Nhóm tin về ngành bán lẻ – thương mại điện tử
1.    Kinh doanh quảng cáo trở thành cỗ máy kiếm tiền tiếp theo của Walmart
Thương vụ sáp nhập giữa “gã khổng lồ” Walmart và nhà sản xuất TV thông minh Vizio đã thu hút sự chú ý của giới đầu tư đến một dòng doanh thu mới có thể giúp cải thiện lợi nhuận cho các nhà bán lẻ. Trên thực tế, thương vụ trên xoay quanh tham vọng của Walmart đối với hoạt động quảng cáo bên ngoài hệ thống cửa hàng và website của “ông lớn” này. Và Walmart còn mua lại Vizio trong bối cảnh truyền thông bán lẻ được dự đoán sẽ chiếm hơn 20% tổng chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số của các doanh nghiệp trong năm nay, tăng từ mức khoảng 15% thời điểm 5 năm trước, theo công ty nghiên cứu thị trường Insider Intelligence.
Walmart đã công khai tăng cường phát triển mảng kinh doanh quảng cáo của mình kể từ đầu năm 2022, và đặt tên cho kế hoạch này là “Walmart Connect”. Doanh thu quảng cáo của Walmart Connect đã tăng 28% trong năm 2023 lên 3,4 tỷ USD. Dù con số này chỉ chiếm chưa đến 1% doanh thu của Walmart, nhưng tỷ suất lợi nhuận cao thể hiện tiềm năng sinh lợi tốt của mảng quảng cáo này. Các nhà bán lẻ như Walmart có thể tận dụng dữ liệu thu thập được về thói quen mua hàng trực tuyến và tại cửa hàng của người tiêu dùng. Điều này giúp cho dịch vụ quảng cáo mà họ cung cấp nhắm đúng đối tượng khách hàng hơn.
Nguồn: https://bnews.vn/co-may-kiem-tien-tiep-theo-cua-cac-nha-ban-le/327079.html
2.    Bán hàng online bùng nổ nhưng chưa thể thay thế kênh truyền thống
Dù thương mại điện tử đang bứt tốc mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp vẫn chú trọng phát triển kênh phân phối truyền thống và cho rằng đây mới là xu hướng bền vững. Theo báo cáo “Shoppertainment 2024 79% người tham gia khảo sát cho biết họ được truyền cảm hứng mua sắm bởi nội dung xoay quanh giá trị và chất lượng sản phẩm hơn là các ưu đãi giảm giá.
Khảo sát của Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao cũng cho thấy tính chung toàn thị trường, các kênh bán lẻ truyền thống vẫn đang chiếm ưu thế, đặc biệt là cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tạp phẩm, đại lý.
Nguồn: https://znews.vn/ban-hang-online-bung-no-nhung-chua-the-thay-the-kenh-truyen-thong-post1463733.html
3.    Thị trường ‘trong tay’ người mua, nhà sản xuất phải thích nghi để tìm cơ hội
Trong xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng, nhiều nhà mua hàng quốc tế đang tìm kiếm những nhà cung cấp mới ở khu vực châu Á, trong đó Việt Nam đặc biệt được quan tâm nhiều. Thời gian gần đây, các doanh nghiệp sản xuất có nhiều đơn đặt hàng làm sản phẩm mẫu của các khách hàng mới. Nếu tạo được sự khác biệt, vượt trội về thiết kế cũng như có giá cả cạnh tranh…, doanh nghiệp có thể sẽ ký được những đơn hàng lớn hơn từ những khách hàng này
Mặt khác, thay vì cung cấp mẫu mã, nhà mua hàng hiện nay còn có xu hướng yêu cầu nhà sản xuất làm hàng mẫu để họ chọn lựa trước khi đặt hàng sản xuất hàng loạt. Điều này buộc doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho bộ phận thiết kế; đồng thời tự tìm kiếm nhà cung cấp nguyên phụ liệu cho sản phẩm mình thiết kế thay vì nhãn hàng chỉ định. Bên cạnh phải đầu tư thêm chi phí cho bộ phận thiết kế, doanh nghiệp sẽ còn gặp khó khăn về nguồn cung ứng. Nhiều nguyên phụ liệu sản xuất trong nước còn phải nhập khẩu, phần lớn là từ Trung Quốc.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/thi-truong-trong-tay-nguoi-mua-nha-san-xuat-phai-thich-nghi-de-tim-co-hoi/
4.    Xu hướng ngành FMCG trong năm 2024
Năm 2023 đã chứng kiến nhiều biến động đáng chú ý trong ngành FMCG, từ việc xuất hiện của các thương hiệu mới đột phá đến sự gia tăng về tư duy bền vững và yêu cầu cao hơn về trải nghiệm của người tiêu dùng. Đến năm 2024, ngành ngành FMCG được dự đoán trở nên phức tạp hơn bao giờ hết với các xu hướng như sau:
  • Chú trọng tính bền vững
  • Tập trung vào trải nghiệm khách hàng
  • Xu hướng số hóa
  • Kênh thương mại điện tử phát triển
  • Tận dụng Big Data & Analytics
  • Ứng dụng trí tuệ nhân tạo
  • Chiến lược phân phối trực tiếp trở nên phổ biến
  • Ứng dụng kỹ thuật in 3D
Nguồn: https://advertisingvietnam.com/xu-huong-nganh-fmcg-trong-nam-2024-ma-marketer-nen-biet-p24016
5.    Các tiệm tạp hóa Việt Nam trước ảnh hưởng từ các nhà bán lẻ Thái Lan
Tại buổi gặp gỡ với Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Dũng chiều 15-3, đại diện Tập đoàn BJC BigC Thái Lan (công ty mẹ của MM Mega Market Việt Nam) đã chia sẻ về kế hoạch đầu tư, mở rộng ở thị trường Việt Nam trong những năm tới. Ông Aswin Techajareonvikul – tổng giám đốc Tập đoàn BigC Thái Lan – cho biết tại Việt Nam, tập đoàn đã khẳng định các khoản đầu tư dài hạn lên đến hơn 1 tỉ USD ở các công ty con trong lĩnh vực bao bì, hàng tiêu dùng, y tế, kỹ thuật và bán lẻ.
Riêng với chiến lược phát triển thị trường bán lẻ, nhà đầu tư Thái Lan đang lên kế hoạch gia tăng đầu tư để mở rộng phát triển trung tâm thương mại và MM Mega Market. Cụ thể, nhà đầu tư Thái đang tìm kiếm để hình thành các liên doanh hoặc nhượng quyền thương mại với các doanh nghiệp nhà nước và nhà bán lẻ khác. Đáng chú ý, với dự án “Giá tốt” tại Việt Nam (ở Thái Lan là dự án Donjai) đang được triển khai thành công thời gian qua, nhà bán lẻ Thái cho biết muốn hợp tác với các đối tác Việt Nam chuyển đổi các cửa hàng tạp hóa truyền thống thành các mô hình bán lẻ hiện đại.
Nguồn: https://tuoitre.vn/cac-tiem-tap-hoa-viet-nam-se-doi-thay-theo-chat-thai-20240315205539946.htm
6.    Tăng tốc bán hàng qua công nghệ kỳ vọng giúp doanh nghiệp Việt thoát khó
Nhìn từ tính hiệu quả của việc livestream sẽ thấy việc mạnh dạn tăng tốc bán hàng thông qua ứng dụng các công nghệ mới nổi là rất cần thiết với các doanh nghiệp Việt giữa bộn bề thách thức như hiện nay. Điều này không những giúp mang lại làn gió mới cho người mua, mà còn cải thiện đầu ra, tăng doanh số, giảm chi phí trung gian, từ đó không còn mối lo phải rút lui khỏi thị trường.
Như trong khảo sát người tiêu dùng năm 2024 của Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao, thời gian gần đây các kênh bán hàng online đã thích ứng và khai thác tốt nhu cầu mua sắm kết hợp giải trí (buy – entertainment) của người tiêu dùng với các hình thức livestream (phát trực tiếp) bán hàng. Không chỉ với công nghệ livestream, việc tăng tốc bán hàng qua những công nghệ khác là điều mà các DN Việt cần làm để thoát khó về mặt đầu ra như hiện nay. Bởi nếu không giải quyết được đầu ra, cộng với những khó khăn triền miên thì việc DN rút lui khỏi thị trường là khó tránh khỏi.
Nguồn: https://vnbusiness.vn/viet-nam/tang-toc-ban-hang-qua-cong-nghe-ky-vong-giup-doanh-nghiep-viet-thoat-kho-1098790.html
https://bsamedia.vn/ban-hang-thoi-4-0-khi-viruss-toa-dam-cung-cg-nguyen-phi-van-va-ceo-nguyen-lam-vien/
7.    Làn sóng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam lên ngôi
Theo nghiên cứu của Visa, có 56% người dùng Việt tham dự khảo sát cho biết ít mang theo tiền mặt hơn so với năm trước, thể hiện sự chủ động nắm bắt các công nghệ tài chính mới của người tiêu dùng. Đặc biệt, người dùng trẻ Gen X và Gen Y hiện đóng vai trò như thế hệ tiên phong thúc đẩy đà tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt, với 89% người tham gia khảo sát đã tiếp cận thành công các phương thức thanh toán kỹ thuật Số trong đời sống hàng ngày.
Việt Nam góp mặt trong tốp đầu những thị trường Đông Nam Á đón nhận đông đảo lượt người dùng mới sử dụng ví điện tử như một phương thức thanh toán yêu thích, góp phần thúc đẩy tăng trưởng Tài chính Số. Báo cáo cho thấy cứ 5 người thì có ít nhất 4 người tiêu dùng Việt sử dụng ví điện tử thường xuyên, trong đó phần lớn là thế hệ người dùng Gen X và nhóm tiêu dùng hạng sang. Cũng theo Visa, mua trước trả sau đang ngày một phổ biến rộng rãi và được nhiều người dùng Việt Nam quan tâm, nhờ khả năng mang đến những phương án thanh toán linh hoạt.
Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/visa-lan-song-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-tai-viet-nam-len-ngoi-post935400.vnp
   Nhóm tin về ngành thực phẩm – ẩm thực
1.    Giá ca cao trên thế giới đạt kỷ lục đẩy giá socola tăng cao
Giá ca cao đang ở mức cao kỷ lục và các nhà sản xuất socola đang ngày càng chuyển những chi phí đó sang người tiêu dùng. Bởi vậy, đây là khoảng thời gian những “tín đồ” của socola đang bị “thử thách” nhiều nhất.
Để tiết kiệm chi phí, một số công ty phải giảm quy mô sản xuất nhưng vẫn giữ nguyên giá. Một số doanh nghiệp khác phải bổ sung, lựa chọn nguyên liệu thay thế rẻ hơn như các loại hạt hoặc chỉ đơn giản là làm lại công thức sản phẩm để sử dụng ít socola hơn.
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/gia-ca-cao-tren-the-gioi-dat-ky-luc-day-gia-socola-tang-cao-post1083280.vov
2.    Đại gia Thái lấn sân thị trường trà sữa Việt Nam
Đầu tháng 3 vừa qua, thương hiệu trà sữa Chatramue của Thái Lan đã có cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội. Đây là cửa hàng thứ hai của ChaTraMue tại Việt Nam, sau khi doanh nghiệp này gia nhập thị trường TP.HCM vào tháng 6 năm ngoái. Điểm đặc biệt của Chatramue là thương hiệu này cam kết các loại trà đều được pha bằng tay, nguyên liệu từ tự nhiên và hương thơm độc đáo. Trung bình, trà sữa ở đây có giá từ 40.000 – 50.000 đồng/ly, cao nhất lên tới 70.000 đồng/ly.
Thực tế, những năm gần đây, cơn sốt trà sữa đã tạo ra một thị trường gần 3,7 tỷ USD tại khu vực Đông Nam Á. Trong đó, thị trường Việt Nam đứng thứ ba với quy mô hơn 360 triệu USD, tương đương hơn 8.500 tỷ đồng theo Momentum Works. Tại Việt Nam, trà sữa đang đứng thứ 2 về lượng người ưa chuộng sử dụng với 23% và hầu hết tập trung vào đối tượng là nữ giới (53%) và người trẻ từ 15 đến 22 tuổi (35%).
Nguồn: https://doanhnhan.vn/dai-gia-thai-lan-san-thi-truong-tra-sua-viet-nam-75890.html
3.    Hơn 300 nhà trưng bày dự Triển lãm Food & Hotel Vietnam 2024
Ngày 19/3, Công ty Informa Markets Việt Nam phối hợp cùng Hiệp hội Doanh nghiệp, tổ chức xúc tiến trong và ngoài nước tổ chức khai mạc Triển lãm quốc tế lần thứ 12 về thực phẩm, đồ uống, thiết bị làm bánh, nhà hàng, khách sạn và cung ứng dịch vụ – Food & Hotel Vietnam 2024 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh.
Tiếp nối xu hướng phát triển thị trường ngành thực phẩm, kinh doanh nhà hàng và khách sạn, Food & Hotel Vietnam 2024 quy tụ hơn 300 nhà trưng bày đến từ khoảng 27 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó có sự góp mặt của khoảng 21 nhóm gian hàng quốc tế đến từ Ba Lan, Brazil, Canada, Cộng hòa Séc, Đài Loan (Trung Quốc), Đan Mạch, Hà Lan, Italy, Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Uruguay…
Nguồn: https://bnews.vn/hon-300-nha-trung-bay-du-trien-lam-food-hotel-vietnam-2024/327142.html
Nhóm tin về nông nghiệp – thủy sản – chăn nuôi
1.    SpaceX bắt tay Oracle phát triển bản đồ AI cho nông nghiệp
Ông Larry Ellison, CEO Oracle cho biết, công ty đang hợp tác với SpaceX của tỷ phú Elon Musk để phát triển ứng dụng bản đồ trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm hỗ trợ các trang trại trên thế giới. Theo TechCrunch, công cụ này sẽ phác thảo toàn cảnh các trang trại của một quốc gia, sau đó đề xuất hướng phát triển cho từng vùng, khu vực, địa phương bằng trí tuệ nhân tạo.
Oracle trước đây chưa tham gia lĩnh vực nông nghiệp. Trong khi đó, SpaceX gia nhập lĩnh vực này vào tháng 1 vừa qua sau khi tuyên bố hợp tác với tập đoàn John Deere chuyên sản xuất máy móc nông nghiệp. Công ty của Elon Musk sẽ bắt đầu cung cấp gói dịch vụ Internet vệ tinh Starlink riêng cho nông dân một số nơi ở Mỹ trong năm nay, giúp họ có thể sử dụng các công cụ của John Deere để phục vụ gieo trồng và chăm sóc. “Việc kết hợp giữa Starlink với sản phẩm của John Deere có thể giúp nông dân tối đa hóa giá trị đối với hoạt động của mình,” ông Jahmy Hindman, Giám đốc công nghệ của John Deere thông tin.
Nguồn: https://mekongasean.vn/spacex-bat-tay-oracle-phat-trien-ban-do-ai-cho-nong-nghiep-post32643.html
2.    Ngành sữa ASEAN thu hút vốn cổ phần tư nhân
Các quỹ cổ phần tư nhân (private equity) đang đổ vốn vào các công ty sữa ở Đông Nam Á, bởi đây cũng là những con bò sữa đẻ ra tiền (cash cow) cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Năm ngoái, quỹ cổ phần tư nhân Growtheum Capital Partners có trụ sở ở Singapore đã có hai khoản đầu tư lớn ở khu vực. Tháng 4, Growtherum công bố khoản đầu tư 100 triệu đô la để đổi lấy 15% số cổ phần của Công ty cổ phần sữa Quốc tế (IDP) có trụ sở tại huyện Ba Vì, Hà Nội. Trước đó, Growtherum đã bơm 70 triệu đô la vào Kin Dairy tại Indonesia.
Việt Nam và Indonesia là hai thị trường sữa, chế phẩm sữa lớn nhất khu vực. Tình trạng chung của các hãng sữa tại Indonesia và Việt Nam là gặp nhiều thách thức khi hệ thống trang trại nuôi bò lấy sữa vẫn còn manh mún, chưa được đầu tư đúng mức, giá thành vẫn còn cao so với các nước nông nghiệp tiên tiến. Do đó, ngành sữa ở Đông Nam Á và khu vực châu Á – Thái Bình Dương là lĩnh vực phát triển tiềm năng. Vốn cổ phần sẽ vẫn tiếp tục đổ vào ngành sữa ASEAN. Có nghĩa là tiềm năng các vụ thâu tóm, mua bán và sáp nhập (M&A) có thể diễn ra, như trong trường hợp các hãng sữa và thực phẩm Nhật Bản thâm nhập thị trường Việt Nam.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/nganh-sua-asean-thu-hut-von-co-phan-tu-nhan/
3.    Giá cao su thế giới tăng 9 phiên liên tiếp đạt ‘đỉnh’ 13 năm
Thị trường cao su thế giới vừa trải qua chuỗi 9 phiên tăng liên tiếp và đạt mức cao chưa từng thấy trong hàng thập kỷ. Giá cao su tăng trong bối cảnh thời tiết mùa đông ở những nước sản xuất chủ chốt làm hạn chế sản lượng cao su, giá dầu đang tăng cao và lo ngại thời tiết ở những nước sản xuất chính tiếp tục diễn biến bất lợi.
Có hàng loạt các yếu tố đang đẩy giá cao su tăng lên. Trước hết phải kể đến chi phí nguyên liệu tăng và nguồn cung hạn chế từ các nước sản xuất chính như Thái Lan, Châu Phi và Việt Nam trong giai đoạn mùa đông. Trong khi đó, giá dầu thô thế giới tuần này tăng mạnh, tăng khoảng 4% lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 11/2023, cao su tự nhiên thường chịu tác động bởi giá dầu do cạnh tranh thị phần với cao su tổng hợp – được sản xuất từ dầu thô. Trong khi đó, thông tin từ hãng Tesla cho hay hãng này đang mở rộng sản xuất sang Đông Nam Á, nhấn mạnh thị trường khu vực này đang phát triển nhanh chóng, từ đó sẽ thúc đẩy nhu cầu cao su sản xuất lốp xe tăng lên.
Nguồn: https://markettimes.vn/gia-cao-su-the-gioi-tang-9-phien-lien-tiep-dat-dinh-13-nam-53562.html
4.    Tây Nguyên lo khô hạn nặng, lúa và hoa màu bắt đầu khô cháy
Mùa khô đến sớm và kéo dài, nhiều vùng nông nghiệp tại Tây Nguyên bắt đầu xuất hiện khô hạn, thiếu nước tưới, lo ngại hạn hán diện rộng. Mực nước các hồ chứa giảm dần khiến thủy lợi tiết giảm lưu lượng xả xuống. Trong khi đó, nhiều diện tích lúa và hoa màu phụ thuộc nước trời đang khô khốc vì không có mưa, nước ngầm khan hiếm.
Trước tình hình khô hạn, ông Dương Mah Tiệp, phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, đã yêu cầu các cơ quan chức năng, các địa phương tăng cường phòng chống hạn, phục vụ sản xuất và dân sinh mùa khô. Trong đó, kiểm tra và rà soát các công trình thủy lợi, hệ thống kênh mương để xây dựng phương án cấp nước phục vụ sản xuất. Tận dụng mọi nguồn nước cho sản xuất vụ đông xuân.
Nguồn: https://tuoitre.vn/tay-nguyen-lo-kho-han-nang-lua-va-hoa-mau-bat-dau-kho-chay-20240316234937459.htm
5.    Thị trường nông sản lúa và gạo đều tăng giá
Cả giá lúa và gạo ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long tuần qua đều tăng. Cùng với đó, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng tạm chấm dứt chuỗi đà giảm với sự bật tăng trở lại. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá lúa thường tại ruộng tuần qua cao nhất là 7.800 đồng/kg, giá bình quân là 7.679 đồng/kg, tăng 86 đồng/kg. Giá lúa thường tại kho tăng trung bình 125 đồng/kg, ở mức 8.808 đồng/kg; giá cao nhất là 9.250 đồng/kg.
Về xuất khẩu, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 585 USD/tấn, tăng so với mức 580 USD/tấn trong tuần trước. Một thương nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, giá gạo xuất khẩu tăng nhẹ sau khi giá lúa trong nước tăng, do các nhà xuất khẩu và các nhà chế biến đẩy mạnh mua vào. Trong khi đó, giá gạo đồ xuất khẩu của Ấn Độ đã rời khỏi mức cao kỷ lục trong tuần này, trong bối cảnh các khách hàng muốn tìm kiếm nguồn cung rẻ hơn. Còn đồng baht yếu đã gây sức ép lên giá gạo Thái Lan.
Nguồn: https://baotintuc.vn/thi-truong-tien-te/thi-truong-nong-san-lua-va-gao-deu-tang-gia-20240317125030403.htm
6.    Cà Mau khai mạc Hội chợ triển lãm Quốc tế ngành tôm
Ngày 20/3, UBND tỉnh Cà Mau, Hội Thủy sản Việt Nam phối hợp với Cục Thủy sản, Sở NN&PTNT của tỉnh tổ chức lễ khai mạc Hội chợ triển lãm Quốc tế công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5 năm 2024 (VietShrimp 2024). Đây là lần thứ 5 VietShrimp hội chợ chuyên ngành về tôm mang tầm cỡ khu vực và châu Á. VietShrimp 2024 được tổ chức tại Cà Mau có khoảng 200 gian hàng của 150 doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế hoạt động trong tất cả lĩnh vực liên quan đến ngành thủy sản nói chung và ngành tôm nói riêng.
Nguồn: https://nhandan.vn/nhieu-ky-vong-tai-trien-lam-quoc-te-cong-nghe-nganh-tom-viet-nam-post800730.html
Nhóm tin về thị trường xuất nhập khẩu
1.    EU đạt thỏa thuận gia hạn miễn thuế nhập khẩu nông sản Ukraine
Theo Reuters, trong thông cáo ngày 20/3, Nghị viện châu Âu cho biết Liên minh châu Âu (EU) đã đạt một thỏa thuận tạm thời về việc miễn thuế cho các nhà sản xuất thực phẩm Ukraine vào thị trường nước này cho đến tháng 6/2025. Quyết định này phù hợp với đề xuất của Ủy ban châu Âu vào tháng 1 về việc đình chỉ thuế và hạn ngạch đối với nông sản Ukraine cho đến lúc đó, cùng với áp thuế “khẩn cấp” đối với gia cầm, trứng và đường, nghĩa là thuế quan sẽ được áp dụng nếu nhập khẩu vượt quá mức trung bình của năm 2022 và 2023.
Các nhà lập pháp châu Âu cũng đã mở rộng danh sách này để bao gồm yến mạch, ngô, ngũ cốc và mật ong. Nghị viện châu Âu cho biết thêm họ đã đạt được cam kết từ Ủy ban châu Âu về hành động nếu nhập khẩu lúa mỳ của Ukraine tăng mạnh.
Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/eu-dat-thoa-thuan-gia-han-mien-thue-nhap-khau-nong-san-ukraine-post935529.vnp
2.    Doanh nghiệp nước ngoài vươn lên dẫn đầu về xuất khẩu hồ tiêu Việt
Việt Nam giữ vị trí số 1 thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu trong hơn 20 năm qua nhưng doanh nghiệp Việt đã mất ngôi vị dẫn đầu. Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), tính đến hết tháng 2-2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 31.133 tấn hồ tiêu các loại, mang về giá trị gần 125 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng xuất khẩu giảm 23,7%, kim ngạch giảm 2,9%.
Xét về khối lượng, trong 2 tháng đầu năm, Nedspice Việt Nam (Hà Lan) là doanh nghiệp xuất khẩu đứng đầu, đạt 3.555 tấn, so cùng kỳ tăng 44%; tiếp theo là Olam Việt Nam (Ấn Độ) 3.229 tấn, tăng 32%. Các doanh nghiệp Việt ở 3 vị trí tiếp theo gồm: Trân Châu 2.265 tấn, giảm 33,4%; Phúc Sinh: 1.744 tấn, giảm 31,5% và Liên Thành: 1.491 tấn, tăng 10,4%. Tuy nhiên, nếu xét chung ngành hàng gia vị (hồ tiêu, hồi, quế,…) xuất khẩu vào thị trường châu Âu thì Phúc Sinh vẫn giữ vị trí số 1 với 15% thị phần vào năm 2023.
Nguồn: https://nld.com.vn/vua-xuat-khau-ho-tieu-viet-nam-la-mot-doanh-nghiep-nuoc-ngoai-19624031408095789.htm
3.    Vị trí số 1 thế giới về xuất nhập khẩu điều của Việt Nam lung lay
Hiện nay, nhiều quốc gia ở châu Phi và Campuchia đang đẩy mạnh hoạt động sản xuất điều thô và cải thiện chế biến sâu điều nhân. Cho nên dù Việt Nam đang đứng đầu thế giới về xuất nhập khẩu điều nhưng vị thế này chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ bên ngoài. Trong khi đó, phần lớn doanh nghiệp Việt trong ngành điều đang gặp khó, tự đối đầu nhau để sinh tồn dẫn đến làm suy yếu vị thế ngành điều Việt Nam ngay từ nội bộ.
Theo ông Phạm Văn Công, Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS), dù là trung tâm chế biến điều nhân nhưng Việt Nam lại không có vùng nguyên liệu, diện tích vùng trồng trong nước và sản lượng ngày càng thu hẹp. Trong khi đó, các nước châu Phi đang có chính sách hạn chế bán điều thô để phát triển ngành chế biến điều trong nước. Vấn đề này càng tạo áp lực lên giá điều nguyên liệu, khiến các nhà máy Việt Nam phải cạnh tranh mua điều thô từ châu Phi, giá bán ra chịu sự cạnh tranh khốc liệt. Ông Công cho rằng, khi không cân đối được giữa giá điều nhân và điều thô sẽ dẫn đến doanh nghiệp thua lỗ, đóng cửa hàng loạt.
Nguồn: https://baomoi.com/vi-tri-so-1-the-gioi-ve-xuat-nhap-khau-dieu-cua-viet-nam-lung-lay-c48607201.epi
4.    Xuất khẩu tôm hùm tăng vọt, đạt gần 30 triệu USD trong hai tháng đầu năm
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong hai tháng đầu năm, xuất khẩu tôm hùm đạt gần 30 triệu USD, tăng hơn 18 lần so với mức 1,6 triệu USD cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tôm hùm xanh (tôm hùm đá) chiếm hơn 90% với 27,6 triệu USD, tăng gấp 80 lần, tiếp đến là tôm hùm bông đạt 2,15 triệu USD, tăng gấp 45 lần so với cùng kỳ. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất đối với sản phẩm tôm hùm của Việt Nam, với giá trị gần 29 triệu USD, cao gấp 27 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Từ tháng 10/2023, Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu tôm hùm bông của Việt Nam vì quy định liên quan đến Luật Bảo vệ Động vật hoang dã của nước này. Trong khi chờ đợi Nghị định thư mới, nhiều người nuôi tôm hùm bông đã chuyển sang nuôi tôm hùm xanh. Nhu cầu tôm hùm xanh từ Trung Quốc vẫn khá cao, người nuôi vẫn xuất tôm xanh sống cho thị trường này, trong khi chỉ có phần nhỏ tôm hùm bông được xuất khẩu sang đây dưới dạng sản phẩm đông lạnh. Ngoài Trung Quốc, Việt Nam còn xuất khẩu tôm hùm xanh và tôm hùm bông sang Thái Lan, Malaysia và Singapore, xuất khẩu tôm hùm đất sang Mỹ.
Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/xuat-khau-tom-hum-tang-vot-dat-gan-30-trieu-usd-trong-hai-thang-dau-nam-post935440.vnp
5.    Việt Nam thu về gần 3 tỷ USD xuất khẩu gỗ vụn
Trong năm 2023, dù ngành hàng gỗ của Việt Nam gặp nhiều khó khăn vì người tiêu dùng đều thắt chặt chi tiêu, nhưng việc xuất khẩu “gỗ vụn” gồm dăm gỗ và viên nén vẫn thu về tới gần 2,9 tỷ USD. Cụ thể, trong năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu gần 14,42 triệu tấn dăm gỗ với giá trị đạt 2,22 tỷ USD. Về viên nén gỗ, trong năm 2023, nước ta đã xuất khẩu 4,67 triệu tấn, thu về gần 680 triệu USD.
Ngay từ đầu năm 2024, xuất khẩu ngành gỗ cũng có sự phục hồi mạnh. Minh chứng là trong tháng 1/2024, kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ đạt 217,5 triệu USD, tăng khoảng 21,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu viên nén gỗ của nước ta đạt 73,5 triệu USD, tăng 24,1%. Theo các chuyên gia dự báo, mặt hàng dăm gỗ và viên nén gỗ của nước ta còn nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu viên nén gỗ có thể đạt tới 1 tỷ USD trong thời gian tới.
Nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/chi-ban-thu-bo-i-cho-trung-quoc-nhat-ban-viet-nam-thu-ve-gan-3-ty-usd-a406953.html
Nhóm tin về xu hướng xanh – bền vững
  1. Tất cả công ty dầu khí lớn đều không đáp ứng mục tiêu chống biến đổi khí hậu
Theo báo cáo mới, được Tổ chức nghiên cứu Carbon Tracker công bố ngày 20/3, tất cả công ty dầu khí lớn có kế hoạch mở rộng khai thác nhiên liệu hóa thạch đều không đáp ứng được mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt trên toàn cầu không quá 1,5 độ C đã được đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Báo cáo cho thấy không công ty nào đáp ứng các mục tiêu khí hậu. Xếp hạng cao nhất là công ty dầu khí BP của Anh, đạt loại D. Công ty Conoco Phillips của Mỹ đứng cuối bảng, ở hạng H.
Nhà phân tích dầu khí của Carbon Tracker, đồng thời là tác giả của báo cáo trên, bà Maeve O’Connor cho biết các công ty trên toàn thế giới đang công khai tuyên bố họ ủng hộ các mục tiêu của Hiệp định Paris và khẳng định tham gia các giải pháp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng. Tuy nhiên, kết quả đánh giá cho thấy hiện không có công ty nào đáp ứng được các mục tiêu đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, dù có sự khác biệt rõ ràng giữa các công ty. Hầu hết các công ty dầu khí được đánh giá đều có kế hoạch phát triển mới và tăng sản lượng trong thời gian tới. Chỉ BP có kế hoạch giảm sản lượng trong dài hạn, còn Repsol, Equinor và Shell dự tính duy trì sản lượng gần như nhau.
Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/tat-ca-cong-ty-dau-khi-lon-deu-khong-dap-ung-muc-tieu-chong-bien-doi-khi-hau-post935535.vnp
  1. Dân miền Tây lãi thêm 16.000 tỷ đồng với cách trồng lúa “hạ nhiệt trái đất”
Ngân hàng thế giới sẽ mua tất cả tín chỉ cacbon trong đề án một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp. Nếu quy trình làm chất lượng, tín chỉ cacbon sẽ được bán với giá khoảng 10USD/tấn, tương đương 100USD/ha. Đó là thông tin mà ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nêu tại hội thảo chuyên đề vai trò của khuyến nông, khuyến nông cộng đồng trong đề án một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, diễn ra tại Trà Vinh ngày 15/3 vừa qua. Ông Nam cho biết, ngay trong tháng 5 tới đây, miền Tây sẽ thí điểm trước mô hình tín chỉ cacbon ở 5 cánh đồng, tổng quy mô trên 250ha.
Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” được triển khai tại 12 tỉnh thành trong khu vực, ngoại trừ Bến Tre. Tổng kinh phí thực hiện đề án ước tính khoảng 650 triệu USD, huy động từ nhiều nguồn. Mục tiêu của đề án là đến năm 2030 xây dựng được cánh đồng một triệu ha, chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở ĐBSCL. Ước tính người trồng lúa thuộc đề án sẽ tăng thu nhập thêm hơn 16.000 tỷ đồng (40% so với tổng thu hiện tại), đến từ việc giảm chi phí đầu tư và giá lúa tăng do có thương hiệu.
Nguồn: https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/dan-mien-tay-lai-them-16000-ty-dong-voi-cach-trong-lua-ha-nhiet-trai-dat-20240317020319807.htm?zarsrc=31&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo
  1. Coop mart tung nhiều ưu đãi cho sản phẩm xanh
Hưởng ứng tháng bảo vệ môi trường, 800 điểm bán của hệ thống bán lẻ Saigon Co.op tung chương trình ưu đãi lớn, giảm sâu đến 50% các sản phẩm xanh có chứng nhận hữu cơ, sản phẩm được thiết kế nhằm giảm lượng rác thải sau khi sử dụng. Saigon Co.op bắt tay cùng nhiều ông lớn ngành tiêu dùng như P&G, Unilever, Vinamilk,… triển khai chương trình “Cùng Co.opmart tôi chọn sống xanh”, giảm giá đến 50% cho 5 ngành hàng thực phẩm, hóa mỹ phẩm, đồ dùng gia đình, may mặc,… kèm nhiều quà tặng hấp dẫn.
Không chỉ đồ gia dụng, Co.opmart cũng giảm sâu thực phẩm tươi sống, rau, củ, quả đạt chuẩn Global GAP hay sản phẩm có thành phần gần gũi với thiên nhiên, bao bì có thể tái chế và đồ gia dụng tiết kiệm điện năng đến từ hàng nhãn riêng Co.op kèm theo quà tặng hấp dẫn.
Nguồn: https://tuoitre.vn/sieu-thi-tung-mua-uu-dai-cho-san-pham-xanh-20240315074701568.htm
Nhóm tin về ngành dịch vụ
1.    Trung Quốc bùng nổ dịch vụ ‘nhận hộ đồ ăn’
Trung Quốc đang bùng nổ loại hình dịch vụ mới được tạm gọi là “nhận hộ đồ ăn” hay “giao hộ chặng cuối”. Dịch vụ này do những phụ nữ trung niên đảm nhận, họ thường tập trung dưới những tòa nhà cao tầng hoặc bên ngoài khu chung cư, nhận những đơn đồ ăn và giao chúng đến tận tay người đặt. Những người “dì” giao hộ sẽ nhận được 2 nhân dân tệ (khoảng 7.000 đồng) cho mỗi đơn hàng.
Dịch vụ giao hộ đồ ăn này ngày càng phổ biến ở Thâm Quyến. Về việc chia sẻ tiền công với những người giao hộ đơn này, hầu hết shipper được phỏng vấn đều cho rằng đây là một “sự thỏa hiệp”, vì thực tế nếu không có những người giao hộ hàng, thu nhập của họ sẽ bị giảm do trễ đơn. Người nhận hộ đồ ăn giúp cải thiện hiệu quả của việc giao đơn, nhưng cũng có trường hợp giao hàng sai hoặc chậm trễ. Khi điều này xảy ra, trách nhiệm thuộc về những shipper và họ phải tự bồi thường cho khách hàng.
Nguồn: https://vtcnews.vn/trung-quoc-bung-no-dich-vu-nhan-ho-do-an-ar858686.html
2.    Lớp học cho người cao tuổi trở thành xu hướng ở Trung Quốc
Tốc độ già hoá dân số của Trung Quốc đang thúc đẩy một thị trường đầy tiềm năng và phát triển nhanh chóng của các công ty chuyên cung cấp các lớp học và hoạt động giải trí cho tầng lớp trung lưu cao tuổi như yoga, chơi nhạc và chụp ảnh. Tiềm năng tăng trưởng của ngành này tương phản với sự suy giảm trong hoạt động gia sư, dạy thêm sau lệnh cấm của Chính phủ Trung Quốc vào năm 2021, nhằm thúc đẩy tỷ lệ sinh thấp kỷ lục bằng cách giảm chi phí giáo dục.
Ông Qiu Peilin, người đứng đầu Mama Sunset – một doanh nghiệp đào tạo các kỹ năng cho người cao tuổi, đã mở 5 trung tâm tại Thủ đô Bắc Kinh từ tháng 4/2023 cho biết, các ngành giáo dục đang dần chuyển đổi sang “nền kinh tế tóc bạc”. Mama Sunset đã mở 20 lớp học khác nhau cho hàng nghìn người Trung Quốc từ 50 tuổi trở lên, và đang đàm phán với các nhà đầu tư trong nước để mở rộng tới 200 trung tâm nhượng quyền trên toàn quốc trong vòng 3 năm. Quantasing – nhà cung cấp dịch vụ học trực tuyến lớn nhất cho người cao tuổi ở Trung Quốc, đang có kế hoạch sẽ thuê thêm các gia sư thái cực quyền và y học cổ truyền để bổ sung cho các lớp học hiện có, từ việc rèn luyện trí nhớ cho đến chỉnh sửa video.
Nguồn: https://vov.vn/the-gioi/lop-hoc-cho-nguoi-cao-tuoi-tro-thanh-xu-huong-o-trung-quoc-post1083512.vov
Nhóm tin về ngành thời trang – làm đẹp
  1. Ngưng hợp tác với Kanye West, Adidas lần đầu tiên lỗ trong hơn 30 năm
Adidas báo lỗ 75 triệu euro (82 triệu USD) năm 2023 sau khi lãi 612 triệu euro vào năm trước đó. Công ty cho biết đây là khoản lỗ ròng đầu tiên kể từ năm 1992. Adidas và Kanye West đã từng hợp tác thiết kế dòng giày thể thao Yeezy và quan hệ “đứt gãnh giữa đường” đã khiến Adidas mất đi nguồn doanh thu quan trọng, buộc công ty phải gánh một lượng lớn giày tồn kho.
Năm 2023, doanh thu của Adidas giảm 5% xuống còn 21,4 tỷ euro và bị ảnh hưởng nặng nề ở thị trường Mỹ do việc ngừng bán dòng giày thể thao Yeezy. Mặc dù doanh số của Adidas giảm mạnh ở Bắc Mỹ và dự kiến tiếp tục giảm trong năm nay, song doanh số bán hàng đã tăng mạnh ở Trung Quốc – một thị trường quan trọng của Adidas.
Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/post-934489.vnp
  1. Uniqlo mở khu vực bán quần áo cũ
Chuỗi quần áo Uniqlo sẽ mở rộng việc bán quần áo đã qua sử dụng, với những mặt hàng xuân hè đã được nhuộm lại và làm sạch giá rẻ chỉ còn 1/3 so với hàng mới cho người mua quan tâm đến giá cả. Sau khi chạy thử vào cuối năm 2023, Fast Retailing – hãng mẹ của Uniqlo – sẽ bắt đầu bán quần áo Uniqlo đã qua sử dụng tại một số cửa hàng chọn lọc từ cuối tháng 3 này. Tùy thuộc vào phản hồi từ khách hàng, Uniqlo sẽ xem xét biến đây thành một mảng kinh doanh chính thức. Uniqlo đã thu gom đồ cũ từ năm 2006 và quyên góp cho các trại tị nạn hay khu vực thiên tai. Tính đến tháng 8-2022, khoảng 50,5 triệu mặt hàng đã được quyên góp cho 80 quốc gia và khu vực.
Uniqlo đang nghiên cứu về tái chế. Re.Uniqlo được ra mắt vào năm 2020. Fast Retailing thu thập quần áo của hãng đã qua sử dụng và biến chúng thành các sản phẩm mới, bao gồm cả áo khoác lông vũ tái chế. Dịch vụ sửa chữa Re.Uniqlo Studio bắt đầu vào tháng 9-2022 tại một cửa hàng ở London. Tính đến tháng 10-2023, dịch vụ này đã có mặt tại 35 cửa hàng ở 16 thị trường. Kế hoạch của Uniqlo là tăng con số này lên hơn 50 cửa hàng vào năm 2024.
Nguồn: https://bsamedia.vn/uniqlo-mo-khu-vuc-ban-quan-ao-cu/
  1. Người tiêu dùng xa xỉ châu Á ưu tiên sản phẩm thủ công hơn hàng may sẵn
Theo báo cáo mới của Bluebell Group, một trong những nhà phân phối và điều hành thương hiệu hàng đầu tại khu vực Châu Á cho biết, hiện nay 70% người tiêu dùng xa xỉ Châu Á ưu tiên sản phẩm thủ công hơn là hàng may sẵn bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Malaysia… Đây là sự thay đổi đáng chú ý trong ngành. Được biết, khách hàng bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến chất lượng, uy tín và giá trị được đầu tư vào sản phẩm. Tuy nhiên, danh tiếng của thương hiệu vẫn đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng xa xỉ. Tại các thị trường như Trung Quốc, Đông Nam Á và Đài Loan, tỷ lệ người tiêu dùng coi trọng danh tiếng của thương hiệu lần lượt là 96%, 91% và 90%.
Hơn nữa, cũng có một xu hướng ngày càng tăng đối với việc tiêu dùng có ý thức. Điều đó chỉ ra rằng, khách hàng đang trở nên chủ động hơn trong việc đánh giá giá trị tái bán của các sản phẩm mà họ mua. Trong bối cảnh hiện nay, 74% số người tiêu dùng được hỏi đều cho biết họ đang xem xét và cân nhắc khả năng tái bán sản phẩm khi thực hiện quyết định mua hàng. Điều đó có thể cho thấy một sự chuyển đổi trong cách tiêu dùng, với sự tập trung vào việc mua sắm thông minh và bền vững hơn.
Nguồn: https://thuonggiaonline.vn/nguoi-tieu-dung-xa-xi-chau-a-uu-tien-san-pham-thu-cong-hon-hang-may-san-post550363.html
  1. Thái Lan muốn thu hút nhiều nhà sản xuất nước hoa nước ngoài
Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) bày tỏ lạc quan sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất dầu thơm và hợp chất thơm ở nước này, vì mùi hương độc đáo của hoa Thái Lan đang có nhu cầu cao trên thị trường toàn cầu.
Bà Ketmanee Lertkitcha, phụ trách lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp của FTI, cho biết Thái Lan có tiềm năng phát triển ngành mỹ phẩm vì dồi dào nguyên liệu thô. Theo bà Ketmanee, Chính phủ Thái Lan cũng đang thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế Sinh học -Tuần hoàn – Xanh, phù hợp với xu hướng trong ngành mỹ phẩm hiện nay là tái chế các thành phần trong quy trình sản xuất để giảm thiểu chất thải, mang lại lợi ích cho môi trường.
Nguồn: https://bnews.vn/thai-lan-muon-thu-hut-nhieu-nha-san-xuat-nuoc-hoa-nuoc-ngoai/327089.html
  1. Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Dệt may sắp diễn ra tại TPHCM
Triển lãm Quốc tế ngành Công nghiệp Dệt & May thiết bị, nguyên phụ liệu & vải (SaigonTex & SaigonFabric 2024), sự kiện lớn và có ảnh hưởng quan trọng của ngành dệt may Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 10 đến 13-4-2024 tại Trung tâm Triển lãm Sài Gòn (SECC) – 799 Nguyễn Văn Linh, quận 7, TPHCM. Với quy mô trưng bày gần 30.000 m2, SaigonTex & SaigonFabric 2024 sẽ chào đón hơn 1.000 nhà triển lãm quốc tế và Việt Nam tham dự. Triển lãm năm nay sẽ tập trung các thương hiệu về máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế uy tín danh tiếng, cũng như đa dạng nguyên liệu dệt và vải vóc.
Sự kiện thu hút các nhà triển lãm đến từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia như Bỉ, Trung Quốc, Đức, Hồng Kông, Ấn Độ, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Hà Lan, Pakistan, Bồ Đào Nha, Singapore, Thụy Sĩ, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ, Uzbekistan, Việt Nam.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/saigontex-saigonfabric-trien-lam-quoc-te-cong-nghiep-det-may-sap-dien-ra-tai-tphcm/
Nhóm tin về ngành du lịch
1.    Thái Lan theo đuổi mở casino để thu hút đầu tư và du lịch
Một nghiên cứu về việc hợp pháp hóa casino đã được đệ trình lên Hạ viện Thái Lan ngày 15-3. Theo ông Sorawong Thienthong – tổng thư ký đảng cầm quyền Pheu Thai, đồng thời là phó chủ tịch ủy ban, nghiên cứu đề xuất các công ty tư nhân sẽ gánh vác chi phí xây dựng và vận hành các khu phức hợp giải trí bao gồm cả casino, còn Chính phủ Thái Lan sẽ chịu trách nhiệm về vấn đề thuế và các điều tiết hoạt động. Không có số lượng khu phức hợp hay vị trí cụ thể, nhưng ủy ban đề xuất khu phức hợp nên được đặt tại một điểm du lịch trọng yếu và nằm trong khoảng cách 100km từ sân bay.
Thực tế, đây không phải lần đầu tiên vấn đề hợp pháp hóa casino được đưa ra thảo luận ở Thái Lan, song các cuộc thảo luận trước đây đã vấp phải sự phản đối từ công chúng. Một cuộc thăm dò vào năm 2021 chỉ ra 46,51% người được hỏi phản đối việc hợp pháp hóa casino do lo ngại về đạo đức cũng như nguy cơ tội phạm, trong khi có 21,25% người ủng hộ.
Nguồn: https://tuoitre.vn/thai-lan-theo-duoi-mo-casino-de-thu-hut-dau-tu-va-du-lich-20240315210933455.htm
2.    Du khách đến thăm Hàn Quốc ngày càng trẻ tuổi, lựa chọn chi tiêu cho trải nghiệm thay vì mua sắm
Độ tuổi của khách du lịch nước ngoài đến Hàn Quốc đang ngày càng thay đổi khi làn sóng Hallyu thu hút giới trẻ toàn cầu. Trong số 11,03 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm Hàn Quốc vào năm ngoái, gần 37% trong đó (~3,93 triệu người) đều ở độ tuổi từ 30 trở xuống, theo dữ liệu từ Tổ chức Du lịch Hàn Quốc. Xu hướng du khách trẻ tuổi không chỉ đến từ các nước châu Á mà còn trên khắp toàn cầu. Làn sóng Hallyu, bao gồm K-pop, phim ảnh, sản phẩm làm đẹp và nội dung văn hóa, đã đóng một vai trò then chốt trong việc thu hút giới trẻ từ khắp nơi trên thế giới đến Hàn Quốc.
Để đáp ứng lượng khách du lịch ngày càng tăng sau Covid-19, nhiều tour du lịch cho khách nước ngoài đã được mở rộng sang cả các khu vực như Seongsu-dong và Yeouido, chứ không chỉ dừng lại ở các điểm đến mua sắm. Hơn nữa, lĩnh vực thực phẩm và đồ uống chứng kiến tỷ lệ doanh thu tăng đáng kể nhất trong các giao dịch của khách du lịch nước ngoài, tăng từ 15% năm 2019 lên 26% vào năm 2023.
Nguồn: https://thuonggiaonline.vn/du-khach-den-tham-han-quoc-ngay-cang-tre-tuoi-lua-chon-chi-tieu-cho-trai-nghiem-thay-vi-mua-sam-post550265.html
3.    “Kho báu” du lịch âm nhạc bị bỏ ngỏ
Insights dự báo, thị trường du lịch âm nhạc toàn cầu sẽ tăng từ 5,5 tỷ USD trong năm 2022, lên 11,3 tỷ USD vào năm 2032, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 7%. Đáng tiếc, ngành du lịch Việt Nam vẫn chưa chú trọng khai thác “kho báu” này. Ngay với show diễn đình đám của Taylor Swift, các hãng lữ hành Việt Nam cũng gần như đứng ngoài cuộc.
Thực tế, ở Việt Nam, những năm gần đây, du lịch âm nhạc đã xuất hiện và dần định hình rõ nét hơn. Thế nhưng, trong quá khứ, Việt Nam chưa có tiền lệ bỏ ngân sách tài trợ cho các ngôi sao ca nhạc thế giới đến biểu diễn. Nhìn vào thành công của Singapore, có thể thấy rõ, muốn khai thác “kho báu” du lịch âm nhạc, rất cần những ý tưởng thông minh, sắc sảo tương tự cách mà các nhà chức trách Singapore đã thực hiện trong thương vụ độc quyền với siêu sao Taylor Swift.
Nguồn: https://baodautu.vn/kho-bau-du-lich-am-nhac-bi-bo-ngo-d210918.html
4.    Giá vé máy bay có xu hướng tiếp tục tăng
“Báo cáo xu hướng” của tổ chức nghiên cứu FCM Consulting trong quý III/2023 chỉ ra giá vé máy bay toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 3-7% vào năm 2024 bởi các hãng hàng không phải vật lộn với chi phí nhiên liệu cao, đi kèm những thay đổi về tính bền vững. Giá vé sẽ tiếp tục ở mức đắt đỏ, dù có thể giảm nhẹ bởi nguồn cung hạ nhiệt trong mùa thấp điểm. Chi phí vận hành cao do giá dầu, nhân sự khiến giá vé máy bay khó giảm sâu.
Tuy nhiên, nhu cầu về các chuyến công tác bị tắc nghẽn từ thời đại dịch sẽ giúp các hãng bay ghi nhận tín hiệu tích cực. Dự đoán của IATA cho thấy, doanh thu toàn cầu sẽ đạt mức kỷ lục 964 tỷ USD trong năm 2024, với lợi nhuận ròng là 25,7 tỷ USD.
Nguồn: https://tienphong.vn/gia-ve-may-bay-tiep-tuc-dat-do-post1621488.tpo
5.    AirAsia tham vọng làm đại lý du lịch trực tuyến giá rẻ
AirAsia Move – nền tảng du lịch trực tuyến của hãng hàng không giá rẻ AirAsia – đặt mục tiêu trở thành đại lý du lịch trực tuyến (OTA) chi phí thấp hàng đầu. Giám đốc điều hành AirAsia Move – bà Nadia Omer – cho biết Thái Lan là thị trường lớn thứ 2 của AirAsia Move và sẽ giữ vị trí số 1 trong tương lai.
Nadia Omer cho biết AirAsia Move là OTA duy nhất có ví điện tử giúp người dùng có thể sử dụng chương trình khách hàng thân thiết để được giảm giá nhiều hơn. Ứng dụng này cũng sẽ phải tăng cường các phương tiện đến sân bay và khách sạn, cũng như bổ sung thêm nhiều hoạt động mua sắm miễn thuế. Bà Omer thừa nhận thách thức về chi phí nhiên liệu cao, nhưng giá vé máy bay thấp hơn sẽ giúp các hãng vận tải kiếm được nhiều tiền hơn từ các dịch vụ phụ trợ.
Nguồn: https://znews.vn/airasia-tham-vong-lam-dai-ly-du-lich-truc-tuyen-gia-re-post1465270.html
6.    Pacific Airlines tạm dừng hoạt động tại Việt Nam
Ngày 18/3, chiếc máy bay cuối cùng của hãng rời khỏi Việt Nam. Pacific Airlines đang tiến hành tái cấu trúc đội bay và mạng đường bay để đảm bảo và gia tăng hiệu quả hoạt động. Theo khảo sát trên trang web chính thức của Vietnam Airlines cũng như tất cả ứng dụng đặt vé máy bay, hành khách hiện không thể mua vé của hãng hàng không giá rẻ Pacific Airlines trong mùa cao điểm hè năm nay.
Nguồn tin từ Pacific Airlines cho biết, một số đường bay có thể thay đổi kế hoạch hoặc tạm dừng khai thác. Lịch bay của hãng sẽ được phục hồi và sớm trở lại ổn định trong thời gian tới. Theo nguồn tin, Pacific Airlines đã xây dựng và triển khai phương án đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho hành khách. Đặc biệt, những hành khách bị ảnh hưởng sẽ được thông báo lịch bay mới hoặc chuyển sang các chuyến bay của Vietnam Airlines.
Nguồn: https://tienphong.vn/pacific-airlines-het-sach-may-bay-post1621313.tpo
7.    Việt Nam và cuộc đua giành khách du lịch MICE quốc tế
Thị trường du lịch MICE Việt Nam đang chứng kiến sự sôi động chưa từng có kể từ sau đại dịch. Chỉ trong 3 tháng đầu năm, Vietravel tiếp lượng khách MICE quốc tế tăng khoảng 200% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó thị trường châu Á chiếm 91%. Mordor Intelligence, tổ chức nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới, nhận định ngành du lịch MICE của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng đầy hứa hẹn trong những năm gần đây và ước tính sẽ đạt mức tăng trưởng kép hàng năm là 5% trong 5 năm tới.
Theo tiến sĩ Justin Matthew Pang, thị trường MICE của Việt Nam hiện chủ yếu đón du khách đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Sở dĩ như vậy vì đất nước họ có vị trí khá gần và quan hệ kinh doanh phong phú với Việt Nam, đồng thời việc di chuyển giữa các nước cũng khá thuận tiện. Tuy nhiên, nhìn xa hơn, Việt Nam nên đặt mục tiêu trở thành địa điểm MICE được các nước trong khu vực Nam Á lựa chọn, cụ thể là Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka. Các quốc gia này hiện có thị trường tăng trưởng mạnh mẽ cùng với khát vọng phát triển vượt bậc về kinh tế và kinh doanh.
Nguồn: https://znews.vn/viet-nam-chay-ra-sao-trong-cuoc-dua-gianh-khach-mice-quoc-te-post1465550.html
Nhóm tin về ngành kĩ thuật – công nghệ
1.    Nhà máy ô tô động cơ đốt trong đối diện ‘ranh giới sống còn’ ở Trung Quốc
Khi người tiêu dùng chuyển hướng sang xe điện, hàng loạt nhà máy lắp ráp ô tô động cơ đốt trong ở Trung Quốc đang bị đặt bên “ranh giới sống còn”. Theo dữ liệu của Automobilety, một công ty tư vấn ở Thượng Hải, năm 2023, Trung Quốc sản xuất 17,7 triệu ô tô động cơ đốt trong, giảm 37% so với mức đỉnh trước đó vào năm 2017. Sự sụt giảm nhanh của doanh số bán ô tô động cơ đốt trong ở Trung Quốc khiến một nửa công suất lắp đặt của ngành (25 triệu chiếc) hiện không được sử dụng.
Để đối phó với tình hình thị trường nội địa ngày càng tồi tệ, các công ty Trung Quốc tăng cường xuất khẩu ô tô chạy xăng giá rẻ sang Nga, một thị trường mà nhiều nhà hãng xe phương Tây đã rời đi sau chiến sự Ukraine. Nhưng các nhà phân tích hoài nghi về việc doanh số ở Nga có thể mang lại lợi nhuận đáng kể cho các hãng xe Trung Quốc. Các thương hiệu nước ngoài cũng đang cố gắng xuất khẩu nhiều hơn từ nhà máy ở Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, khi làm như vậy họ có nguy cơ đe dọa nhà máy của chính họ ở các thị trường xuất khẩu.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/nha-may-o-to-dong-co-dot-trong-doi-dien-ranh-gioi-song-con-o-trung-quoc/
2.    Các startup Hàn Quốc đẩy mạnh thiết kế chip AI
Các startup Hàn Quốc đẩy mạnh thiết kế chip trí thông minh nhân tạo (AI) nhằm khai thác cơ hội toàn cầu đang đổ xô phát triển điện toán AI. Một số công ty không sở hữu cơ sở sản xuất đang nhận sự hỗ trợ của Samsung Electronics và chính phủ. Thành lập vào năm 2020, Rebellions đang cùng Samsung phát triển chip AI thế hệ tiếp theo tại xưởng đúc của Samsung theo hình thức gia công chip theo hợp đồng. Loại chip mới thích hợp cho AI tạo sinh (GenAI) và có thể tích hợp với chip nhớ cao cấp HBM3E của Samsung để ra mắt thị trường ngay trong nửa cuối năm nay.
Sapeon, hãng con của công ty viễn thông lớn nhất Hàn Quốc SK Telecom, có kế hoạch cung cấp chip AI cho khách hàng vào tháng 6 tới, sau khi ra mắt sản phẩm vào tháng 11 năm ngoái. Thiết kế chip của Sapeon được hãng TSMC của Đài Loan sử dụng để sản xuất chip 7 nm. Đây là một trong những dòng chip hiện đại nhất của TSMC.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/cac-startup-han-quoc-day-manh-thiet-ke-chip-ai/
3.    Samsung hưởng lợi từ kế hoạch chip tỷ USD của Mỹ
Theo Bloomberg, Samsung sẽ nhận được khoảng 6 tỷ USD từ chính phủ Mỹ để xây dựng nhà máy ở bang Texas mà hãng đã công bố. Nguồn tin cũng tiết lộ khoản tài trợ liên bang dành cho Samsung, nhà sản xuất chip hàng đầu của Hàn Quốc, sẽ đi kèm với khoản đầu tư bổ sung đáng kể của phía Mỹ cho công ty này. Được biết, số tiền tài trợ này là một phần trong Đạo luật CHIPS và Khoa học trị giá 52,7 tỷ USD nhằm đưa ngành sản xuất chip quay trở về Mỹ.
Bên cạnh Samsung, một ông lớn khác trong ngành TSMC cũng sẽ nhận được số tiền tài trợ vào khoảng 5 tỷ USD. Trong khi đó, Intel – đối thủ cạnh tranh chính với Samsung và TSMC, đang đàm phán để nhận khoản tiền trị giá hơn 10 tỷ USD.
Nguồn: https://znews.vn/samsung-huong-loi-tu-ke-hoach-chip-ty-usd-cua-my-post1465206.html
4.    TikTok và sức ảnh hưởng to lớn tại Mỹ
Theo một báo cáo dựa trên khảo sát hơn 1.000 chủ doanh nghiệp nhỏ sử dụng TikTok và 7.500 người dùng TikTok ở Mỹ được công bố bởi Oxford Economics, nền tảng này đã mang lại doanh thu 14,7 tỷ USD cho các doanh nghiệp nhỏ vào năm 2023 và đóng góp 24,2 tỷ USD vào GDP Mỹ. Nghiên cứu cũng cho thấy công ty con của ByteDance đã tạo ra 224.000 việc làm ở Mỹ, với tác động kinh tế lớn nhất ở California, Texas, Florida, New York và Illinois. Tác động mạnh nhất của nền tảng video ngắn này là trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, đóng góp 6,4 tỷ USD vào GDP và hỗ trợ 73.000 việc làm vào năm 2023. Đồng thời, ứng dụng này cũng hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ về lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ kinh doanh.
Theo Financial Times, TikTok đã công bố doanh thu kỷ lục khoảng 16 tỷ USD vào năm 2023 tại Mỹ với khoảng 170 triệu người sử dụng. Nhiều nguồn tin của Financial Times cho biết doanh thu 120 tỷ USD của ByteDance vào năm 2023 đã tăng khoảng 40% so với một năm trước đó, nhờ vào sự tăng trưởng bùng nổ của TikTok. ByteDance hiện không tiết lộ các số liệu tài chính và từ chối bình luận về vấn đề này.
Nguồn: https://znews.vn/tiktok-kiem-duoc-bao-nhieu-tien-tai-my-post1465485.html
5.    Máy bay ‘made in China’ và tham vọng với thị trường Đông Nam Á
Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (Comac) đang tham vọng đưa máy bay C919 “made in China” đến thị trường hàng không Đông Nam Á, theo Nikkei Asia. Sự xuất hiện của C919 tại sự kiện ngành hàng không vũ trụ lớn nhất châu Á ở Singapore vào tháng trước đã đánh dấu lần đầu tiên chiếc máy bay C919 bay ra bên ngoài Trung Quốc đại lục hoặc Hong Kong.
Một trở ngại mà Comac cần phải giải quyết để thâm nhập thị trường toàn cầu là chứng nhận phê duyệt theo quy định đối với thiết kế và linh kiện của máy bay. Giới chức châu Âu cho biết cần thêm thời gian để đánh giá máy bay C919. Trong khi đó, các cơ quan quản lý hàng không ở Đông Nam Á thường làm theo gợi ý của các cơ quan quản lý phương Tây về các loại chứng nhận.
Nguồn: https://znews.vn/may-bay-made-in-china-va-tham-vong-voi-thi-truong-dong-nam-a-post1465589.html
6.    Ả Rập Xê-út kế hoạch đầu tư 40 tỷ USD vào trí tuệ nhân tạo
Chính phủ Ả Rập Xê-út có kế hoạch thành lập một quỹ công nghệ trị giá khoảng 40 tỷ USD để đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI). Quỹ công nghệ theo kế hoạch sẽ đưa Ả Rập Xê-út trở thành nhà đầu tư lớn nhất thế giới về AI.
Theo những nguồn tin giấu tên, đại diện của quỹ công nghệ Ả Rập Xê-út đã đề cập với các đối tác tiềm năng rằng nước này đang tìm cách hỗ trợ một loạt các công ty khởi nghiệp công nghệ liên quan đến AI, bao gồm cả nhà sản xuất chip và các trung tâm dữ liệu rộng lớn đang ngày càng cần chi phí để cung cấp năng lượng cho thế hệ máy tính tiếp theo.
Nguồn: https://vtcnews.vn/a-rap-xe-ut-ke-hoach-dau-tu-40-ty-usd-vao-tri-tue-nhan-tao-ar859820.html
7.    Mở rộng hiện diện tại Trung Quốc, FPT lập chi nhánh tại Đại Liên
Ngày 13/3, FPT công bố thành lập chi nhánh FPT Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, nhằm cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin chất lượng cao tới khách hàng tại Nhật Bản và Trung Quốc. Việc mở chi nhánh tại Đại Liên giúp FPT tiếp cận, tuyển dụng nguồn nhân lực công nghệ dồi dào, giỏi tiếng Anh, tiếng Nhật, được đào tạo chuyên nghiệp. Theo ước tính, số lượng nhân sự CNTT thành thạo tiếng Nhật tại Đại Liên đạt 200.000 người.
Trước mắt, FPT Đại Liên sẽ tập trung vào khối khách hàng tại Nhật Bản. Đồng thời, chi nhánh mới sẽ mở rộng cơ hội phát triển kinh doanh, không chỉ với doanh nghiệp Trung Quốc mà còn với hàng nghìn doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Đại Liên. FPT Đại Liên không chỉ giúp công ty có thể đồng hành nhiều hơn nữa với các doanh nghiệp trong khu vực mà còn là cam kết với chính phủ Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/mo-rong-hien-dien-tai-trung-quoc-fpt-lap-chi-nhanh-tai-dai-lien-2259540.html
8.    Thị trường gọi xe công nghệ Việt Nam ước tính đạt 0,88 tỷ USD năm 2024
Theo nghiên cứu của Mordor Intelligence, thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam năm 2023 có quy mô 727,73 triệu USD, ước tính đạt 0,88 tỷ USD năm 2024. Mordor Intelligence cũng đưa ra dự kiến con số này sẽ tăng lên 2,16 tỷ USD vào năm 2029, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trong giai đoạn 2024 – 2029 ở mức 19,5%, tức sau khoảng 4 – 5 năm.
Theo Mordor Intelligence, sự xuất hiện của Xanh SM trong năm 2023 đã tạo ra cuộc cách mạng trong ngành gọi xe công nghệ Việt Nam, làm thay đổi thứ hạng, thị phần của các đơn vị cung cấp dịch vụ trong ngành. Cụ thể, Xanh SM vươn lên chiếm thị phần lớn thứ 2 thị trường vào quý IV/2023, chỉ sau hơn 7 tháng chính thức gia nhập thị trường.
Nguồn: https://vtcnews.vn/thi-truong-goi-xe-cong-nghe-viet-nam-uoc-tinh-dat-0-88-ty-usd-nam-2024-ar858815.html
9.    VinFast dự triển lãm ô tô quốc tế Bangkok 2024, ra mắt thị trường Thái
Ngày 15-3, VinFast Auto (Nasdaq: VFS) công bố tham dự Triển lãm Ô tô Quốc tế Bangkok lần thứ 45 (BIMS 2024) và ra mắt thương hiệu tại Thái Lan. Với việc đưa toàn bộ dải sản phẩm xe điện hiện đại, thông minh tới BIMS 2024, VinFast thể hiện rõ cam kết hiện thực hóa mục tiêu phổ cập xe điện trên phạm vi toàn cầu, đồng thời khẳng định uy tín và năng lực cạnh tranh tại thị trường Thái Lan, quốc gia sản xuất và xuất khẩu ô tô lớn nhất khu vực, được mệnh danh là “Detroit của châu Á”.
Để đáp ứng nhu cầu di chuyển và khả năng tài chính của nhiều nhóm khách hàng, nhà sản xuất Việt Nam cũng mang đến chính sách hậu mãi vượt trội và cơ chế bán hàng linh hoạt nhằm đưa xe điện VinFast đến gần hơn với mọi người, mọi nhà tại Thái Lan. Theo bà Vũ Đặng Yến Hằng, tổng giám đốc VinFast Thái Lan, việc ra mắt thương hiệu tại Thái Lan đánh dấu cột mốc lớn trong chiến lược mở rộng toàn cầu, củng cố sự hiện diện của hãng tại trung tâm ô tô sôi động bậc nhất Đông Nam Á.
Nguồn: https://tuoitre.vn/vinfast-du-trien-lam-o-to-quoc-te-bangkok-2024-ra-mat-thi-truong-thai-20240315172514157.htm
10. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở công ty phát triển trạm sạc xe điện V-Green
Công ty Phát triển Trạm sạc Toàn cầu V-Green do tỷ phú Phạm Nhật Vượng nắm 90% cổ phần được tách từ bộ phận phát triển trạm sạc của VinFast. V-Green sẽ chịu trách nhiệm đầu tư toàn bộ hạ tầng xe điện, qua đó giảm tải áp lực tài chính và triển khai cho VinFast để hãng xe tập trung mở rộng thị trường và phát triển bền vững. Giai đoạn đầu, V-Green sẽ trực tiếp tìm kiếm mặt bằng và đối tác để thiết lập, mở rộng mạng lưới trạm sạc tại các thị trường trọng điểm trên khắp thế giới, đồng thời hợp tác với các đối tác là đơn vị cung cấp trạm sạc bên thứ 3 để cung cấp dịch vụ sạc xe cho các chủ xe điện VinFast.
Tại Việt Nam, V-Green sẽ chịu trách nhiệm vận hành, quản lý hệ thống trạm sạc sẵn có của VinFast, đồng thời sẽ đầu tư thêm 10.000 tỷ đồng trong vòng 2 năm tới để xây mới và nâng cấp, hoàn thiện hệ thống. Sau khoảng 5 năm vận hành, tùy theo từng thị trường cũng như khả năng huy động thực tế, V-Green có thể cân nhắc chuyển sang mô hình kinh doanh dịch vụ sạc ô tô điện cho các hãng xe điện khác ngoài VinFast.
Nguồn: https://tapchigiaothong.vn/ty-phu-pham-nhat-vuong-mo-cong-ty-phat-trien-tram-sac-xe-dien-toan-cau-1832403181043148.htm
Nhóm tin về ngành công nghiệp nặng – năng lượng
1.    Mỹ tìm mua 3 triệu thùng dầu cho kho dự trữ chiến lược
Bộ Năng lượng Mỹ ngày 14/3 thông báo nước này đang tìm cách mua 3 triệu thùng dầu cho Kho Dự trữ Dầu Chiến lược (SPR), trong bối cảnh một địa điểm lưu trữ tạm ngừng để bảo trì đã làm giảm tốc độ bổ sung kho dự trữ. Bộ trên cho biết số lượng dầu được mua trên sẽ được giao vào tháng 8 và tháng 9/2024. Bộ Năng lượng Mỹ đã đưa ra các lời chào mời để mua 1,5 triệu thùng dầu bổ sung cho kho dự trữ Bayou Choctaw, Louisiana đã được bảo trì trong năm nay. Bộ cho biết lời chào mời khác với số lượng tương tự cho kho Bayou Choctaw sẽ được đưa ra vào ngày 21/3.
Việc bảo trì kéo dài tuổi thọ tại các địa điểm Bayou Choctaw và Bryan Mound, Texas trong năm nay đã làm chậm quá trình bổ sung SPR sau khi chính phủ của Tổng thống Joe Biden tiến hành đợt bán 180 triệu thùng lớn nhất từ trước đến nay từ SPR vào năm 2022. Chính phủ Mỹ muốn mua lại dầu ở mức 79 USD/thùng và nếu giá tăng cao hơn, điều này có thể gây khó khăn trong việc bổ sung dầu cho SPR.
Nguồn:  https://vtv.vn/kinh-te/my-tim-mua-3-trieu-thung-dau-cho-kho-du-tru-chien-luoc-20240315212702023.htm
2.    Làn sóng sa thải ập đến ông lớn ngành năng lượng mặt trời Trung Quốc
Longi – gã khổng lồ năng lượng tái tạo Trung Quốc – đang tìm cách ‘bẻ lái’ trước cơn bão lạm phát. Sau một cuộc chiến giảm chi phí không thành công, nhà sản xuất năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới buộc cắt giảm gần 1/3 lực lượng lao động của mình. Sự sụt giảm của Longi là một dấu hiệu cho thấy những khó khăn gia tăng mà ngành năng lượng tái tạo phải đối mặt. Ngành công nghiệp này phải vật lộn với giá nguyên liệu tăng cao, lạm phát gia tăng và sự bất ổn kinh tế toàn cầu. Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất khác trên thế giới.
Trước khi thực hiện sa thải nhân viên, Longi đã áp dụng nhiều biện pháp để tiết giảm chi phí. Công ty đã cắt giảm trà chiều miễn phí, giảm ngân sách đi công tác và yêu cầu nhân viên không in màu. Văn phòng Thượng Hải của Longi cũng ngưng cung cấp cà phê miễn phí. Lợi nhuận sau thuế của công ty năng lượng mặt trời này lao dốc trong năm 2023, giảm 44% xuống còn 2,52 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 275 triệu Bảng Anh) trong quý III/ 2023. Giá cổ phiếu của công ty giảm khoảng 70% so với mức đỉnh năm 2021.
Nguồn: https://baoquocte.vn/trung-quoc-lan-song-sa-thai-ap-den-ong-lon-nganh-nang-luong-mat-troi-264667.html
3.    Chính thức đưa khí tự nhiên hóa lỏng vào phục vụ sản xuất công nghiệp
Ngày 18-3, Công ty CP Khí Việt Nam (PV GAS) cho biết đã chính thức triển khai cung cấp LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) vào phục vụ sản xuất công nghiệp tại Việt Nam. Ngay sau chuyến hàng này, PV GAS sẽ cung cấp LNG cho các khách hàng đang sử dụng khí thiên nhiên nén (CNG) như Oechsler Motion, thép Nam Hưng, Petfood Evolution, Asia Steel,…
Được biết, PV GAS sẽ khởi công giai đoạn 2 của Kho LNG Thị Vải với công suất nâng lên 3 triệu tấn/năm, dự kiến vận hành vào năm 2026. Ngoài ra, đơn vị này cũng sẽ triển khai dự án kho cảng trung tâm LNG Sơn Mỹ tại tỉnh Bình Thuận với tổng công suất 6 triệu tấn/năm và triển khai các dự án đầu tư kho cảng LNG trung tâm tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Nguồn:  https://nld.com.vn/chinh-thuc-dua-khi-tu-nhien-hoa-long-vao-phuc-vu-san-xuat-cong-nghiep-196240318165641604.htm
Nhóm tin về liên kết, đầu tư, start-up, DN mới
1.    “Gã khổng lồ” Alibaba lên kế hoạch đầu tư hơn 1 tỷ USD vào Hàn Quốc
Tập đoàn thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba dự kiến đầu tư 1,1 tỷ USD vào Hàn Quốc trong ba năm tới, trong kế hoạch xây dựng trung tâm logistics và mở rộng kinh doanh.  Là một phần của kế hoạch đầu tư, “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc này có kế hoạch chi 200 triệu USD trong năm nay để xây dựng trung tâm logistics.
Tài liệu cho thấy Alibaba cũng có kế hoạch chi 100 triệu USD để giúp các công ty vừa và nhỏ của Hàn Quốc bán sản phẩm của họ ra nước ngoài. AliExpress, nền tảng thương mại điện tử của Alibaba, đang bị giám sát chặt chẽ ở Hàn Quốc vì người tiêu dùng khiếu nại ngày càng tăng. Alibaba cho biết họ sẽ đầu tư khoảng 100 tỷ won (gần 76 triệu USD) để tăng cường bảo vệ người tiêu dùng ở Hàn Quốc.
Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/post-934495.vnp
2.    Vốn khởi nghiệp ở Ấn Độ: Từ đỉnh cao đến vực sâu
Sau khi chứng kiến dòng tiền ồ ạt đổ vào trong năm 2021 và 2022, giúp tạo ra hàng chục kỳ lân (startup có mức định giá từ 1 tỉ đô la Mỹ), thị trường vốn mạo hiểm của Ấn Độ rơi vào suy thoái. Năm ngoái, chỉ có hai kỳ lân được tạo ra ở nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á khi tổng vốn mà các startup huy động được suy giảm 60%, từ 26 tỉ đô la Mỹ vào năm 2022 xuống còn khoảng 9,5 tỉ đô la. Thị trường khởi nghiệp Ấn Độ, thiên về ngành công nghệ có nhu cầu cao, từng được kỳ vọng sẽ chống chịu tốt trước các bất ổn vĩ mô. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chi phí vốn cao trong lịch sử đã khiến thị trường này bị tổn thương nặng nề. Khi chi phí vốn tăng lên trên toàn thế giới, các quỹ mạo hiểm nước ngoài cũng lo ngại rủi ro và và có ít động lực hơn để đầu tư ở các thị trường mới nổi như Ấn Độ.
Tháng 9 năm ngoái, chính phủ Ấn Độ áp “thuế thiên thần” đối với các startup huy động vốn hạt giống từ các nhà đầu tư thiên thần nước ngoài. Chính sách thuế này càng gây khó khăn hơn cho các startup giữa lúc họ đang cần vốn mạo hiểm của nước ngoài. Vấn đề đặc biệt nghiêm trọng do số lượng các nhà đầu tư thiên thần trong nước còn ít. Do khó khăn trong việc huy động vốn trong nước tại địa phương, một số doanh nhân Ấn Độ đang chọn phương án thành lập công ty ở Mỹ, hoặc tập trung vào các mô hình kinh doanh không cần đầu tư lớn.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/von-khoi-nghiep-o-an-do-tu-dinh-cao-den-vuc-sau/
3.    Start-up Việt nhận đầu tư từ tập đoàn viễn thông Nhật Bản
NTT e-Asia, công ty thành viên của Tập đoàn viễn thông NTT East (Nippon Telegraph and Telephone East Corporation, Nhật Bản) vừa công bố việc đầu tư chiến lược vào Awing. Đây là startup Việt sở hữu nền tảng quảng cáo trực tuyến trên mạng WiFi công cộng.  Awing là startup Việt được thành lập vào năm 2017. Nền tảng quảng cáo do Awing phát triển hoạt động dựa trên việc cung cấp mạng WiFi miễn phí cho người dùng di động. Đổi lại, trước khi kết nối vào mạng WiFi, họ sẽ phải tương tác với quảng cáo trực tuyến của các nhãn hàng.
Việc NTT e-Asia rót vốn đầu tư vào Awing được xem là bước đệm vững chắc để startup này vươn ra thế giới. Sự kiện này cũng mở ra một làn sóng đầu tư mới của Nhật Bản vào các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam. Sau thương vụ gọi vốn, số tiền mà nhà mạng Nhật đầu tư sẽ không được rút ra ngoài. Thay vào đó, startup Việt dự định sẽ sử dụng nguồn vốn này để “go global”, tiến ra thị trường thế giới. Đây cũng là một trong số ít các mô hình kinh doanh mang tính nền tảng do người Việt phát triển được đem đi xuất khẩu.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/xuat-khau-nen-tang-so-viet-sang-thai-sing-nho-cap-wifi-mien-phi-2260018.html
Nhóm tin về tài chính
1.    Tập đoàn Tài chính JB Đầu tư chiến lược vào Infina
Vừa qua, tại Trụ sở của Công ty chứng khoán JB Việt Nam đã diễn ra lễ ký kết đầu tư chiến lược của Tập đoàn Tài chính JB (JBFG) vào Infina. Khoản đầu tư này hướng tới củng cố hợp tác chiến lược đã có trước đó giữa Công ty chứng khoán JB Việt Nam (Công ty con của Tập đoàn Tài chính JB tại Việt Nam) và Infina, đồng thời gia tăng sức mạnh cộng hưởng trong kinh doanh tại khu vực châu Á của cả hai bên.
Quan hệ hợp tác với các đối tác như các công ty Fintech trong bối cảnh thị trường chứng khoán đầy hứa hẹn của Việt Nam sẽ hiệu quả cho việc nhanh chóng mở rộng tệp khách hàng và mang đến cho họ các trải nghiệm đầu tư nâng cao. Hợp tác này sẽ không chỉ thúc đẩy kinh doanh tại Việt Nam mà còn mang đến cơ hội tuyệt vời để vươn tới thị trường nước ngoài.
Nguồn: https://baodautu.vn/tap-doan-tai-chinh-jb-dau-tu-chien-luoc-vao-infina-d210704.html

Bsa Media