Theo đài NHK, giá thực phẩm và đồ uống ở Nhật Bản sẽ tăng trong tháng 4 bởi chi phí lao động và vận chuyển ngày càng tăng. Một cuộc khảo sát với 195 nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống trên toàn quốc do công ty nghiên cứu tư nhân Teikoku Databank thực hiện cho thấy giá của 2.806 mặt hàng sẽ tăng vào tháng này. Ảnh minh hoạ - Nguồn Internet

Nhóm tin về ngành bán lẻ – thương mại điện tử

1. Tập đoàn bán lẻ Auchan SA của Pháp bán các tài sản tại Nga
Công ty Ceetrus thuộc Tập đoàn bán lẻ Auchan SA của Pháp đã hoàn tất thỏa thuận bán tài sản ở Nga. Ngày 12-4, Công ty Các Gallery Thương mại đã trở thành chủ sở hữu mới các siêu thị của Auchan. Chủ sở hữu chính của doanh nghiệp này là ông Tagir Shaimardanov. Hai công ty của ông Shaimardanov đã được thành lập để mua các cửa hàng outlet Hines ở Kotelniki, ngoại ô Matxcơva và trên xa lộ Pulkovskoye ở St. Petersburg.
Danh mục đầu tư tại Nga của Ceetrus bao gồm hơn 150.000m2 không gian bán lẻ. Công ty quản lý 40 trung tâm mua sắm và gallery, bao gồm các tổ hợp mua sắm Akvarel ở Pushkin (ngoại ô Matxcơva), Togliatti, Volgograd, Troika ở Matxcơva. Các nguồn tin cho biết giao dịch mua bán bất động sản sẽ cho phép chủ sở hữu Ceetrus giảm thiểu rủi ro khi sở hữu tài sản ở Nga.
Nguồn: https://tuoitre.vn/tap-doan-ban-le-auchan-sa-cua-phap-ban-cac-tai-san-tai-nga-20240415160844289.htm
2. Chuỗi điện máy Thế Giới Di Động đang thống lĩnh thị trường Indonesia
Chia sẻ tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024 của Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) chiều 13/4, ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO chuỗi Thegioididong.com cho biết đã cùng đối tác Erajaya Digital mở cửa hàng điện thoại, điện máy thứ 55 sau gần 1,5 năm có mặt tại thị trường Indonesia.
Theo đó, mỗi cửa hàng Erablue với diện tích khoảng 300 m2 có doanh thu bình quân 4,5 tỷ đồng/cửa hàng/tháng, còn cửa hàng 180 m2 có doanh thu mỗi tháng là 2,5 tỷ đồng/cửa hàng. Hiện chuỗi này đã đạt mốc hòa vốn ở cấp độ cửa hàng. Dự kiến trong năm nay chuỗi sẽ nâng số lượng cửa hàng lên không quá 100 điểm và hòa vốn ở cấp độ công ty. Ông Hiểu Em cho biết cộng các đối thủ cạnh tranh hiện tại của Erablue chỉ khoảng 60 cửa hàng. Hiện Erablue đang chiếm thị phần lớn nhất về cả số lượng cửa hàng lẫn doanh thu nếu so 1:1 với nhau.
Nguồn: https://znews.vn/chuoi-dien-may-the-gioi-di-dong-dang-thong-linh-thi-truong-indonesia-post1469923.html
3. Shopee, TikTok Shop chiếm gần hết “miếng bánh” thương mại điện tử
Theo báo cáo doanh thu các sàn thương mại điện tử quý I/2024 do YouNet ECI thực hiện thì Shopee, TikTok Shop chiếm hơn 91% thị phần. Báo cáo cho biết trong quý I/2024, doanh thu của 4 sàn thương mại điện tử: Shopee, TikTok Shop, Lazada, Tiki đạt 79.120 tỉ đồng, giảm 16% so với quý IV/2023. Tuy nhiên, thông tin tích cực là tổng dung lượng thị trường tháng 3 hồi phục nhanh, tăng 39% so với tháng 2, tương đương tháng 11-2023 với doanh số 30.908 tỉ đồng. Đáng chú ý, giá trị giao dịch tập trung vào các sàn lớn là Shopee (67,9%), TikTok Shop 23,2% còn Lazada 7,6%, Tiki 1,3%.
Cũng trong quý I/2024, đã có 768,44 triệu đơn vị sản phẩm được bán ra, mỗi đơn vị sản phẩm có giá bình quân 109.182 đồng. Đáng chú ý, Tiki dù chiếm thị phần thấp giá trị giao dịch trung bình trên mỗi sản phẩm gấp 3,6 lần bình quân của 4 sàn. Cũng theo báo cáo của YouNet ECI, 4 sàn thương mại điện tử trên có khoảng 509.000 nhà bán hàng, tập trung nhiều nhất trên Shopee với 262.000 nhà bán hàng. YouNet ECI dự báo thị trường thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trung bình 25% mỗi năm tiến tới 2025, thúc đẩy bởi sự phát triển của shoppertainment và sự xuất hiện chính thức trên thương mại điện tử của các nhãn hàng lớn.
Nguồn: https://nld.com.vn/shopee-tiktok-shop-chiem-gan-het-mieng-banh-thuong-mai-dien-tu-196240413110330015.htm
4. MM Mega Market muốn mở 10.000 cửa hàng tạp hóa kiểu mới
Giá Tốt là mô hình tạp hóa kiểu mới hợp tác giữa MM Mega Market Việt Nam (MM) với các đối tác là nhà đầu tư cá nhân có mong muốn sở hữu những cửa hàng tiện ích, siêu thị mini. Theo chia sẻ của đại diện MM, cửa hàng tạp hóa đối tác của Giá Tốt sẽ được thiết kế hoàn chỉnh theo mô hình chuyên nghiệp từ trang thiết bị cho đến tối ưu hóa không gian trưng bày phù hợp với không gian đặc thù riêng biệt của chủ cửa hàng. Đặc biệt, mô hình này tập trung vào 4 “không”: Không phí nhượng quyền, không độc quyền cung cấp, không quyết định giá bán, không bắt buộc ký quỹ mua hàng. Tính đến hết tháng 3 vừa qua, MM đã công bố cột mốc hơn 1.400 cửa hàng Giá Tốt trên toàn quốc. Doanh nghiệp này đặt mục tiêu nhượng quyền và phát triển hệ thống này lên đến 10.000 cửa hàng trên cả nước đến năm 2026.
Thực tế, xu hướng bắt tay giữa hệ thống siêu thị lớn và tiệm tạp hóa truyền thống đã bắt đầu từ một vài năm gần đây, và đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng. Lý giải cho xu hướng này, ông Nguyễn Đức Toàn, Giám đốc Thương mại của MM Mega Market Việt Nam, nhấn mạnh trong các năm gần đây, nhiều nhà đầu tư đã phát triển các hệ thống bán lẻ hiện đại. Đặc biệt là những hệ thống cửa hàng tiện lợi, cửa hàng minimart mang đến nhiều tiện dụng mới cho người tiêu dùng của Việt Nam, chú trọng vào nhóm tiêu dùng trẻ.
Nguồn: https://znews.vn/mm-mega-market-muon-mo-10000-cua-hang-tap-hoa-kieu-moi-post1470371.html
5. Masan cân nhắc IPO công ty sản xuất hàng tiêu dùng
Nguồn tin của Bloomberg cho biết CTCP Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) đang cân nhắc niêm yết mảng hàng tiêu dùng. Thương vụ có khả năng trở thành đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất từ trước đến nay của Việt Nam.
Tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đang hợp tác với các nhà tư vấn tài chính liên quan đến vấn đề IPO của Masan Consumer Holdings (MCH). Ước tính, thương vụ này có thể huy động được từ 1 tỷ USD đến 1,5 tỷ USD. Bloomberg cho biết thêm đợt bán cổ phiếu có thể diễn ra vào đầu năm sau nếu điều kiện thị trường thuận lợi.
Nguồn: https://znews.vn/blooomberg-masan-can-nhac-ipo-cong-ty-san-xuat-hang-tieu-dung-post1470737.html

Nhóm tin về ngành thực phẩm – ẩm thực

1. Giá thực phẩm ở Nhật tăng mạnh
Theo đài NHK, giá thực phẩm và đồ uống ở Nhật Bản sẽ tăng trong tháng 4 bởi chi phí lao động và vận chuyển ngày càng tăng. Một cuộc khảo sát với 195 nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống trên toàn quốc do công ty nghiên cứu tư nhân Teikoku Databank thực hiện cho thấy giá của 2.806 mặt hàng sẽ tăng vào tháng này. Một số mặt hàng giữ nguyên mức giá nhưng bị giảm về khối lượng. Con số này giảm 48,1% so với số lượng mặt hàng tăng giá cùng kỳ năm ngoái.
Mức tăng trong tháng 4 này là lớn nhất kể từ đầu năm nay. Hơn 2.000 trong số đó là thực phẩm đông lạnh và thực phẩm chế biến khác, bao gồm cả giăm bông và xúc xích. Việc tăng giá cũng được lên kế hoạch cho gần 370 loại gia vị như các sản phẩm nước dùng và sốt cà chua, cùng khoảng 290 loại đồ uống có cồn và đồ uống khác. Tỷ lệ tăng trung bình khoảng 23% tính theo đồng yên. Đây là xu hướng tăng vừa phải từ 1-2 năm trước. Teikoku Databank nói rằng các nhà sản xuất đang tăng giá khi lương lao động cũng tăng. Teikoku dự báo mức tăng sẽ cao hơn trong những tháng tới, xuất phát từ chi phí nhập khẩu cao hơn do đồng yên yếu đi và chi phí nguyên liệu thô tăng do các vấn đề khí hậu toàn cầu.
Nguồn: https://vtcnews.vn/gia-thuc-pham-o-nhat-tang-manh-lao-dong-viet-no-luc-chat-bop-ar864257.html
2. Mức tiêu thụ thực phẩm hằng năm của Australia lần đầu sụt giảm
Theo số liệu do Cục Thống kê Australia (ABS), người dân tại Australia đã mua tổng cộng 14,8 triệu tấn thực phẩm và đồ uống không cồn trong 12 tháng, tính đến cuối tháng 6/2023 – giảm 1,9% so với 15,1 triệu tấn ghi nhận trong giai đoạn 12 tháng trước đó. Điều này đánh dấu lần đầu tiên tổng mức tiêu thụ thực phẩm và đồ uống không cồn giảm kể từ khi ABS bắt đầu đo lường vào năm 2018-2019.
Số liệu thống kê cho thấy mức tiêu thụ của mọi nhóm thực phẩm chính đều giảm, trong đó rau củ có mức giảm lớn nhất là 14 gr/người/ngày, tiếp theo là trái cây (giảm 12 gr), sữa và đồ uống không cồn. Theo ABS, so với năm 2018-2019, mức tiêu thụ sữa bò, bánh mì và nước ép trái cây của mỗi người tại Australia đã giảm từ 5-8%. Trong cùng thời gian này, mức tiêu thụ khoai tây chiên tăng 16% và sôcôla tăng 10%.
Nguồn: https://bnews.vn/muc-tieu-thu-thuc-pham-hang-nam-cua-australia-lan-dau-sut-giam/329970.html
3. Startup khởi nghiệp với loại cà phê “không từ hạt cà phê”
Startup công nghệ thực phẩm Prefer của Singapore tạo ra bột cà phê rang xay bằng cách thức rất độc đáo mà không sử dụng hạt cà phê: công nghệ lên men các loại thực phẩm dư thừa, như bánh mì chẳng hạn. Bột cà phê của Prefer được mặc định là loại không có caffeine (loại decaf). Prefer đã giải quyết tốt bài toán nhiều lời giải: Bán loại cà phê decaf cho người muốn uống cà phê nhưng không muốn đưa caffeine vào cơ thể.
Loại cà phê mới của Prefer dựa trên các nguyên lý sản xuất cà phê hòa tan được phát minh từ thế kỷ 18-19. Tuy vậy, công nghệ lên men và tái sử dụng các nguyên liệu dư thừa là nét mới của loại cà phê này. Nhưng Prefer cũng bán cà phê có hàm lượng caffeine thấp, bằng cách mua bột caffeine từ lá trà hay hạt cà phê và pha trộn theo khẩu vị hay mức độ caffeine của khách hàng.
Prefer mới chỉ có mặt trên thị trường được ba tháng. Tuy nhiên, Berber nói rằng startup này đã ghi nhận mức tăng trưởng doanh số gấp hai lần so với tháng trước. Hai nhà sáng lập nói rằng sản phẩm của Prefer không chỉ dừng ở cà phê, mà còn là ca cao, vani và hạt phỉ (hazelnut). Prefer sẽ lên kế hoạch “tấn công” từng thị trường và dự kiến mở rộng vào năm 2025.
Nguồn: https://bsaonline.vn/startup-khoi-nghiep-voi-loai-ca-phe-khong-tu-hat-ca-phe/
4. Người Việt dễ bị thu hút bởi các trend ẩm thực
Năm ngoái, thị trường F&B chứng kiến sự bùng nổ của các trào lưu ẩm thực đường phố. Với tần suất từ hai đến ba tháng, người tiêu dùng lại đón nhận một món ăn độc lạ như bánh đồng xu, trà chanh giã tay, lạp xưởng nướng đá,… Đây đều là những xu hướng ẩm thực du nhập từ thị trường bên ngoài Việt Nam. Đáng chú ý, TikTok đang dần trở thành nền tảng đánh giá ẩm thực được yêu thích nhất với 47,1% thực khách, đặc biệt là nữ giới chọn tin vào các đánh giá trên nền tảng này. Con số này gần gấp đôi so với Facebook, chỉ chiếm 24,1%.
Dựa trên kết quả khảo sát 3.000 nhà hàng, 4.000 thực khách trên toàn quốc và phỏng vấn gần 100 chuyên gia cùng các dữ liệu của các đơn vị nghiên cứu thị trường, báo cáo của iPOS.vn cho biết 65,3% người Việt lựa chọn các món ăn “trend”. Điều này cho thấy sức ảnh hưởng của các trào lưu ẩm thực trong ngành F&B. Theo ông Hoàng Tùng, một người có nhiều kinh nghiệm trong ngành F&B, các trào lưu ẩm thực đường phố đang trở nên giống với thời trang nhanh nhiều hơn, tức là đến và đi rất nhanh. Tuy nhiên, với tần suất quay vòng liên tục như vậy, ông Tùng đánh giá đó là một tín hiệu tốt, giúp thúc đẩy kích cầu. Sang năm 2024, ông Tùng nhận định các xu hướng mới sẽ xuất hiện dày đặc hơn và sẽ tạo cơ hội cho nhiều đối thủ mới thâm nhập thị trường.
Nguồn: https://doanhnhanvn.vn/nguoi-viet-cuong-trend-am-thuc-loi-hay-hai-cho-fb.html
5. Chuối tươi Việt rộng đường vào hệ thống siêu thị ở Hong Kong nhờ các tiêu chuẩn xanh
Tại buổi tọa đàm “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024” do Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 12-4 ở TP.HCM, ông Yuichiro Shiotani, giám đốc AEON Topvalue Việt Nam và Trung Quốc, cho biết sau chương trình Viet Nam International Sourcing 2023 được tổ chức năm ngoái, tập đoàn đã đưa thành công sản phẩm chuối tươi Việt Nam vào chuỗi cửa hàng gồm 91 điểm bán ở Hong Kong (Trung Quốc). Hiện nay 100% chuối tươi đang được bày bán là nhập khẩu từ Việt Nam dù trước đây toàn bộ chuối tươi ở cửa hàng tại Hong Kong do các nhà cung cấp Philippines, Đài Loan hay Singapore đảm nhận.
“Lý do gì để chúng tôi chuyển đổi sang hàng Việt Nam? Đối tác nhập chuối tươi của chúng tôi đã áp dụng mô hình kinh doanh kinh tế tuần hoàn. Trong quá trình trồng và chế biến, họ không có phát sinh chất thải bên ngoài, quy trình ấy đáp ứng được tiêu chí bền vững của tập đoàn”, ông Yuichiro Shiotani nói. Theo nhà bán lẻ Nhật Bản, trong xu thế tiêu dùng hiện nay, các nhà thu mua không chỉ chọn nguồn hàng dựa trên tiêu chí giá cả hay tốc độ giao hàng, mà đã thay đổi sang tiêu chí phát triển xanh, bền vững. Thế hệ tiêu dùng của thị trường Trung Quốc cũng đang được thay thế bởi lớp gen Z và gen X dẫn dắt các xu hướng tiêu dùng mới này. Ông Yuichiro Shiotani tin tưởng một khi Việt Nam đáp ứng được, hàng hóa sẽ rộng đường ra nước ngoài.
Nguồn:https://tuoitre.vn/chuoi-tuoi-viet-danh-bat-chuoi-philippines-khoi-ke-mot-he-thong-sieu-thi-o-hongkong-20240412165206535.htm

Nhóm tin về nông nghiệp – thủy sản – chăn nuôi

1. Giá sầu riêng giảm mạnh
Ngày 11/4, ghi nhận tại huyện Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) – một trong khu vực trồng sầu riêng lớn nhất cả nước, cho thấy giá sầu riêng giảm mạnh so với cách đây một tháng. Giá sầu riêng Monthong loại A (2,7 hộc; 1,9-5,2 kg) tại kho được các vựa thu mua giá 113.000 – 115.000 đồng một kg; loại B (2,5 hộc; 1,7 – 5,7 kg) là 93.000-95.000 đồng. Tương tự, sầu riêng Ri 6 cũng lao dốc về 81.000-86.000 đồng hàng loại A; loại B 66.000 – 68.000 đồng một kg. Các mức này giảm hơn 50% so với tháng trước.
Lý do giá sầu giảm tới một nửa trong thời gian ngắn, theo đại diện Công ty Sầu riêng Vạn Hòa, nguồn cung hàng trái vụ đang dồi dào. Hàng Thái Lan, Indonesia năm nay thu hoạch sớm hơn mọi năm, nên hàng Việt bị cạnh tranh. Cùng đó, đơn hàng mới từ Trung Quốc chậm lại, nhu cầu giảm đẩy giá trái sầu đi xuống. Vì thế, những thương lái mua sầu tại các tỉnh miền Tây như ông Trần Tuấn (huyện Cai Lậy) cũng tạm dừng thu mua, trong khi chủ vựa cố gắng “đẩy” hàng để tránh lỗ. Ngoài ra, chất lượng sầu riêng ở miền Tây đang bị hưởng hưởng do thời tiết nắng nóng. Gần đây, thông tin 30 lô sầu riêng xuất khẩu năm 2023 bị nhiễm kim loại nặng cũng khiến các đơn vị thu mua e dè và khắt khe hơn trong mua hàng.
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/gia-sau-rieng-o-can-tho-ha-nhiet-20240413132257683.htm
2. Cà phê tăng giá, doanh nghiệp ‘bấm bụng’ chịu lỗ
Xu hướng tiêu dùng cafe của thế giới cũng đang dịch chuyển dần sang Robusta, điều này đồng nghĩa với việc cà phê Việt Nam càng rộng đường xuất khẩu. Tín hiệu vui này hiện hữu bằng việc nhiều đối tác đang đặt mua cà phê của Việt Nam tới tấp với số lượng lớn và sẵn sàng trả giá cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại e dè, chưa nhận đơn hàng vì sợ rủi ro. Lý do, giá cà phê đang cao, thậm chí cao hơn giá xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp đang nợ đơn hàng cũ nên chưa nhận đơn hàng mới.
Ông Trịnh Đức Minh – Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cho biết thêm, doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều nguy cơ (mất uy tín, thua lỗ, gom không được hàng cho đối tác), sau khi cà phê tăng giá. Không ít doanh nghiệp bị thua lỗ nặng khi buộc phải đẩy giá lên cao hơn giá xuất khẩu để gom được hàng giao cho đối tác đã ký..
Nguồn: https://tienphong.vn/ca-phe-tang-gia-doanh-nghiep-bam-bung-chiu-lo-post1628508.tpo
https://tienphong.vn/doanh-nghiep-lao-dao-voi-gia-ca-phe-trong-mo-post1620615.tpo
3. Cam sành rớt giá còn 5.000 đồng/kg, nhiều nhà vườn lao đao
Trước năm 2021, giá cam sành thường ở mức 20.000 – 30.000 đồng/kg, đem lại nguồn thu nhập rất cao cho các thành viên tổ hợp tác, với lợi nhuận bình quân 1 tỉ đồng/ha/năm. Tuy nhiên, từ đầu năm 2022, giá cam sành bắt đầu “lao dốc”, đến năm 2023, nhiều tháng liền cam sành đứng ở mức giá 5.000 đồng/kg, có thời điểm chỉ còn 2.000 – 3.000 đồng/kg khiến người trồng cam bị thua lỗ nặng nề.
Nguyên nhân giá cam giảm là do cam sành hiện nay chủ yếu tiêu thụ nội địa, chưa có thị trường xuất khẩu. Trong khi đó, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long liên tục mở rộng diện tích trồng cam sành nên cung vượt cầu.
Nguồn: https://tuoitre.vn/cam-sanh-rot-gia-con-5000-dong-kg-nhieu-nha-vuon-lao-dao-20240414110428446.htm

Nhóm tin về thị trường xuất nhập khẩu

1. Nhà xuất khẩu hàng điện tử Trung Quốc lo lắng khi giá bán ‘rẻ như bắp cải’
Tại Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc (Canton Fair) lần thứ 135 ở tỉnh Quảng Đông, nhiều nhà xuất khẩu hàng điện tử lo lắng khi chứng kiến lượng đơn hàng suy giảm giữa lúc biên lợi nhuận thắt chặt. Theo Wu Huazhan, người đồng sở hữu Foshan Top Winning cho biết, tỷ suất lợi nhuận của công ty này đã giảm xuống mức 0,5% từ mức 2% cách đây 3-4 năm. Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 3 tính theo đồng đô la Mỹ giảm mạnh mặc dù khối lượng tăng trưởng. Trong khi đó, chỉ số giá nhà sản xuất của Trung Quốc giảm liên tục trong 18 tháng qua, làm giảm kỳ vọng nền kinh tế đang bước vào lộ trình tăng trưởng bền vững sau đại dịch Covid-19.
Các nhà xuất khẩu Trung Quốc đang đối mặt với căng thẳng kinh tế và chính trị dâng cao giữa Bắc Kinh và Washington cũng như sự trì trệ của thương mại toàn cầu do tác động ngày càng tồi tệ từ hai cuộc chiến ở Ukraine và Trung Đông. Lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc đang gặp khó khăn do dư thừa năng lực. Gần đây, các quan chức Mỹ và châu Âu phàn nàn rằng, chiến lược của Trung Quốc nhằm củng cố và nâng cấp ngành công nghiệp sản xuất trong nước đã làm trầm trọng thêm tình trạng dư thừa công suất. Điều này đẩy giá cả hàng hóa xuất khẩu xuống mức mà các nền kinh tế khác không thể cạnh tranh nổi.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/nha-xuat-khau-hang-dien-tu-trung-quoc-lo-lang-khi-gia-ban-re-nhu-bap-cai/
2.  Doanh nghiệp xuất khẩu ‘nín thở’ theo dõi tình hình đơn hàng
Sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel khiến tình hình ở khu vực Trung Đông thêm căng thẳng, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang hồi hộp theo dõi diễn biến xung đột cũng như những tác động sau đó để tìm giải pháp ứng phó. Ông Nguyễn Văn Khánh – Chủ tịch Hội da giày TP. Hồ Chí Minh thừa nhận, đa số doanh nghiệp trong ngành vẫn đang gặp nhiều khó khăn về đơn hàng. Nhiều nhà máy vẫn cắt giảm công nhân do đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh. Bên cạnh những khó khăn do tình hình xung đột chính trị, hiện các ngành như may mặc, da giày  còn phải đối mặt với thách thức từ cuộc cách mạng 4.0, sản xuất xanh, giảm phát thải….
Cũng trong vòng xoáy lo lắng, ông Nguyễn Văn Thứ – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm G.C (GC Food), Phó Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (AFT) – bày tỏ, từ đầu năm đến nay, đơn hàng của doanh nghiệp giảm do khách hàng lo ngại tình hình bất ổn. Theo ông Thứ, xung đột tại Trung Đông có tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu. Nguyên nhân là do giá cả các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất sẽ tăng, cước vận chuyển cũng sẽ tăng và người tiêu dùng trên thế giới có thể thắt chặt chi tiêu trở lại do lo ngại bất ổn.
Nguồn: https://congthuong.vn/doanh-nghiep-xuat-khau-nin-tho-theo-doi-tinh-hinh-don-hang-315132.html
3.  Tôm xuất khẩu sang Hàn Quốc gặp khó vì thuế quan
Ngày 15-4, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có công văn số 47/CV-VASEP gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Ngoại giao với nội dung Đề nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc. Hiện nay, toàn bộ các dòng thủy sản nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Việt Nam đã ở mức 0% nhưng đổi lại tôm Việt Nam vẫn bị áp hạn ngạch xuất khẩu sang đây. Điều này đã ảnh hưởng đến việc gia tăng lượng tôm xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường này, theo VASEP.
Vì thế, VASEP cho rằng, việc xem xét đề nghị Hàn Quốc gỡ bỏ cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với tôm đông lạnh Việt Nam theo VKFTA là cấp thiết để bảo vệ thị phần và lợi ích trong lâu dài của tôm Việt Nam tại thị trường này. Theo VASEP, từ góc độ thực tiễn, khả năng đề nghị này được phía Hàn Quốc ủng hộ vì hiện nay, Hàn Quốc đang phải đối mặt lạm phát, giá thực phẩm tăng phi mã, Chính phủ nước này đã phải chủ động giảm thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng và dường như sẽ sẵn sàng xem xét các giải pháp khác giúp giảm giá thực phẩm nhập khẩu như tham vấn điều chỉnh thuế quan VKFTA.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/vasep-tom-xuat-khau-sang-han-quoc-gap-kho-vi-thue-quan/
4.  Báo động nhập khẩu thép cán nóng: Cần thiết điều tra phòng vệ
Các doanh nghiệp sản xuất thép cán nóng (HRC) như Formosa, Hòa Phát đã nộp đơn đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá với mặt hàng này nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ vì lý do đe dọa sản xuất trong nước. Theo chuyên gia ngành thép Nguyễn Văn Sưa, bảo vệ sản xuất thượng nguồn trong nước cũng là bảo vệ công ăn việc làm và tạo nguồn thu ngân sách bền vững cho nhà nước.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2023, lượng nhập khẩu thép cuộn cán nóng (HRC) bằng 143% so với lượng sản xuất trong nước. Ước tính quý I/2024, lượng nhập khẩu HRC đạt 3 triệu tấn, gấp 1,5 lần so với lượng sản xuất trong nước, riêng lượng nhập từ Trung Quốc và Ấn Độ tăng đột biến, chiếm 75%.
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/bao-dong-nhap-khau-thep-can-nong-can-thiet-dieu-tra-phong-ve-20240414064016131.htm
5.  Ô tô nhập khẩu vào Việt Nam tăng vọt trong tháng 3
Lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 3 tăng mạnh trong bối cảnh thị trường xe hơi trong nước đang có dấu hiệu ấm lên. So với tháng trước, ô tô nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng 64,4% về lượng và tăng 62,3% về kim ngạch.
Báo cáo cũng cho biết Indonesia vẫn là quốc gia cung cấp ô tô nhiều nhất vào nước ta với 14.762 xe. Tổng kim ngạch đạt 213,44 triệu USD, chiếm 45,74% về lượng và chiếm 31,6% về kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc tại Việt Nam. Xếp ngay sau Indonesia là Thái Lan với 10.420 xe, kim ngạch 204 triệu USD, chiếm 32,3% về lượng và chiếm 30,2% kim ngạch cả nước. Vị trí thứ 3 là Trung Quốc với 5.821 xe, kim ngạch 176,83 triệu USD, chiếm 18% về lượng và chiếm 26,2% về kim ngạch cả nước.
Nguồn: https://tienphong.vn/o-to-nhap-khau-vao-viet-nam-tang-vot-trong-thang-3-post1628999.tpo

Nhóm tin về xu hướng xanh – bền vững

1.Tín chỉ carbon: ‘Miếng bánh’ ít người biết của Tesla
Trong khi nhiều hãng xe khác đang loay hoay tìm hướng đi trong cuộc đua điện khí hóa thì Tesla của Elon Musk đã tạo ra khoản tiền đáng kể 1,79 tỷ USD từ việc bán tín dụng carbon năm 2023, nâng tổng thu nhập từ các khoản tín dụng từ tín chỉ carbon kể từ năm 2009 lên gần 9 tỷ USD. Doanh thu này đến từ việc kinh doanh tín chỉ quy định cho các nhà sản xuất ô tô khác không thể đáp ứng các quy định về khí thải ở Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc.
Doanh số bán tín chỉ carbon hàng năm của Tesla cao kỷ lục vào năm 2023. Doanh thu bền vững này có thể khiến Tesla ngạc nhiên, dựa trên những kỳ vọng trước đây rằng thu nhập tín chỉ theo quy định sẽ giảm khi các đối thủ cạnh tranh tăng cường sản xuất xe điện. Bằng cách cung cấp cho các công ty cùng ngành một cơ chế để bù đắp lượng khí thải carbon của họ, Tesla đóng một vai trò quan trọng trong thị trường tín chỉ carbon. Vị trí dẫn đầu của Tesla trong thị trường xe điện và cam kết về năng lượng bền vững đã đặt Tesla vào vị trí thuận lợi để tiếp tục thu lợi nhuận từ việc bán tín chỉ carbon trong những năm tới.
Nguồn: https://vneconomy.vn/automotive/tin-chi-carbon-mieng-banh-it-nguoi-biet-cua-tesla.htm
2. Đông Nam Á nhận 6,3 tỷ USD đầu tư xanh trong năm 2023
Báo cáo công bố ngày 15/4 bởi Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek cho thấy khu vực Đông Nam Á ghi nhận sự gia tăng đáng kể về đầu tư xanh trong năm 2023. Theo hãng tin CNBC trích dẫn báo cáo trên, có khoảng 6,3 tỷ USD đầu tư xanh đã được đổ vào khu vực Đông Nam Á trong năm 2023, tăng mạnh 21% so với cùng kỳ năm 2022. Các dự án năng lượng tái tạo vẫn là danh mục đầu tư xanh chính trong khi các dự án trung tâm dữ liệu xanh ghi nhận mức tăng đầu tư lớn nhất so với năm 2021. Các động lực đầu tư lớn khác ở Đông Nam Á bao gồm đầu tư vào quản lý chất thải như xử lý nước và tái chế nhựa.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới làn sóng đầu tư vào các trung tâm dữ liệu tăng lên tới từ sự xuất hiện của những công nghệ mới sử dụng nhiều dữ liệu như AI, dẫn đến mức tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng. Trong khu vực, Malaysia và Singapore nằm trong số các chính phủ Đông Nam Á tích cực nhất trong việc thúc đẩy đầu tư lớn vào các trung tâm dữ liệu xanh nhằm mục đích tiết kiệm năng lượng hơn và ít phụ thuộc hơn vào nhiên liệu hóa thạch.
Tuy nhiên bất chấp xu hướng gia tăng đầu tư xanh tích cực trong khu vực, các tác giả của báo cáo nhận định Đông Nam Á vẫn cần nhiều hơn thế để có thể đáp ứng được các mục tiêu quan trọng về khí hậu. CNBC trích dẫn báo cáo cho biết các quốc gia trong khu vực này sẽ cần khoảng 1.500 tỷ USD đầu tư tích lũy vào lĩnh vực năng lượng và môi trường để đạt được các mục tiêu đóng góp do quốc gia xác định vào năm 2030. Dù vậy tới hiện tại, mới chỉ có 1,5% trong tổng số tiền trên được đầu tư và nhiều quốc gia đang đứng trước nhiều khó khăn trong việc thực hiện cam kết của mình.
Nguồn: https://mekongasean.vn/dong-nam-a-nhan-63-ty-usd-dau-tu-xanh-trong-nam-2023-post33763.html
3. Đầu tư năng lượng tái tạo ở Đông Nam Á đang đi lệch hướng, xếp hạng gần cuối thế giới
Trong khi toàn cầu đang hướng tới mục tiêu giảm lượng khí phát thải carbon thì Đông Nam Á lại đang đi chệch hướng trên con đường đầu tư xanh. Công ty tư vấn Bain & Company cho biết, lượng khí thải carbon tại khu vực vẫn gia tăng đáng kể trong thập kỷ này. Đông Nam Á vẫn bị phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, mà điều này không hề có lợi cho bầu khí quyển và Trái đất.
Tại các quốc gia Đông Nam Á, năng lượng sạch chỉ chiếm 10% tổng sản lượng cung cấp. Thêm vào đó, nhiên liệu hóa thạch cũng được ưu tiên trợ cấp cao hơn khoảng 5 lần so với năng lượng sạch. Hiện nay, đầu tư vào năng lượng tái tạo ở khu vực đang gặp phải những khó khăn, thách thức như vốn đầu tư ban đầu cao, quy định lưới điện, thuế không đảm bảo. Những nhược điểm này đã khiến cho việc cấp vốn vào các dự án năng lượng tái tạo gặp khó khăn hơn.
Báo cáo cũng cho biết thêm, 60% các nhà máy nhiệt điện than ở Đông Nam Á vẫn mới trong quá trình hoạt động, nên vẫn bị ràng buộc bởi các thỏa thuận mua bán dài hạn và cam kết hoàn vốn đầu tư. Vì thế, việc đóng cửa các nhà máy điện nhiên liệu hóa thạch cũng trở nên khó khăn. Ông Tim Gould, Giám đốc Kinh tế Năng lượng tại Cơ quan Năng lượng Quốc tế (International Energy Agency – IEA) cho biết, trên thế giới hiện nay có hơn 1 nghìn tỷ USD vốn chưa thu hồi được trong các nhà máy than mới hoạt động. Chủ yếu những nhà máy này đều tập trung ở châu Á.
Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn/dau-tu-xanh-vao-nang-luong-tai-tao-o-dong-nam-a-dang-di-lech-huong-xep-hang-gan-cuoi-tren-the-gioi-87152.html

Nhóm tin về ngành dịch vụ

1. Doanh thu tăng gấp đôi, nhưng ba hãng hàng không lớn Trung Quốc vẫn lỗ ròng gần 2 tỉ đô la
Ba hãng hàng không quốc doanh lớn của Trung Quốc lỗ ròng đến 13,3 tỉ nhân dân tệ (1,87 tỉ đô la) trong năm 2023, dù kết quả kinh doanh tốt hơn trước. Tổng doanh số của China Southern Airlines, Air China và China Eastern Airlines tăng gấp đôi trong năm lên 427,6 tỉ  nhân dân tệ. Đây là năm thứ tư liên tiếp các hãng Trung Quốc lỗ ròng. Câu chuyện kinh doanh của sáu hãng bay đại lục phản ánh bản chất thị trường du lịch hậu Covid tại đại lục, bởi các hãng chủ yếu bay nội địa hơn là những chuyến quốc tế – mà các hãng lớn vốn trông cậy để kiếm lợi nhuận.
Tại các nơi khác ở châu Á, các hãng hàng không là đối thủ của ba hãng lớn đại lục trên các đường bay quốc tế đang có những bước chuyển mình hay bước nhảy vọt lớn. Sự hồi phục chậm chạp của ba hãng quốc doanh Trung Quốc trên thị trường quốc tế được xem là trở ngại lớn. Tổng doanh thu nội địa tăng, nhưng tỷ lệ doanh thu từ hành khách quốc tế của ba hãng chỉ bằng một nửa đến 2/3 con số doanh thu của năm 2019.
Trong cuộc họp trực tuyến với các nhà đầu tư vào tuần trước, Mao Juan, người đứng đầu bộ phận tài chính của China Southern chỉ ra rằng “việc nối lại các chuyến bay chở khách quốc tế tương đối chậm” là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thua lỗ liên tục. Chỉ thị mới nhất về lịch bay mùa hè và mùa thu của Cục Hàng không dân dụng Trung Quố (CAAC), có hiệu lực từ ngày 31-3, dường như là cứu tinh cho ba hãng bay lớn của Trung Quốc. CAAC nói sẽ cho phép phân bổ nhiều nguồn lực hơn cho các đường bay quốc tế. Lợi nhuận của ba hãng hàng không lớn của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ có lãi trở lại vào năm 2024, theo dự báo thị trường do QUICK – FactSet tổng hợp, dao động từ 6,1 tỉ đến 9 tỉ nhân dân tệ.
Nguồn: https://bsamedia.vn/doanh-thu-tang-gap-doi-nhung-ba-hang-hang-khong-lon-trung-quoc-van-lo-rong-gan-2-ti-do-la/?fbclid=IwAR3firdMDaaIshXDCXGVJT7GMewb2GZC_Q9yHzfZG4lJdGz5hgA91UbL4hM
 2. Lotte Rental tham gia thị trường cho thuê xe ô tô tại Việt Nam
Theo hãng nghiên cứu thị trường Mordorintelligence, thị trường cho thuê xe Việt Nam được định giá dự kiến đạt 884 triệu USD vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm gần 14%. Mới đây nhất, với tham vọng tìm kiếm động lực tăng trưởng mới ở lĩnh vực tiềm năng của thị trường Việt Nam. Lotte Rental cho biết sẽ cung cấp dịch vụ dịch vụ đưa đón khách từ sân bay đến chỗ ở có tài xế tại 3 thành phố là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng.
Nguồn: https://baodautu.vn/lotte-rental-tham-chien-thi-truong-cho-thue-xe-o-to-tai-viet-nam-d213141.html#:~:text=Theo%20h%C3%A3ng%20nghi%C3%AAn%20c%E1%BB%A9u%20th%E1%BB%8B,%C4%90%C3%A0%20N%E1%BA%B5ng%2C%20TP.HCM.
 3. Xanh SM vượt mốc 50 triệu lượt khách sử dụng dịch vụ
Trong 1 năm qua, Xanh SM đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượt phục vụ khách hàng lẫn hệ thống dịch vụ. Ngoài dịch vụ taxi điện ban đầu, hiện Xanh SM cung cấp thêm dịch vụ di chuyển và giao vận bằng xe máy điện; các gói dịch vụ di chuyển trọn gói theo nhu cầu bằng ô tô điện; cho thuê xe điện tự lái, có lái.
Bên cạnh việc mở rộng sự hiện diện ra 36 tỉnh, thành phố, Xanh SM đã đồng hành cùng hơn 30 doanh nghiệp đối tác chuyển đổi đội xe, khai thác dịch vụ vận chuyển bằng xe điện tại nhiều tỉnh thành khác, qua đó thúc đẩy giao thông xanh mạnh mẽ tại các địa phương. Đặc biệt, dịch vụ Xanh For Business với các gói giải pháp di chuyển – giao vận dành cho doanh nghiệp đã nhận được sự hưởng ứng và đồng hành của hơn 1.000 khách hàng doanh nghiệp trên cả nước.
Theo thống kê, hiện Xanh SM đã vươn lên đứng thứ 2 thị trường dịch vụ gọi xe tại Việt Nam với 18,17% thị phần vào quý IV/2023, vượt qua nhiều thương hiệu lâu năm. Theo kế hoạch, đến năm 2025, Xanh SM sẽ chính thức hiện diện tại 9 quốc gia trên toàn cầu và từng bước chuyển mình thành công ty công nghệ cung cấp nền tảng dịch vụ gọi xe thuần điện hàng đầu thế giới.
Nguồn: https://tapchigiaothong.vn/xanh-sm-vuot-moc-50-trieu-luot-khach-su-dung-dich-vu-183240415103701102.htm

Nhóm tin về ngành thời trang – làm đẹp

1. Nike bị tụt hậu do thiếu sản phẩm mới đột phá
Trong cuộc phỏng vấn với CNBC tại Paris (Pháp), John Donahoe, CEO Nike, được hỏi về sự thiếu hụt các sản phẩm mới mang tính đột phá, cũng là điều đang khiến các nhà đầu tư lo ngại. Theo ông John Donahoe, bên cạnh việc các nhà máy sản xuất giày buộc phải đóng cửa trong thời kỳ đại dịch Covid-19, lý do dẫn đến việc kém sáng tạo còn bởii vì nhân viên Nike đã phải làm việc tại nhà trong 2,5 năm.
Một số nhà phân tích và nhà đầu tư đã chỉ trích gã khổng lồ giày thể thao vì tụt hậu trong đổi mới, mất thị phần vào những cái tên mới nổi như On Running và Hoka – những thương hiệu đã nhanh chóng chinh phục một thế hệ dân chạy bộ mới. Tháng 12/2023, Nike công bố kế hoạch tái cấu trúc rộng rãi nhằm giảm chi phí khoảng 2 tỷ USD trong 3 năm tới. Hai tháng sau đó, công ty cho biết đã cắt giảm 2% lực lượng lao động, tương đương hơn 1.500 việc làm, để có thể đầu tư vào các lĩnh vực tăng trưởng của mình, chẳng hạn như chạy bộ, hạng mục dành cho nữ và thương hiệu Jordan.
Nguồn: https://lifestyle.znews.vn/ly-do-nike-bi-tut-hau-post1468759.html
2. Hermès sắp soán ngôi Louis Vuitton, trở thành hãng xa xỉ nhất
Theo các nhà phân tích của Citigroup Inc., Hermès có tiềm năng vượt qua Louis Vuitton để trở thành hãng xa xỉ lớn nhất ngành trong những năm tới. Thomas Chauvet, Giám đốc Điều hành – Trưởng bộ phận Nghiên cứu Chứng khoán Hàng xa xỉ tại Citigroup Inc., đề cập trong lưu ý ngày 12/4 rằng doanh số của nhà sản xuất túi Birkin dự kiến sẽ đạt mức “mang tính biểu tượng” là 20 tỷ euro (21,3 tỷ USD) vào năm 2027 hoặc trước đó – một cột mốc mà Louis Vuitton, thương hiệu chủ chốt của tập đoàn LVMH, đã đạt được vào năm 2022.
Nhà phân tích này nhấn mạnh chiến lược giá của Hermès, dao động từ mức giá cả phải chăng đến siêu sang trọng, khả năng kiểm soát phân phối và cơ hội phát triển ở các danh mục ngoài da thuộc, như may mặc sẵn, đồng hồ, trang sức và đồ dùng trên bàn ăn. Bất chấp những lo ngại về sự chậm lại của nhu cầu đối với các mặt hàng cao cấp sau cơn bùng nổ hậu đại dịch, cổ phiếu của Hermès vẫn vượt trội so với các cổ phiếu hàng xa xỉ khác, với mức tăng 20% trong năm nay. Chỉ số theo dõi ngành chỉ tăng 6,8% trong cùng kỳ, trong khi LVMH tăng 8,2%.
Nguồn: https://lifestyle.znews.vn/hermes-sap-soan-ngoi-louis-vuitton-post1469937.html
3. Doanh thu của Tập đoàn thời trang Tây Ban Nha Inditex tăng trưởng ngoạn mục
Tập đoàn thời trang Tây Ban Nha Inditex đã công bố kết quả tăng trưởng doanh thu ấn tượng 10,4%. Theo bà Pippa Stephens – Chuyên gia phân tích bán lẻ của GlobalData, việc kết hợp xu hướng thời trang cùng đa dạng hóa đối tượng khách hàng đã giúp công ty đạt được thành tích ấn tượng trong năm tài chính 2023/2024, bất chấp những thách thức kinh tế làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng vào nửa cuối năm.
Các kết quả quan trọng của Inditex trong năm tài chính 2023, đó là: Tăng trưởng doanh thu 10,4% đạt 35,95 tỷ EUR, doanh thu tại cửa hàng và trực tuyến đều tăng; lợi nhuận gộp tăng 11,9% đạt 20,8 tỷ EUR và tỷ suất lợi nhuận gộp tăng 57,8%. EBITDA (chỉ số phản ánh thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao) tăng 13,9% đạt 9,9 tỷ EUR; thu nhập ròng tăng 30,3% đạt 5,4 tỷ EUR. Inditex ghi nhận kết quả tăng trưởng doanh thu khả quan cả tại cửa hàng và bán hàng trực tuyến. Doanh thu trực tuyến tăng 16%, đạt 9,1 tỷ EUR và số lượt truy cập website của công ty đạt 6,5 tỷ lượt trong năm 2023.
Nguồn: https://congthuong.vn/doanh-thu-cua-tap-doan-thoi-trang-tay-ban-nha-inditex-tang-truong-ngoan-muc-315224.html
4. Các thương hiệu thời trang toàn cầu bị đánh bật khỏi Trung Quốc
Với việc người tiêu dùng Trung Quốc đang thắt lưng buộc bụng, cuộc chiến giữa các thương hiệu thời trang phân khúc tầm trung trên toàn cầu và các “đại gia đường phố địa phương” ngày càng gay gắt. Các chuyên gia cho rằng hầu hết các thương hiệu thời trang nhanh nước ngoài dường như đang bị mắc kẹt trong một tình thế khó khăn. Các thương hiệu nội địa đang ngày càng chiếm thị phần lớn trong hoạt động kinh doanh khi sở hữu “lợi thế trên sân nhà”.
Tháng 2/2024, báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Forrester đã xác nhận sự chuyển hướng của người tiêu dùng Trung Quốc sang các thương hiệu nội địa bắt đầu từ khoảng năm 2016.  Một trong những tác động khiến cho các thương hiệu nội địa đã giành được lợi thế về thị phần là sức mạnh của phong trào “guochao”, một phong trào về sự trỗi dậy của niềm tự hào văn hóa và dân tộc ở Trung Quốc. Daniel Zipser, lãnh đạo bộ phận bán lẻ và tiêu dùng của McKinsey tại Châu Á cho biết, sự sẵn sàng trả phí cao hơn cho các thương hiệu thời trang nước ngoài ở phân khúc tầm trung đã giảm ở những năm gần đây trong bối cảnh họ ngày càng tin tưởng vào chất lượng và dịch vụ của các thương hiệu nội địa. Hơn 80% người tiêu dùng Trung Quốc trả lời cuộc khảo sát của Mintel năm 2023 cho biết khi mua thời trang nhanh, sản phẩm quan trọng hơn thương hiệu.
Tom Nixon, đồng sáng lập của công ty kỹ thuật số tập trung vào Trung Quốc Qumin nhận xét rằng, giới trẻ Trung Quốc nắm bắt các xu hướng thời trang mới nhất rất nhanh chóng, những xu hướng đó đã nhanh lẹ tìm đường để xuất hiện trong các thương hiệu thời trang nội địa, trong khi các thương hiệu quốc tế phải mất nhiều thời gian hơn để tiếp nhận và triển khai nó. Các chuyên gia thời trang cho rằng các thương hiệu nội địa Trung Quốc đang có xu hướng hiểu rõ hơn về các sắc thái hành vi của người tiêu dùng ở cấp độ địa phương. Năng lực tiếp thị cũng là một yếu tố khiến cho các thương hiệu nội địa Trung trỗi dậy chiếm lĩnh thị phần khi những thương hiệu nội địa nhanh chóng tìm ra các chương trình truyền hình, các bộ phim hay người nổi tiếng được yêu thích nhất để hợp tác nhằm mang lại kết quả tối ưu nhất.
Nguồn: https://thuonggiaonline.vn/cac-thuong-hieu-thoi-trang-toan-cau-bi-danh-bat-khoi-trung-quoc-post551601.html

Nhóm tin về ngành du lịch

1. Du lịch Việt Nam đã tới lúc phải chuyển đổi mô hình kinh doanh
Xu thế du lịch tự túc, sự bùng nổ của du lịch trực tuyến trên nền tảng công nghệ đã khiến cho quy mô và cấu trúc thị trường du lịch thay đổi. Chuyển đổi mô hình kinh doanh đang là yêu cầu tất yếu và cấp thiết của du lịch Việt Nam. Du lịch trực tuyến khiến cho hệ thống phân phối du lịch thay đổi lớn. Du khách ngày càng có xu hướng giảm thiểu hoặc bỏ qua các khâu trung gian. Từ hệ thống phân phối truyền thống qua các Travel Agency (B2B – Business to Business) thay vào đó khách hàng nhận thông tin trực tiếp từ các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ theo nhu cầu của họ (B2C – Business to Consumer). Hiện 36,5% khách du lịch sử dụng mạng xã hội để tìm cảm hứng hoặc ý tưởng du lịch”, đại diện Entravision Vietnam thông tin. Với sự giúp sức của Internet, AI, người dùng có thể tự thiết kế tour, đặt phòng, mua vé máy bay mà không cần nhờ đến đơn vị trung gian.
Lý do nhiều doanh nghiệp vẫn dùng mô hình B2B vì họ không muốn mất nhiều chi phí cho marketing, website. Nếu làm B2C, doanh nghiệp phải đầu tư lớn, từ làm sản phẩm, bán hàng, tiếp thị, tư vấn dịch vụ, quảng cáo… Việc phát sinh chi phí đầu tư công sức, nhân sự khiến nhiều doanh nghiệp ngần ngại. Tuy nhiên, đây là xu thế không thể chống lại, theo CEO Đặng Mạnh Phước từ The Outbox Company. “Thị trường B2B đang dần thu hẹp, B2C ngày càng chiếm lĩnh và trở thành xu hướng trên thế giới, chúng ta không có lựa chọn khác tối ưu hơn nếu muốn tiếp tục phát triển”.
Nguồn: https://vneconomy.vn/du-lich-viet-nam-da-toi-luc-phai-chuyen-doi-mo-hinh-kinh-doanh.htm

Nhóm tin về ngành kĩ thuật – công nghệ

1. ‘AI sẽ thu hẹp lực lượng lao động trong vòng 5 năm tới’
Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của Adecco Group với các nhà lãnh đạo cấp cao của các công ty vừa được công bố, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo sẽ làm giảm số lượng nhân viên tại hàng nghìn công ty trong vòng 5 năm tới. Kết quả của cuộc khảo sát cũng cho thấy tiềm năng của AI và AI tổng hợp – với khả năng sản xuất văn bản, hình ảnh và các tác vụ khác dựa trên câu lệnh – cách mạng hóa thị trường việc làm và cách con người làm việc.
Khoảng 46% nhà điều hành cho biết họ sẽ tái cơ cấu nhân sự nếu tính chất các công việc thay đổi do tác động của công nghệ AI. Phản hồi từ hơn 800 công ty trên toàn cầu cho thấy 1/4 trong số đó dự đoán rằng AI sẽ gây nên tác động xấu lên thị trường việc làm, trong khi một nửa số đó cho rằng công nghệ này sẽ tạo ra việc làm mới.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/ai-se-thu-hep-luc-luong-lao-dong-trong-vong-5-nam-toi-2269323.html
2. Mỹ ứng phó với công nghệ AI đang đe dọa sinh kế nhiều người dân
Trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về tác động của AI đối với thị trường lao động và sinh kế của người Mỹ, một quan chức tại bang California đã nảy ra ý tưởng táo bạo, thu hút được sự chú ý của đông đảo người dân. Năm 2019, thị trưởng thành phố Stockton, bang California, ông Michael Tubbs đã khởi xướng chương trình thí điểm cung cấp nguồn thu nhập được đảm bảo cho một số người dân tại thành phố này. Kết quả ban đầu từ chương trình thí điểm cho thấy, những người nhận được tiền đã cải thiện đáng kể triển vọng việc làm và sự ổn định tài chính, đồng thời duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần tốt hơn.
Trong những năm gần đây, sự ủng hộ đối với khái niệm này đã tăng lên, đặc biệt là ở những nhân vật có tầm ảnh hưởng tại Thung lũng Silicon như tỷ phú Elon Musk, Giám đốc điều hành Meta Mark Zuckerberg hay Giám đốc điều hành Open AI Sam Altman.
Nguồn: https://bnews.vn/my-ung-pho-voi-cong-nghe-ai-dang-de-doa-sinh-ke-nhieu-nguoi-dan/330051.html
3. Chuỗi cung ứng bán dẫn Đài Loan dịch chuyển ra nước ngoài
Các nhà cung cấp công cụ chip và điện tử, vật liệu và xây dựng nhà máy của Đài Loan đang vươn ra quốc tế, khi các khách hàng hàng đầu của họ gồm TSMC và Foxconn mở rộng hoạt động ở nước ngoài. Ming-Kuen Lai, Tổng giám đốc Acter, một công ty xây dựng của Đài Loan, cho biết hoạt động kinh doanh ở Đông Nam Á của công ty ông tăng 50% trong năm ngoái. Theo dữ liệu chính thức, đầu tư của Đài Loan vào Thái Lan, Việt Nam và Malaysia đã tăng 146% trong năm 2023 so với năm trước đó, lên hơn 2,2 tỉ đô la Mỹ.
Căng thẳng địa chính trị, kết hợp với sự chú trọng ngày càng tăng đối với khả năng chống chịu của chuỗi cung ứng, đã tạo ra những chuyển động lớn trong ngành công nghệ. Sau nhiều thập niên tập trung sản xuất tại Trung Quốc và Đài Loan, các nhà lắp ráp điện tử như Foxconn, Quanta và Wistron, cùng với các nhà cung cấp chip lớn từ TSMC đến United Microelectronics Corporation (UMC), đang chạy đua thiết lập hoạt động tại Đông Nam Á, Nhật Bản và thậm chí cả châu Âu. Theo các lãnh đạo trong ngành điện tử Đài Loan, kinh tế Trung Quốc suy yếu đã châm ngòi cuộc chiến về giá. Vì vậy, việc mở rộng sản xuất bên ngoài nước này hứa hẹn mang lại tiềm năng tăng trưởng mới.
Nguồn: https://thesaigontimes.vn/chuoi-cung-ung-ban-dan-dai-loan-dich-chuyen-ra-nuoc-ngoai/
4. Apple đưa ra tín hiệu mới về AI giúp vốn hóa thị trường tăng 112 tỉ USD sau 1 ngày
Theo hãng tin Bloomberg, quyết định đại tu toàn bộ dòng máy Mac của Apple bằng chip M4 nội bộ được thiết kế để tập trung vào trí tuệ nhân tạo (AI) đã gây ấn tượng mạnh với các nhà đầu tư, giúp cổ phiếu công ty tăng 4,3% (mức tăng trong một ngày lớn nhất 11 tháng qua) và bổ sung 112 tỉ USD vào vốn hóa thị trường.
Ngoài ra, Apple cũng đang cố gắng bắt kịp OpenAI, Microsoft, Google trong lĩnh vực AI vì đang tụt hậu so với các đối thủ. Các chip mới là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm đưa khả năng AI vào tất cả các sản phẩm của Apple.
Nguồn: https://1thegioi.vn/apple-dua-ra-tin-hieu-moi-ve-ai-giup-von-hoa-thi-truong-tang-112-ti-usd-sau-1-ngay-216037.html
5. Thủ tướng tiếp CEO Tim Cook, đề nghị Việt Nam là cứ điểm của Apple
Sáng 16-4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, giám đốc điều hành Tập đoàn Apple, tại trụ sở Chính phủ. Ông đánh giá dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Apple còn rất lớn trên nền tảng quan hệ hai nước. Vì vậy, Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Apple thành lập tổ công tác để hỗ trợ Apple trong việc đầu tư, mở rộng hoạt động tại Việt Nam nhanh, mạnh, bền vững, lâu dài, góp phần thúc đẩy, cụ thể hóa khuôn khổ quan hệ mới giữa hai nước trên cơ sở “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”. Thủ tướng đề nghị Apple chú trọng đầu tư phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu; tiếp tục có tiếng nói thúc đẩy các nhà cung ứng nằm trong chuỗi cung ứng của Apple mở rộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Về phía mình, ông Tim Cook cập nhật về tình hình hoạt động của Apple tại Việt Nam; kiến nghị một số nội dung hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực. Đồng thời, ông bày tỏ cam kết mua nhiều hơn các linh phụ kiện do các đối tác sản xuất tại Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo; tăng cường khoản chi cho nhà cung cấp tại Việt Nam; mở rộng chương trình đào tạo nghề cho người khuyết tật để thúc đẩy sự hòa nhập, mang đến cơ hội lớn hơn cho họ trong chuỗi cung ứng.
Nguồn: https://tuoitre.vn/thu-tuong-tiep-ceo-tim-cook-de-nghi-viet-nam-la-cu-diem-cua-apple-20240416131439091.htm

Nhóm tin về ngành công nghiệp nặng – năng lượng

1.Nhu cầu dầu mỏ sẽ tăng mạnh trong mùa hè
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) dự báo nhu cầu sử dụng nhiên liệu sẽ tăng mạnh trong những tháng mùa hè này trong bối giá xăng dầu liên tục tăng kể từ đầu năm. OPEC cho rằng nhu cầu nhiên liệu máy bay/dầu hỏa toàn cầu sẽ tăng 600.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái, xăng tăng 400.000 thùng/ngày và dầu diesel tăng 200.000 thùng/ngày.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/nhu-cau-dau-mo-se-tang-manh-trong-mua-he-20240413065151403.htm
2. Giá dầu có thể tăng lên 100 USD/thùng sau khi Iran tấn công Israel
Iran, một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, nay đã trực tiếp tham gia vào xung đột với Israel. Các chuyên gia dự báo việc này sẽ đưa giá dầu sớm quay lại mốc 100 USD/thùng. Căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông đã khiến giá dầu tăng 1% trong phiên giao dịch cuối của tuần, ngày 12-4, do lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung.
Theo Hãng tin Reuters, tác động của cuộc xung đột Iran – Israel với thị trường dầu mỏ toàn cầu là rất lớn, vì bất kỳ nguy cơ gián đoạn nguồn cung nào cũng có thể dẫn đến tăng giá. Khi căng thẳng gia tăng ở Trung Đông trong vài tuần gần đây, giá dầu thô kỳ hạn chuẩn của Mỹ tăng hơn 5% và giá dầu thô Brent chuẩn toàn cầu tăng gần 6%.
Nguồn: https://tuoitre.vn/gia-dau-co-the-tang-len-100-usd-thung-sau-khi-iran-tan-cong-israel-20240414093552659.htm
3. Giá quặng sắt đang hồi phục mạnh mẽ
Vào thứ 2 (15/4), hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2024 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE), Trung Quốc kết thúc ở mức tăng 2,18% so với phiên liền trước, đạt 845,5 nhân dân tệ (116,80 USD)/tấn, mức cao nhất kể từ ngày 26/3/2024. Đây là phiên thứ 6 giá tăng liên tiếp.
Trước đó, giá quặng sắt đã liên tiếp giảm kể từ đầu năm 2024, có lúc xuống dưới 100 USD/tấn (lần đầu tiên kể từ tháng 11/2022 thấp hơn mức 100 USD/tấn), do thị trường bất động sản Trung Quốc chưa thoát khỏi giai đoạn khó khăn khiến nhu cầu thép giảm sút, kéo nhu cầu quặng sắt giảm theo. Một trong những lý do đang đẩy giá quặng sắt hồi phục nhanh. Đó là nguồn cung quặng sắt trên thế giới đang suy giảm.
Nguồn: https://markettimes.vn/gia-quang-sat-dang-hoi-phuc-manh-me-55002.html
4. Điện tái tạo có thể bán trực tiếp không qua EVN
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo cơ chế mua bán điện trực tiếp (DDPA). Dự thảo dự kiến trình Chính phủ trước ngày 30/4. Theo đó, trong dự thảo này, Bộ đề xuất doanh nghiệp sản xuất có thể mua điện trực tiếp từ các nhà máy năng lượng tái tạo (điện gió, mặt trời) có hoặc không qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Cụ thể, các hình thức của cơ chế mua bán điện trực tiếp bao gồm: Mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn qua đường dây kết nối riêng (không qua lưới điện quốc gia) hoặc qua lưới điện quốc gia.
Nếu mua bán điện qua lưới điện quốc gia thì đơn vị phát điện sẽ ký hợp đồng mua bán điện với EVN (hoặc đơn vị được ủy quyền/phân cấp) và bán toàn bộ điện năng sản xuất lên thị trường điện giao ngay của thị trường bán buôn điện cạnh tranh theo quy định. Bên mua và bán sẽ đàm phán, thỏa thuận qua hợp đồng kỳ hạn có giá. Đối với trường hợp mua điện trực tiếp qua đường dây riêng, tổ chức, cá nhân sẽ không bị giới hạn các điều kiện về công suất, sản lượng, cấp điện áp đấu nối. Hợp đồng mua bán và giá điện sẽ do hai bên tự thỏa thuận.
Nguồn: https://znews.vn/dien-tai-tao-co-the-ban-truc-tiep-khong-qua-evn-post1470561.html
5. Giá điện khí tới gần 3.000 đồng/kWh, EVN lo lỗ nặng nếu phải huy động nhiều
EVN cho hay hiện đã thực hiện đàm phán PPA với dự án nhiệt điện khí Nhơn Trạch 3 và 4, bắt đầu đàm phán với Nhà máy điện khí Hiệp Phước. Song vấn đề giá điện của dự án các bên vẫn chưa thống nhất. Với giá thành phát điện cao, độ biến động lớn cũng như yêu cầu cam kết sản lượng dài hạn như trên, chi phí mua điện đầu vào của EVN sẽ bị ảnh hưởng lớn, tác động mạnh đến giá bán lẻ điện đầu ra khi các nguồn LNG đi vào vận hành.
Nguồn: https://tuoitre.vn/gia-dien-khi-toi-gan-3-000-dong-kwh-evn-lo-lo-nang-neu-phai-huy-dong-nhieu-20240417110831649.htm

Nhóm tin về liên kết, đầu tư, start-up, DN mới

1.Mỗi tuần Trung Quốc có một kỳ lân công nghệ mới
Theo Chỉ số Kỳ lân công nghệ toàn cầu 2024 được Viện nghiên cứu Hurun công bố hôm 9/4, Trung Quốc bổ sung 56 kỳ lân – startup định giá hơn 1 tỷ USD – trong năm 2023, chỉ đứng sau Mỹ với 70 kỳ lân. Phần còn lại của thế giới chỉ ghi nhận 45 kỳ lân mới. Đây là năm thứ sáu Hurun phát hành báo cáo thường niên về bức tranh kỳ lân thế giới. Theo đó, Mỹ vẫn là miền đất hứa của các kỳ lân khi hơn 700 trong số 1.453 kỳ lân đang hoạt động tại đây. Đứng thứ hai là Trung Quốc với hơn 350 kỳ lân tính đến năm ngoái. AI đã vượt qua thương mại điện tử trở thành một trong ba lĩnh vực sản sinh kỳ lân nhiều nhất với 115 kỳ lân. Các lĩnh vực phổ biến khác là fintech (185 kỳ lân), SaaS (139 kỳ lân).
Theo nhà sáng lập Hurun – Rupert Hoogewerf, tăng trưởng trong số lượng kỳ lân có thể là do tình hình IPO ảm đạm. Một số kỳ lân trì hoãn kế hoạch niêm yết. Năm 2023, huy động vốn cổ phần tư nhân toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2017, theo công ty dữ liệu đầu tư Preqin. Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng, hầu hết trong số 30 nhà đầu tư hàng đầu đầu tư vào các kỳ lân Trung Quốc đều có trụ sở tại nước này, chẳng hạn ngân hàng đầu tư China International Capital Corporation, các Big Tech như Tencent, Alibaba và Xiaomi và các quỹ như HongShan.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/moi-tuan-trung-quoc-co-mot-ky-lan-cong-nghe-moi-2269331.html
2.Việt Nam có nhiều cơ hội thu hút, phát triển thị trường offshore
Với các ưu thế về lực lượng lao động chi phí phải chăng, có nguồn nhân lực tay nghề cao, thông thạo ngoại ngữ và cơ sở hạ tầng ngành công nghệ thông tin và viễn thông của Việt Nam không ngừng được phát triển, Việt Nam đang là sự lựa chọn hấp dẫn đối với các doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp outsource (thuê ngoài). Đây là thông tin được tập đoàn tư vấn bất động sản Knight Frank công bố trong báo cáo Chân trời châu Á – Thái Bình Dương: Khai thác tiềm năng offshore (hình thức đăng ký, quản lý, vận hành hoạt động kinh doanh ở nước ngoài) vừa được công bố.
Báo cáo của Knight Frank cho biết, các tổ chức, doanh nghiệp toàn cầu đang ra sức tìm kiếm những giải pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu chi phí và ngày càng nhiều doanh nghiệp coi offshore là con đường chiến lược. Châu Á-Thái Bình Dương có bốn thị trường được coi là địa điểm offshore tốt nhất thế giới bao gồm Ấn Độ, Philippines, Malaysia và Việt Nam. Đối với Việt Nam, dẫn theo nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường Statista, Knight Frank cho biết, doanh thu thị trường offshore dự kiến đạt 0,84 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 8,78% giai đoạn từ 2024 đến 2028. Đứng thứ bảy trong số các địa điểm outsource tốt nhất thế giới.
Nguồn: https://bnews.vn/viet-nam-co-nhieu-co-hoi-thu-hut-phat-trien-thi-truong-offshore/330158.html

Nhóm tin về tài chính

1. Ngân hàng Nhà nước sắp đấu thầu vàng miếng
Ngày 15/4, Ngân hàng Nhà nước cho biết tuần này sẽ tăng cung vàng miếng ra thị trường qua đấu thầu. Cơ quan điều hành sẽ gửi thông báo trước 1 ngày cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp. Họ phải đặt cọc để tham gia, muộn nhất vào 17h ngày nhận thông báo. Sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố giá sàn, các đơn vị sẽ có 30 phút để quyết định khối lượng và giá mua. Kết quả trúng sẽ được cơ quan điều hành công bố một tiếng sau khi kết thúc phiên.
Hiện, 26 đơn vị, gồm ngân hàng thương mại và doanh nghiệp kinh doanh vàng có giao dịch với Ngân hàng Nhà nước. Đến nay, 15 đơn vị đủ điều kiện tham gia. Phiên đấu thầu vàng đầu tiên từng được Ngân hàng Nhà nước tổ chức vào 28/3/2013. Thời điểm đó, 1,8 triệu lượng được bán ra thị trường sau 76 phiên.
Nguồn: https://vnexpress.net/ngan-hang-nha-nuoc-lan-dau-tien-dau-thau-vang-mieng-sau-mot-thap-ky-4734659.html
2. Giá USD tăng mạnh
Ngày 17-4, giá USD tại nhiều ngân hàng chạm mốc 25.442 đồng/USD, cũng là mức kịch trần theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Với biên độ +/-5%, các ngân hàng thương mại được phép ấn định giá bán USD cao nhất là 25.442 đồng/USD – 25.443 đồng/USD, thấp nhất là 23.019 đồng/USD.
Tại nhiều ngân hàng, giá USD hôm nay được nâng lên mức kịch trần. Trong khi đó ba ngân hàng lớn khác là Vietcombank, Eximbank, BIDV nâng giá bán USD lên sát trần: 25.440 đồng/USD. Giá mua vào dao động từ 25.040 – 25.130 đồng/USD.
Nguồn: https://tuoitre.vn/gia-usd-ngan-hang-kich-tran-ngay-thu-2-lien-tiep-20240417103136538.htm

Bản tin công nghệ, từ 11 – 17/4/2024

Bsa Media tổng hợp