Hội thảo do Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Câu lạc bộ doanh nghiệp dẫn đầu LBC tổ chức, diễn ra từ 8g30 – 12g00, thứ Ba, ngày 16/07/2019 tới đây, tại sảnh Sunflower A, lầu 1, Khách sạn REX, (số 141 Nguyễn Huệ, Q.1, TP. Hồ Chí Minh).
Nội dung cụ thể hội thảo như sau:
8g30 – 9g00: Đón khách
9g00 – 9g05: Giới thiệu khách mời
9g05 – 9g35: Việt Nam cần làm gì trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang. Nội dung trên do TS. Vũ Thành Tự Anh – Giám đốc trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng trình bày.
9g35 – 10g00: Made in Vietnam – Thật hay không? Phần trình bày này do ông Nestor Sherbey – Chuyên gia của Liên minh Tạo Thuận lợi Thương mại Toàn Cầu (GTFA) chia sẻ.
10g00 – 10g20 (Dự kiến): Tổng quan về EVFTA và những điều doanh nghiệp cần biết – Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh
10g20 – 10g35: Giải lao
10g35 – 12g00: Hỏi đáp và trả lời
Qúy doanh nghiệp quan tâm vui lòng liên hệ đăng ký tham dự chương trình qua: Ms. Hồ Tuyết: 098 970 7936 – Email: hotuyet@bsa.org.vn
Với chủ đề: “Từ thương chiến Mỹ – Trung đến EVFTA: Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội như thế nào?”, hội thảo sẽ giúp cho các doanh nghiệp thành viên nắm được những thông tin mới nhất, liên quan đến cuộc chiến Mỹ – Trung, cũng như EVFTA – Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam.
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung leo thang và EVFTA vừa được ký, Việt Nam nổi lên là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất. Xung đột thương mại giữa hai cường quốc có khả năng đẩy dòng vốn đầu tư sang Việt Nam, nhưng cũng có thể tác động tiêu cực đến hàng xuất khẩu. Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung cũng có thể gây hại đến mối liên kết giữa Trung Quốc và Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu, trong khi cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của chuỗi này.
Trong khi đó, EVFTA mở ra cả cơ hội, thách thức cho Việt Nam. Hiệp định này khi hiệu lực dự báo sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng lên và mang lại nhiều lợi thế cho các ngành có thế mạnh của Việt Nam.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, trong dài hạn, Việt Nam nên tranh thủ các lợi thế đang mở ra để thực hiện công cuộc đổi mới lần hai, nhằm tiến nhanh và xa hơn. Quan trọng nhất là Việt Nam phải có các sản phẩm “Made by Vietnam” chứ không phải “Made in Vietnam” như hiện nay.