Nguyễn Thị Diệu Thu – An Giang dự thi với dự án trồng dưa lưới và rau thủy canh bằng đèn LED

(Cafenews)- Cuộc thi Dự án sáng tạo khởi nghiệp lần 4 với chủ đề “Phát triển tài nguyên bản địa bằng sức mạnh công nghệ” chính thức diễn ra với vòng bán kết 1, diễn ra tại TP.Bến Tre trong 2 ngày 15 và 16/9/2018.

Có 41 dự án đến từ 5 tỉnh thành thuộc ĐBSCL sẽ tranh tài để chọn ra những dự án xuất sắc tham gia vào vòng chung kết, diễn ra vào cuối tháng 10/2018.

Được phát động từ tháng 5/2018, cuộc thi Dự án khởi nghiệp lần 4, do Trung tâm BSA cùng các đối tác chiến lược tổ chức đã thu hút 159 dự án, ý tưởng nộp hồ sơ tham gia, tăng gần 30% so với cuộc thi lần 3 năm 2017.

Các đề tài dự thi đều đáp ứng được tiêu chí theo chủ đề “Phát triển tài nguyên bản địa bằng sức mạnh công nghệ”. Qua vòng sơ loại, Hội đồng giám khảo đã chọn ra 110 dự án, ý tưởng tiêu biểu tham gia vòng bán kết, diễn ra tại 3 địa điểm là Bến Tre, TP.HCM và Hà Nội.

Tại Bến Tre, vào 2 ngày 15 và 16/9 này, 41 dự án đến từ các tỉnh Bến Tre, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và Hậu Giang sẽ tham gia trưng bày sản phẩm và thuyết trình dự án. Bến Tre là địa phương có sự góp mặt đông nhất ở vòng bán kết cuộc thi năm nay với 21 dự án, ý tưởng.

Các dự án đều tập trung vào phát triển tài nguyên bản địa của địa phương về nông nghiệp, du lịch sinh thái, về môi trường… Sản phẩm có sự phát triển tốt trên thị trường, nâng cao được vai trò của công nghệ trong chuỗi giá trị của dự án.

Nổi bật là những dự án khai thác các giá trị liên quan đến dừa, bưởi, trái cây, nuôi trồng thủy sản… Trong 21 dự án, ý tưởng của Bến Tre, có một số dự án được đánh giá cao như:

-Dự án về du lịch phát triển tài nguyên bản địa – C2T của Võ Văn Phong

-Dự án Bảo tồn nhân rộng phát triển và thương mại hóa sa sâm Việt của Phù Tường Nguyên Dũng

-Dự án Sản xuất và kinh doanh chuỗi sản phẩm hỗ trợ sức khỏe từ bưởi da xanh Bến Tre của nhóm Huỳnh Thanh Nhàn….

An Giang tham gia vòng bán kết 1 với nhiều dự án có tính khả thi cao như: dự án sản xuất và dịch vụ Robot phục vụ nông nghiệp của Trần Trung Hiếu; Dự án trồng dưa lưới và rau thủy canh bằng đèn LED của Nguyễn Thị Diệu Thu; …

Trong khi đó, dự án “Thiết bị tự động lọc nước ao, hồ, sông thành nước sinh hoạt bằng năng lượng xanh” của Hồ Văn Tuấn, tỉnh Hậu Giang cũng là một trong những dự án khả thi có tính cạnh tranh cao

Điểm mới của cuộc thi lần này là BTC mở rộng đến đối tượng giảng viên và sinh viên các trường đại học. Do đó, nhiều sinh viên đã hưởng ứng tích cực và có nhiều đề tài khá tốt tại cuộc thi năm nay.

Với dự án là ý tưởng, các bạn sinh viên đủ điều kiện tham dự. Tuy nhiên, các ý tưởng phải có sản phẩm mẫu để trưng bày tại cuộc thi kể từ vòng bán kết và chung kết. Tại bán kết, Hội đồng giám khảo sẽ có những góp ý, chia sẻ để các dự án hoàn thiện hơn, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm, sản xuất, bao bì, kinh doanh, huy động vốn…

Các dự án hay, có giá trị và có ứng dụng công nghệ sẽ được giới thiệu cho các nhà đầu tư xem xét, hỗ trợ để thực hiện. Sau các vòng bán kết 1, bán kết 2 và bán kết 3, Ban tổ chức sẽ chọn khoảng 35 dự án vào vòng chung kết, diễn ra tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM vào ngày 27 và 28/10/2018.

Ban giám khảo cuộc thi gồm những người uy tín trong nhiều lĩnh vực: Vòng thi bán kết tại Bến Tre gồm:

1. Tiến sĩ Phan Văn Minh – Trưởng phòng Nghiên cứu Công nghệ sinh học môi trường – Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường – ĐH Nông lâm TP.HCM;

2. Thạc sĩ QTKD, ông Nguyễn Duy Long – Công ty TNHH Hương liệu và nguyên liệu thực phẩm Hoàng Anh;

3. Thạc sĩ khoa học Trần Anh Tuấn – Giám đốc công ty tư vấn Chiến lược và Thương hiệu The Pathfinder;

4. Thạc sĩ Huỳnh Phước Nghĩa – Phó trưởng khoa Kinh doanh và Quan hệ quốc tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM;

5. Thạc sĩ Ngô Đình Dũng – Giám đốc Công ty Tư vấn Giải pháp Quản trị Tổng thể ISM;

6. Thạc sĩ QTKD chuyên ngành tài chính, ông Phan Thành Nhơn – Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp BSA;

7. Thạc sĩ chuyên ngành du lịch, ông Dương Đức Minh – Giảng viên khoa Du lịch, trường Đại học KHXH&NV TP.HCM

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp nông nghiệp lần 4” do Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp BSA, Hội DN HVNCLC, Tập đoàn cà phê Trung Nguyên, Công ty Cổ phần Vinamit, Công ty Cổ phần Cơ điện Tân Hoàn Cầu, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long, Công ty TNHH Minh Long 1, Công ty TNHH SX-TM Thời trang Việt Hưng, Công ty TNHH MTV Trà Tâm Lan, Công ty TNHH SX TM DV Quà Việt, và một số đối tác khác phối hợp tổ chức nhằm hỗ trợ những thanh niên có ý tưởng, dự án kinh doanh khởi nghiệp phù hợp trong các lĩnh vực: nông nghiệp nông thôn, có ứng dụng công nghệ trong sản xuất, thực hiện sản phẩm.

Tham gia cuộc thi là những người đang sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt giới tính, trình độ và nghề nghiệp. Người tham gia phải có ý tưởng, dự án khởi nghiệp nông nghiệp mới, độc đáo, sáng tạo, có tính thực tế và có áp dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp…

Theo BTC, tổng giải thưởng cuộc thi năm nay trị giá 380 triệu đồng, đó là chưa kể các giải thưởng chuyên, quà tặng của các doanh nghiệp HVNCLC.

Nhóm:

– 1 giải nhất: 70.000.000đ/giải
– 1 giải nhì: 30.000.000đ/giải
– 1 giải ba: 20.000.000đ/giải
– 1 giải khuyến khích: 15.000.000đ/giải

Cá nhân:

– 1 giải nhất: 60.000.000đ/giải
– 2 giải nhì: 30.000.000đ/giải
– 2 giải ba: 15.000.000đ/giải
– 3 giải khuyến khích: 10.000.000đ/giải

Ý tưởng:

– 1 giải nhất: 20.000.000đ/giải
– 1 giải nhì: 15.000.000đ/giải
– 2 giải ba: 10.000.000đ/giải
– 2 giải khuyến khích: 5.000.000đ/giải

Thông tin liên hệ

– HỘI DOANH NGHIỆP HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO

– Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh & Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA

– Địa chỉ:60/2 Lý Chính Thắng, P.8, Q.3, HCM

– Mr.Anh Tuấn (Phòng Truyền Thông; Email: anhtuan@bsa.org.vn ; ĐT:
0908850747

– Hoặc Mr. Trần Quỳnh (Phòng Truyền Thông); Email: tranquynh@bsa.org. vn; ĐT:
0985.434.077

– Website: www.bsa.org.vn – Website: www.sangtaokhoinghiep.vn


Danh sách các dự án tham gia vòng bán kết 1 tại Bến Tre

1 – Sản xuất và dịch vụ Robot phục vụ nông nghiệp – Trần Trung Hiếu – An Giang

2 – Thuốc diệt côn trùng từ thiên nhiên – Nguyễn Trọng Lấm – An Giang

3 – Mô hình trồng dưa lưới và rau thủy canh bằng đèn LED – Nguyễn Thị Diệu Thu – An Giang

4 – Nông trại sản xuất, thương mại nông sản theo hướng sinh học, nông trại Ếch ộp – Trương Thành Đạt – An Giang

5 – Mô hình sản xuất và chăn nuôi lươn Nguyễn Hoàng Minh – An Giang

6 – Bánh kẹp Ngọc Phượng Nguyễn Thị Ngọc Phượng – An Giang

7 – Sản phẩm chế biến từ quả chôm chôm Java Trần Thị Thu Hồng – Bến Tre

8 – Xây dựng chuỗi cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm sạch từ dừa và thiên nhiên Nguyễn Thị Ngọc Như – Bến Tre

9 – Phát triển hệ thống nuôi tôm thông minh cho vùng nuôi Thạnh Phú Đào Phước Xoàn – Bến Tre

10 – Trà gạo lức lá dứa gừng Nguyễn Văn Cường – Bến Tre

11 – Bào tử nấm linh chi Lão Cười Quảng Thị Trúc Quyên – Bến Tre

12 – Chậu gáo dừa trồng lan và hoa cảnh treo Nguyễn Thị Hồng – Bến Tre

13 – Du lịch phát triển tài nguyên bản địa – Dự án C2T Võ Văn Phong – Bến Tre

14 – Xuất khẩu sản phẩm trái dừa Nguyễn Quang Đăng – Bến Tre

15 – SX tinh dầu dừa theo pp ủ lên men kết hợp tinh dầu bưởi Hứa Nhã Quyên – Bến Tre

16 – Bảo tồn nhân rộng phát triển thương mại hóa Sa Sâm Việt tại tỉnh Bến – Tre Phù Tường Nguyên Dũng Bến Tre

17 – Thiết bị tự động lọc nước ao, hồ, sông thành nước sinh hoạt bằng năng lượng xanh Hồ Văn Tuấn -Hậu Giang

18 – Mứt thốt nốt Nguyễn Hồ Trấn Phong -An Giang 

19 – Chăn nuôi bồ câu lấy thịt Nguyễn Thị Hồng Liên  -Bến Tre 

20 – Trồng dừa dứa xen cỏ nuôi bò và cây có múi Võ Thị Phương – Bến Tre 

21 – Kết hợp nuôi chim trĩ xanh và trồng bầu hồ lô bằng công nghệ xử lý phân nhờ vi khuẩn hiếu khí Lê Thị Quế Trinh – Bến Tre

22 – Du lịch di sản Nguyễn Minh Ngọc – Bến Tre

23 – Kinh doanh máy sản xuất các loại khô Trương Anh Khoa – Trà Vinh

24 – Nguồn năng lượng (áp dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng) Nguyễn Lưu Vinh – An Giang

25 – Khô cá lóc, cá chốt cơ sở Ba Khía Dương Thị Hồng Chuyên/Nguyễn Lê Cẩm Tú Đồng Tháp

26 – Dược liệu Thiên Ân – Trồng và kinh doanh cây Sâm Đại Hành tại vùng 7 Núi An Giang Diệp Thanh Huy/Quách Yến Phương – An Giang

27 – Sản xuất và kinh doanh chậu gỗ trồng cây Chậu gỗ Mộc Lan – Lê Văn Tấn/Nguyễn Bỉnh Khiêm/Đinh Quốc Tính – An Giang

28 – SX dưa lưới trong nhà màng theo tiêu chuẩn Vietgap Trần Thế Hiển/Lê Đình Huy – An Giang

29 – Phát triển tổ hợp tác chăn nuôi thỏ Cao Thanh Hùng/Lê Hoàng Tuấn -Bến Tre

30 – Sản xuất và kinh doanh chuỗi sản phẩm hỗ trợ sức khỏe từ bưởi da xanh Bến Tre Huỳnh Thanh Nhàn/Nguyễn Thị Thanh Thảo – Bến Tre

31 – Sản xuất đồ chơi giáo dục thông minh cho trẻ em bằng “Gỗ Dừa” Huỳnh Thị ồng/Lên Văn Thuận/Phan Khan Kiều – Bến Tre

32 – Nón xơ dừa Nguyễn Phúc Sang/Võ Hoàng Dung/Huỳnh Thiện Khang/Nguyễn Hửu Cảnh – Bến Tre

33 – Sản phẩm lưu niệm, vật dụng từ lá Đinh Kim Ngân/Đinh Kim Duyên/Trần Thanh Duy – Bến Tre

34 – Phát triển TT & đa dạng hóa sản phẩm Năn bộp tạo thương hiệu cho quê hương Sóc Trăng -Nguyễn Ngọc Ngân/Trần Văn Triển – Sóc Trăng

35 – Dự án kinh doanh sản xuất nhang muỗi an toàn thân thiện với môi trường Nguyễn Gia Khánh/Nguyễn Thị Ái Trân – An Giang

36 – Ứng dụng công nghệ 4.0 vào khởi nghiệp Trần Phú Hải Lý/Nguyễn Tuấn Vũ/Tăng Khánh Tường – An Giang

37 – Nuôi hàu thương phẩm trên giá thể gáo dừa Lê Hoài Phong/Lê Thị Hoài Thương/Trần Bá Phúc – Bến Tre

38 – Hệ thống cung cấp nước sạch sử dụng màng sinh học phục vụ sinh hoạt, chăn nuôi & tưới tiêu – Nguyễn Sơn Tùng/Trần Ngọc Phương Uyên/Nguyễn An Suyên -Bến Tre

39 – Sản xuất & đưa sản phẩm trái quách đến người tiêu dùng  Nguyễn Thành Gia/Diệp Phước Trung – Trà Vinh

40 – Gối thảo dược Gia Long Tống Phước Pháp/Trương Văn Be -Trà Vinh 

41 – Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau, quả trong nhà màng theo tiêu chuẩn VietGAP – Hồ Thị Yến Vi/Đặng Đức Xuân/Trương Ngọc Diệp – An Giang

BSA