Vượt qua 32 dự án khác, 2 dự án “Gà nướng Chẩm chéo” của Sơn La và “Du lịch C2T” của Bến Tre đã giành giải nhất nhóm và nhất cá nhân cuộc thi Dự án khởi nghiệp nông nghiệp lần 4, vừa công bố vào chiều 28/10 tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM.
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, giàu cảm xúc, cuộc thi Dự án khởi nghiệp nông nghiệp lần 4, do Trung tâm BSA và các đối tác chiến lược tổ chức đã khép lại tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM vào chiều 28/10/2018.
Kết quả chung cuộc:
I – Giải nhóm
Giải nhất: “Phát triển thị trường cho sản phẩm gà nướng & chẩm chéo của đồng bào dân tộc Thái – Tây Bắc” của Đặng Thị Huyền Mi, Sơn La
Giải nhì: “Xây dựng nhà truyền thống dân tộc Hmông – Hòa Bình và Khôi phục ngành nghề truyền thống dệt thổ cẩm, vẽ sáp ong” của Sùng Y Xía, Hòa Bình
Giải ba: “Nón xơ dừa” của Nguyễn Phúc Sang, Bến Tre
Giải khuyến khích:
1 – “Sản phẩm lưu niệm, vật dụng từ lá” của Đinh Kim Ngân, Bến Tre
2 – “Farmstay – Nông nghiệp bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu sổ Đồng Văn – Hà Giang” của Lưu Thị Hòa, Hà Giang
3 – “Bánh hỏi VN – Thực phẩm tiện dụng” của Mật Bích Khuầy, Đồng Tháp
II – Giải cá nhân:
Giải nhất: “Du lịch phát triển tài nguyên bản địa – Dự án C2T” của Võ Văn Phong, Bến Tre
Giải nhì:
1 – “Bảo tồn nhân rộng phát triển thương mại hóa Sa Sâm Việt tại tỉnh Bến Tre” của Phù Tường Nguyên Dũng, Bến Tre
2 – “Trái cây cuộn nhãn hiệu Tư Bông” của Nguyễn Thị Các Thủy, Đồng Tháp
Giải ba:
1 – “Sản xuất và chế biến các sản phẩm từ củ ấu” của Nguyễn Anh Thy, Đồng Tháp
2 – “Kora Group – Thực phẩm dược liệu bản địa” của Bền Chí Thịnh, Kon Tum
Giải khuyến khích:
1 – “Chậu gáo dừa trồng lan và hoa cảnh treo” của Nguyễn Thị Hồng Yến, Bến Tre
2 – “Chăn nuôi gà ta thả đồi gắn với chuỗi giá trị sản phẩm” của Phan Văn Tuân, Bắc Kạn
3 – “Kinh doanh táo sấy du lịch, sử dụng máy sấy tiết kiệm điện nhờ tận dụng năng lượng mặt trời” của Lê Thị Nhã Trang, Ninh Thuận
Ngoài ra, còn có:
– 12 dự án được Công ty Cổ phần Vinamit và Công ty Cổ phần Cơ điện Tân Hoàn Cầu tặng suất học bổng nước ngoài về khởi sự kinh doanh.
– 8 dự án của thanh niên dân tộc thiểu số nhận học bổng trọn gói “Khát vọng khởi nghiệp bừng sáng bản làng” của Ủy ban dân tộc.
Mời độc giả xem thêm clip về các mô hình khởi nghiệp xanh tại đây !
Nhiều màu sắc, tiềm năng và đột phá
Theo đánh giá của các giám khảo, so với các vòng bán kết, những dự án thi chung kết đã có sự tiến bộ rõ rệt trong cách trình bày, xác định tốt các mục tiêu cũng như hướng phát triển. Thậm chí có những dự án đã có sự lột xác hoan toàn so với vòng thi trước như dự án “Bảo tồn và phát triển sa sâm Việt” của Phù Tường Nguyên Dũng, Bến Tre hay các dự án đến từ khi vực phía Bắc cũng đã có được cách trình bày khá tốt. Cách định hình hay kế hoạch tài chính đã được phân tích và cân đối khá chi tiết, phù hợp với từng dự án.
Trong khi đó, giám khảo Nguyễn Lâm Viên – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Cổ phần Vinamit thay mặt Hội đồng giám khảo nhận xét rằng:
“Vòng chung kết có nhiều màu sắc, có nhiều thí sinh của nhiều dân tộc anh em cùng tham dự. Các dự án tham dự đều có tiềm năng, có tính đột phá. Trong tất cả các dự án đều mang tính kết nối với cộng đồng, trong đó vừa sản xuất, vừa lồng ghép vào các lĩnh vực như du lịch.
Khát vọng của các thí sinh đã truyền được cảm hứng, cảm xúc cho ban giám khảo, cho những thí sinh tham gia. Điều đó tạo nên sự hứng thú khiến ban giám khảo chọn đầu tư cho nhiều dự án tại cuộc thi năm nay.
Những người đi trước như chúng tôi rất cần có những người trẻ có tâm huyết với nông sản sạch, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng để kết nối, hợp tác.
Hi vọng rằng chúng tôi tiếp tục được kết nối với các chủ dự án, để hỗ trợ những bạn luôn nỗ lực và quyết tâm để thành công, cùng trở thành những doanh nông tương lai của đất nước.”
Các dự án nhận giải khuyến khích (cá nhân)
Anh Tuấn – BSA