Từ 5/1/2019 đến 11/1/2019
Câu chuyện tuần này: Có ai chết vì nước mắm truyền thống đâu, sao cứ hăm he tiêu diệt?
Những tranh cãi gần đây liên quan đến nước mắm truyền thống. Suy cho cùng, bản chất như nhau: cùng là sản phẩm truyền thống, được sử dụng từ rất lâu và cùng quan ngại về an toàn thực phẩm. Nghĩ kỹ một chút sẽ thấy người ta đâu có ăn nước mắm truyền thống nhiều như người phương Tây ăn phô mai, sữa, trứng và lúa mì? Từ trước tới giờ cũng chưa có tài liệu khoa học dẫn chứng việc chết hay ngộ độc do ăn nước mắm nhỉ!
Đó là chỉ tính nước mắm ăn sống thôi, còn nước mắm kho và nước mắm pha lại không lo, vì đã bị làm loãng rồi. FDA cũng chỉ cấm nhập khẩu chứ không cấm sản xuất trong nước, mấy thứ liên quan đến văn hoá ẩm thực truyền thống đâu muốn nói cấm là cấm! Hơn nữa, những mối nguy an toàn thực phẩm trong nước mắm truyền thống như báo chí đưa tin gần đây là mối nguy gắn liền với loài cá, có phải nhà sản xuất cố tình đưa vô đâu?
Vì vậy, nếu dùng cái gọi là “khoa học” để soi rọi nước mắm truyền thống như cách gần đây mà một số tờ báo đưa tin, tôi nghĩ, chắc thế giới phải “dẹp tiệm” mấy món phô mai, cá nóc, trứng…, vì chúng “quá lâu, quá nhiều và quá nguy hiểm! Một mảnh sự thật đôi khi là sự dối trá nếu người đưa thông tin sử dụng chúng vì mục đích tư lợi.
Hãy bảo vệ và hỗ trợ họ để vừa giữ được bản sắc riêng, vừa phù hợp với xu thế thời đại trong “cơn sóng thần hội nhập”, thật cần thiết lắm thay. >> Xem chi tiết tại đây
-Lễ công bố HVNCLC 2019: Số hóa – Chuẩn hóa – Chinh phục thị trường:
Lễ công bố HVNCLC 2019 là sự kiện quan trọng và được chờ đợi nhất trong năm của các Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC).
Với chủ đề: SỐ HÓA – CHUẨN HÓA – CHINH PHỤC THỊ TRƯỜNG, sự kiện 2019, bên cạnh Lễ TÔN VINH DOANH NGHIỆP VIỆT – HÀNG VIỆT – TRAO CHỨNG NHẬN HVNCLC – TRI ÂN NGƯỜI TIÊU DÙNG là chuỗi hoạt động triển lãm, hội thảo, chia sẻ, giao lưu, kết nối…
22 năm hình thành, đồng hành và phát triển, chương trình HVNCLC luôn giữ được vị thế trong cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng, tạo động lực mạnh mẽ cho sản xuất, phân phối, kinh doanh, gia tăng giá trị hàng hóa… rồi mạnh dạn bước ra thế giới với chương trình: HVNCLC – Chuẩn hội nhập.
>> HÃY ĐẾN VỚI LỄ CÔNG BỐ HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO 2019
-Cập nhật danh sách doanh nghiệp đã nộp hồ sơ thông tin DN HVNCLC 2019: Như chúng tôi đã thông tin, cuộc điều tra bình chọn (thường niên) Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao (HVNCLC) đã có kết quả sơ bộ với 726 doanh nghiệp được người tiêu dùng bình chọn HVNCLC 2019. Theo quy định, doanh nghiệp cần hoàn tất hồ sơ theo mẫu để cung cấp đầy đủ và chính xác nhất thông tin hiện trạng hoạt động của doanh nghiệp. Đề nghị quý Doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ thông tin và gửi về cho chúng tôi trễ nhất 22h00 ngày 15/01/2019.
Tính đến nay, BTC đã nhận được hồ sơ của các doanh nghiệp sau đây: Danh sách doanh nghiệp đã nộp hồ sơ thông tin DN HVNCLC 2019
A – NHẬT KÝ HÀNG VIỆT
-5 thương hiệu ‘đắt giá’ nhất Việt Nam có giá trị hơn 8,1 tỉ USD: Viettel tiếp tục là thương hiệu đứng số 1 về giá trị, với mức định giá hơn 2,8 tỉ USD, tăng 16% so với năm 2017
-Đại siêu thị Co.opXtra thứ 2 tại quận Thủ Đức sắp khai trương: Nằm ngay mặt tiền tuyến đường vành đai số 1, nối sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đến ngã tư Linh Xuân, đại siêu thị Co.opXtra Phạm Văn Đồng hứa hẹn là điểm mua sắm lý tưởng tại quận Thủ Đức và khu vực lân cận.
-Biến dưa leo, khoai lang, su hào… thành kiểng chưng Tết: Nông dân Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) đã tận dụng lợi thế về nông nghiệp công nghệ cao để biến những loại nông sản phổ biến thành cây kiểng chưng Tết, thu lợi nhuận tốt và nâng giá trị nông sản.
-Bưởi Diễn vừa xuất hiện ở miền Tây, nhiều người liền bỏ bạc triệu “săn” đón: Mấy ngày qua, khách hàng tìm đến làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) để “săn” mua bưởi Diễn kiểng trĩu quả, màu vàng óng, chỉ xuất hiện ở miền Bắc.
-Quà tết organic: Với lợi thế sạch, an toàn, không dư lượng hóa chất độc hại, giỏ quà làm từ các loại thực phẩm hữu cơ được nhiều người lựa chọn trong mùa tết năm nay để dùng hoặc đem tặng.
-‘Hát xẩm’ những giấc mơ! Không mơ được những giấc mơ lớn và đẹp như họ, tôi chọn cho mình cách “hát xẩm” những giấc mơ của họ cho đời!
-Dân “khóc thét” vì hành lá ở Phú Quốc 150.000 đồng/kg: Các chuyến tàu phà từ Phú Quốc đi Rạch Giá, Phú Quốc đi Hà Tiên và ngược lại đang tạm ngưng hoạt động nhiều ngày qua khiến thị trường rau, củ quả tươi tại đảo Phú Quốc (Kiên Giang) tăng “chóng mặt”.
-Nutifood bắt tay Asahi lập liên doanh Công ty NutiFood vừa cùng Tập đoàn Asahi lập liên doanh đưa các sản phẩm dinh dưỡng trẻ em chuẩn Nhật Bản vào thị trường Việt Nam.
-Tập đoàn TTC xuất khẩu lô mật rỉ “khủng” sang Úc: Tuần này, lô hàng mật rỉ (phụ phẩm ngành Mía đường) đầu tiên từ Việt Nam do Tập đoàn TTC là chủ đã cập cảng Brisbane để phân phát cho nông dân tại Queensland (Úc) – nơi đang phải vật lộn với điều kiện hạn hán.
-4 hãng hàng không Việt Nam chậm, hủy hơn 40 nghìn chuyến bay năm 2018: Vietnam Airlines dẫn đầu tổng số chuyến bay đúng giờ trong năm với 114.446 chuyến…
-Hàng Việt đối mặt các vụ kiện: Hội nhập sâu rộng trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ thương mại trỗi dậy khiến hàng hóa Việt đối mặt nhiều hơn với các vụ kiện
B – CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
-Mứt Tết Trung Quốc giá cực rẻ, đội lốt ‘nhà làm’ tràn ngập thị trường: Hiện thị trường đang tràn lan những loại mứt gắn mác “nhà làm”, chỉ từ 30.000 đồng/kg hoặc hộp gồm hơn chục loại với giá rẻ bèo để dùng trong những ngày Tết.
-Hoa quả sấy nhập khẩu tràn ngập chợ tết: Nhiều loại hạt, trái cây sấy ngoại nhập, phục vụ nhu cầu ngày tết lại đổ về bán ngập chợ sỉ với giá rẻ đến khó tin.
-Cám cảnh chợ tết Việt ngập mứt, quả sấy Trung Quốc: Bất chấp tâm lý lo ngại của người tiêu dùng, hàng trăm loại mứt bánh, trái cây sấy khô, hạt từ Trung Quốc lại “tung hoành” chợ tết Việt.
-Cảnh báo nông dân không trồng giống sầu riêng lạ: Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước – cho hay vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương cảnh báo người nông dân trên địa bàn tỉnh không trồng giống sầu riêng Musang King, do chưa có cơ quan thẩm quyền cấp.
-Cận Tết Nguyên đán, xe tay ga Honda lại loạn giá: Càng sát Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, nhu cầu mua xe của người dân càng tăng cao.
-‘Cháy’ vé tàu xe tết: Còn gần 1 tháng nữa là đến Tết âm lịch, người lao động đang phải “đau đầu” vì tình trạng khan vé tàu xe, giá “đội” lên gấp nhiều lần.
-Sân bay Tân Sơn Nhất lập kỉ lục: 900 lượt chuyến bay/ngày dịp tết: Hãng Vietnam Airlines khai thác trong thời gian từ ngày 25-1 đến 15-2 (tức ngày 20-12 đến 11-1 âm lịch) tăng 1.956 chuyến bay, đạt khoảng 650.000 lượt khách nội địa, trung bình tăng 40% so với thường lệ.
-Sắp xuất hiện khu ăn uống rừng nước mặn có máy lạnh ở Thủ Đức: Tên chính thức của khu ẩm thực được chờ đợi này là “Asiana Food Town” thuộc trung tâm thương mại Sense City nằm ở số 240-242 Phạm Văn Đồng, P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM.
-Nhiều khách chuyển hướng du lịch nước ngoài dịp Tết: Đài Loan siết chính sách ưu đãi visa, Nhật Bản áp dụng mức thuế du lịch mới, đoàn du khách đi Ai Cập gặp nạn… khiến lượng khách đăng ký tour Tết nguyên đán ở các công ty du lịch có sự thay đổi đáng kể
-Khách du lịch tăng nhanh, Đà Lạt thiếu khách sạn: Mặc dù đón lượng khách kỷ lục nhưng số lượng khách sạn hiện hữu tại Đà Lạt lại không bằng một góc nhỏ của Đà Nẵng hay Nha Trang…
-Bầu Kiên đã thoái hết vốn tại VietBank Trong gia đình bầu Kiên, hiện chỉ còn vợ ông là bà Đặng Ngọc Lan nắm nhiều cổ phiếu VietBank nhất, chiếm 4,6% vốn của ngân hàng.
-Đại gia Dương Ngọc Minh xin khất nợ ngân hàng trong 8 năm Phía kiểm toán cho biết Hùng Vương đang xin Vietcombank giãn thời hạn thanh toán khoản vay 620 tỷ đồng trong 8 năm.
-Ông lớn’ ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất cho vay Một lần nữa, tuyên bố giảm lãi suất cho vay được Chủ tịch Agribank, Vietcombank cùng đưa ra ngay tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành.
-Tràn lan “tín dụng đen”, 170 vụ lừa đảo lãi suất cao vỡ nợ nghìn tỷ Có khoảng 170 vụ lừa đảo, lạm dụng liên quan đến việc huy động vốn với lãi suất cao, với số tiền chiếm đoạt lên đến hàng nghìn tỷ đồng khiến vỡ nợ dây chuyền…
-Hơn 25 triệu thẻ ATM phải chuyển sang thẻ chip vào cuối năm nay: Đến cuối năm 2019, hơn 25 triệu thẻ ATM sẽ phải hoàn tất việc chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip với công nghệ bảo mật, an toàn hơn.
-Làm giàu từ những giống xoài mới: Nhờ mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các giống xoài mới, cuộc sống của nhiều hộ dân ở cù lao Giêng (H.Chợ Mới, An Giang) trở nên khá giả
-Cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường bán lẻ: Sự cạnh tranh giữa kênh truyền thống và hiện đại, cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, cạnh tranh giữa bán hàng trực tiếp và online…
-Xuất khẩu gạo đạt trên 3 tỷ USD: Xuất khẩu gạo năm 2018 đạt trên 3 tỷ USD, giá trung bình 502 USD/tấn. Tỷ trọng gạo xuất khẩu chất lượng cao đã tăng tới 80%.
-Ca cao thắng lớn trên thị trường năm 2018: Nhìn lại một năm đầy biến động với phần lớn các loại tài sản chìm vào màu đỏ, cổ phiếu kỳ hạn của ca cao lại là thứ ngọt ngào.
-Gạo ngon dễ bán, gạo dở ế rề: Dù có nhận định khác nhau, nhưng hầu hết giới doanh thương lúa gạo đều cho rằng năm 2019 là khởi đầu chu kỳ tăng giá.
-VASEP: Cá tra bị cạnh tranh gay gắt tại EU: Nhập khẩu cá thịt trắng của nhiều thị trường tại Liên minh châu Âu có xu hướng tăng nhưng sản phẩm cá tra của Việt Nam lại đang bị cạnh tranh gay gắt bởi nhiều loại cá thịt trắng khác.
-Cuộc chiến trái cây trong nước và trái cây nhập khẩu: Tính đến tháng 11/2018, cả nước đã chi 1,6 tỷ USD để nhập khẩu trái cây, vượt cả năm 2017 (1,5 tỷ USD). Trong đó, nhiều nhất vẫn là trái cây nhập từ Thái Lan với 722 triệu USD, Trung Quốc 226 triệu USD, Hoa Kỳ 80 triệu USD…
C – HỘI NHẬP
-Yeah1 mua lại công ty ScaleLab của Mỹ: Chiều 10-1, đại diện Tập đoàn Yeah1 cho biết đã hoàn tất thương vụ mua lại 100% cổ phần của các cổ đông Công ty ScaleLab LLC (ScaleLab) có trụ sở tại Mỹ.
-Thị trường hữu cơ không thể phát triển nhanh dù có nhiều tiền: Dù các con số thống kê về thị trường thực phẩm hữu cơ (organic) đầy lạc quan, các doanh nghiệp trong ngành vẫn thận trọng đánh giá tăng trưởng trong lĩnh vực này vẫn rất chậm.
-Làm nông sản sạch, đam mê thôi chưa đủ: Để có được những sản phẩm hữu cơ, những người làm ra nó không chỉ có đam mê… mà phải có kiến thức, chịu khó lăn lộn…
-Sản phẩm tốt cần gì xuất khẩu: Năm 2018, báo TGTT từng viết khá nhiều gương mặt làm nông nghiệp có tiêu chuẩn rõ ràng. Nay nhìn lại, hầu hết đều đang gặt hái thành công.
-Đã có tài liệu hướng dẫn đầu tiên cho doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài Tháng 11/2018, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam mới được cấp đã tăng thêm 357,5 triệu USD…
-Truy xuất nguồn gốc để ngăn gỗ bất hợp pháp: Chiều 7/1, Bộ NN&PTNT và Liên minh Châu Âu (EU) đã họp báo về việc hướng tới phê duyệt Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi Luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản giữa Việt Nam và EU.
-Đo mức độ hài lòng của doanh nghiệp qua gần 500 tỷ USD giao thương: Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới thì thứ hạng của chỉ số thương mại qua biên giới của Việt Nam không thay đổi so với báo cáo 2018, tụt 6 bậc so với báo cáo 2017…
-Bầu Chủ tịch nước, thông qua CPTPP nằm trong 7 sự kiện nổi bật Quốc hội 2018: Cổng thông tin điện tử Quốc hội vừa điểm lại những sự kiện nổi bật của Quốc hội năm qua…
-Thư ký Bộ trưởng được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại: Ông Lê Triệu Dũng vừa được Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm là Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại…
-Thủ tướng nêu hàng loạt giải pháp đột phá phát triển du lịch Việt Nam: Các chính sách về đầu tư, thuế, thủ tục về thị thực nhập cảnh là một nội dung được Thủ tướng đề cập…
-Báo Hong Kong lo vịnh Hạ Long quá tải khi có sân bay Vân Đồn: Nhà báo Mercedes Hutton của tờ SCMP nhận định việc sân bay Vân Đồn cùng nhiều công trình hạ tầng khác đi vào hoạt động có thể khiến khách du lịch đến Hạ Long tăng nhanh và quá tải.
-Mỹ, Trung Quốc công bố kết quả đàm phán thương mại Bộ Thương mại Trung Quốc nhận định cuộc đàm phán đã đặt nền tảng cho hai bên giải quyết các mối quan tâm.
-Phó chủ tịch Trung Quốc kêu gọi hợp tác với Mỹ sâu sắc hơn Ông Vương Kỳ Sơn nói rằng, Mỹ – Trung cần tiếp tục tìm kiếm, mở rộng lợi ích hai bên và hợp tác sâu sắc hơn.
-Ai hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại của Trump?: Bài viết của Koichi Hamada, Cố vấn Kinh tế Đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, là Giáo sư Danh dự về Kinh tế tại Đại học Yale và Đại học Tokyo.
-Suy giảm kinh tế Trung Quốc đang ảnh hưởng toàn bộ châu Á: Trung Quốc sẽ tiếp tục định hình triển vọng kinh tế của châu Á trong năm 2019, khi nền kinh tế lớn nhất khu vực đối mặt với nhiều thách thức nội tại lẫn bên ngoài, bao gồm căng thẳng thương mại với Mỹ, Nikkei dẫn dự báo của các nhà kinh tế cho biết.
-Mỹ kiểm soát chặt đầu tư công nghệ, nguồn tiền Trung Quốc bị chững lại: Các chính sách mới của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm kiểm soát sự tiếp cận của Trung Quốc đối với ngành công nghệ của Mỹ đã ngăn chặn nguồn đầu tư của Trung Quốc vào các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ.
-Sự bí mật đáng ngờ của Trung Quốc và Nga: Một cách làm gần đây được cả Trung Quốc và Nga sử dụng là cho vay và trả nợ bằng xuất khẩu trong tương lai
-Đông Nam Á được khuyên thận trọng khi đàm phán ‘Vành đai và Con đường’: 73% người tham gia cuộc khảo sát cho rằng Trung Quốc có ảnh hưởng kinh tế lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á.
– ‘Nhẹ dạ’ nhưng đừng ‘cả tin’! Hồi năm 1985, cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (gọi tắt là FDA) ban hành quy định: tất cả các loại phô mai nhập khẩu vào Mỹ phải được thanh trùng hoặc già hơn 60 ngày.
-Ngoại giao nên dùng tiếng Anh hay tiếng Pháp?: Trong dịp EU và Nga có cuộc đàm phán quan trọng tại Moskva, bộ trưởng Ngoại giao Pháp Bernard Kouchner thừa nhận: do việc phiên dịch tiếng Pháp có vấn đề nên cuộc xung đột Nga-Gruzia đã bị kéo dài.
-Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore có hộ chiếu quyền lực nhất thế giới: Henley Passport Index vừa công bố danh sách những cuốn hộ chiếu quyền lực nhất năm 2019.
-Brexit: 1.000 tỷ USD đã rời khỏi nước Anh: Brexit vẫn chưa diễn ra, nhưng quy mô ngành dịch vụ tài chính tại Anh đã co lại. Các ngân hàng và công ty tài chính đã chuyển ít nhất 800 tỷ bảng (1.000 tỷ USD) tài sản ra khỏi Anh, theo báo cáo công bố hôm qua của EY.
-EU đánh thuế mạnh thép nhập khẩu quá hạn ngạch: Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết Ủy ban châu Âu (EC) đã thông báo với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về quyết định áp mức thuế 25% đối với thép nhập khẩu vượt quá hạn ngạch vào Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 2/2 tới.
-Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu: Nền kinh tế toàn cầu có thể chỉ đạt mức tăng trưởng 2,9% trong năm nay so với mức tăng 3% trong năm 2018, do căng thẳng thương mại gia tăng và thương mại quốc tế suy yếu – Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo.
-Cô bé Hong Kong 13 tuổi sáng lập công ty công nghệ Là nhà sáng lập kiêm CEO của MinorMynas, cô bé Hillary Yip là một trong những doanh nhất trẻ nhất tại Hong Kong.
-Startup về dịch vụ làm đẹp gọi vốn thành công 1 triệu USD: WeFit, startup trong lĩnh vực công nghệ về phong cách sống, vừa công bố đã gọi vốn thành công 1 triệu USD cho vòng đầu tư pre-series A tiếp theo từ các quỹ đầu tư CyberAgent Capital và một số quỹ đầu tư thiên thần khác.
-Nhiều startup tỷ đôla có thể gặp khó khi lên sàn năm 2019: Những lo lắng trên phố Wall thời gian gần đây có thể là điềm báo chẳng lành với các startup đang được định giá cao dự kiến niêm yết trong năm nay.
-Sáu xu hướng công nghệ ở CES 2019 sẽ làm thay đổi thế giới: Ngày 8/1, Triển lãm Điện tử Tiêu dùng lớn nhất thế giới (CES) 2019 đã chính thức khai mạc tại Las Vegas, Mỹ.
-Thế giới mua hơn 4.000 siêu xe ‘triệu đô’ Rolls-Royce năm 2018: Rolls-Royce Motor Cars, nhà sản xuất xe hơi siêu sang xuất xứ ở Anh, hôm 10-1 công bố doanh số bán xe khủng trong năm 2018.
D – DOANH NGHIỆP & NHÀ NƯỚC
– Chia cả nước thành 7 vùng, Long An và Tiền Giang thuộc Đông Nam bộ: Dựa trên bốn phương án nghiên cứu phân vùng tập trung, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất phân thành 7 vùng thay vì 6 vùng như hiện nay
– Sau ông Trần Bắc Hà, một loạt lãnh đạo BIDV bị khởi tố: Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra quyết định khởi tố loạt bị can là cựu cán bộ của BIDV
-Khởi tố Phó tổng giám đốc PVEP Vũ Thị Ngọc Lan: Bà Vũ Thị Ngọc Lan – Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) đã bị khởi tố …
-Định danh 300 hành vi gây phiền hà, tiêu cực của cán bộ hải quan: Ngành hải quan đã định danh, định dạng 300 hành vi gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực để làm cơ sở giám sát cán bộ, công chức trong nội bộ …
– Bộ Công thương: Thanh tra hàng trăm doanh nghiệp là ‘hoạt động bình thường’: Ngày 23 – 11 – 2018, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã ký quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra năm 2019 đối với 272 đơn vị, đa phần là các doanh nghiệp.
-VCCI: DN phải ‘lót tay’ nhiều khi kiểm tra chuyên ngành tại Bộ Công Thương: Gần 51% doanh nghiệp tham gia khảo sát nói phải trả phí ngoài khi làm thủ tục kiểm tra chuyên ngành với Bộ Công Thương.
– Nếu mỗi container phải bôi trơn 1 triệu, doanh nghiệp chết: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói tại Hội nghị ngành tài chính ngày 9-1.
-Vietlott nộp ngân sách 1.200 tỷ đồng năm 2018, tăng 10% so với 2017: Vietlott cho hay trong năm 2018, công ty đã đạt doanh thu gần 3.900 tỷ đồng, nộp ngân sách các địa phương 1.200 tỷ đồng trong năm 2018.
-Bộ Tài chính: Nợ công năm 2018 xuống dưới 61% GDP: So với tỷ lệ nợ công trước đó vào cuối năm 2017, nợ công/GDP đến cuối năm nay đã giảm hơn 0,3 điểm %. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp tỷ lệ nợ công trên GDP giảm.
– Cục Thuế TP HCM xin chỉ đạo việc truy thu thuế Sabeco, Unilever Lãnh đạo ngành thuế TP HCM cho biết việc truy thu thuế của Sabeco, Unilever là “ngoài tầm” của địa phương.
-Kinh tế phi chính thức đã vào tầm ngắm chống thất thu thuế: Thông tin từ văn bản Thủ tướng trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hồng Hà…
– HoREA đề xuất thu thêm tiền dự án của Novaland Trường hợp 7 khu đất của Novaland vừa bị tạm dừng chuyển mục đích sử dụng, Hiệp hội bất động sản kiến nghị thu thêm tiền nếu trước đây được giao giá thấp.
-Từ 1/3/2019 Hải Dương có thêm thành phố Chí Linh: Thành phố Chí Linh được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của thị xã Chí Linh…
-Bộ Nông nghiệp sẽ cắt giảm 2,5% biên chế trong năm 2019: Hiện Bộ Nông nghiệp có khoảng trên 2.000 biên chế hành chính. Việc cắt giảm 2,5% biên chế sẽ tương đương với việc giảm khoảng 50 biên chế…
-Thưởng Tết ở Hải Phòng có nơi chỉ 50.000 đồng
Nhóm thông tin hội nhập
Theo BSA