng Sản xuất Atiso bền vững PHẠM HỮU GIÀU
18 Lâm Đồng Phát triển sinh kế cho người dân tộc Cil qua việc tăng giá trị mật ong rừng tại xã Đưng K’nớ K’ LÒNG MAI THƠM
LONG ĐINH HA ÔNH
BON NIÊNG HA SIÊNG
19 Ninh Thuận Nông nghiệp tuần hoàn ứng dụng GC Plus 2023 LÊ MINH VƯƠNG
NGUYỄN THỊ TUYẾT VÂN LINH
NGUYỄN CÔNG TIẾN
20 Quảng Nam Đường tự nhiên TR’ĐIN PHẠM THANH HOÀNG
HUỲNH BÁCH KHOA
VŨ CAO YẾN NHI
21 Quảng Nam Chế biến các sản phẩm từ cây măng tây theo mô hình liên kết chuỗi bền vững tại vùng ngập lụt Gò nổi – Quảng Nam ĐỖ DƯƠNG THỊ ĐÔNG PHƯƠNG
22 Quảng Nam Hapinut Noodlekit – Trọn vị gian bếp Việt NGUYỄN KIỀU BẢO HÂN
NGUYỄN NGỌC LAN PHƯƠNG
CAO QUAN HIỀN
23 TPHCM Đồng hành cùng làng nghề truyền thống và nâng tầm đặc sản huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. HOÀNG BẢO TRÂM
24 TPHCM Hoa lan Dendrobium – Bước phát triển mới trong nền nông nghiệp đô thị LIÊU THỊ KIM PHƯỢNG
25 Vũng Tàu K PRODUCTS – Cung cấp sản phẩm đóng gói tiệt trùng công nghệ Nhật Bản. Mang lại sự tiện dụng và giải pháp nấu ăn ngon cho khách hàng trong thời đại mới. MAI THỊ THU TRANG
TRẦN BẢO KHÁNH
NGUYỄN TRUNG HIẾU
26 Bắc Kạn Rượu gạo men lá CÀ THỊ BÀY
27 Bắc Kạn Chăn nuôi chế biến kinh doanh các sản phẩm từ ốc nhồi NGUYỄN TIẾN SÁU
28 Bắc Kạn Chế biến trà (Chè) lam gác bếp từ chè shan tuyết ĐẶNG THỊ DẤT
29 Bắc Kạn Dự án xây dựng mô hình sản xuất khoai tây giống, thương phẩm theo chuỗi giá trị kết hợp xây dựng hệ thống bảo quản nông sản (Khoai tây giống, khoai tây thương phẩm…) bằng công nghệ kiểm soát môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn THÂN LIÊU MINH NHẬT
LÝ VĂN PHƯỢNG
30 Thành phố Hà Nội Đưa các nguyên liệu thảo dược kết hợp theo nguyên lý đông y vào các sản phẩm phục vụ đời sống hiện đại LÊ THỊ THANH HẢI
NGUYỄN HUỆ
TRẦN HOÀNG HIỆP
31 Lạng Sơn Chế biến heo dẻo mác mật LĂNG THỊ THƠ
32 Nam Định Chế phẩm từ ốc bươu vàng Ôbu LƯƠNG VĂN TRƯỜNG
ĐÀO THỊ HỒNG QUYÊN
ĐỖ VĂN VỊNH
33 Ninh Bình Phát triển cây tràm sản xuất tinh dầu kết hợp du lịch sinh thái tại các vùng đất hoang hóa, sình lầy, bán ngập nước tại tỉnh Ninh Bình NGUYỄN VĂN DƯ
HỒ THỊ PHƯƠNG ANH
ĐINH THỊ LOAN
34 Nghệ An Chuỗi cửa hàng đặc sản ủ muối đầu tiên tại Việt Nam NGUYỄN THỊ HỒNG THƯƠNG
35 Nghệ An Mô hình nông nghiệp du lịch sinh thái bền vững – Hòn mát Farmstay ĐẶNG TRỌNG TẤN
VI THỊ THẮM
LỘC THỊ THUỶ
36 Thanh Hóa Sản xuất, tạo giá trị đầu ra bền vững cho trứng gà từ nguyên liệu bản địa HÀ MINH NGUYỆN
37 Thanh Hóa Ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong sản xuất nem thính –  Đặc sản bản địa xứ Thanh NGUYỄN THỊ QUẾ