• Từ 13/10 đến 19/10/2018

Câu chuyện tuần này: Nhiều mặt hàng Việt Nam bị áp thuế 25% khi vào Canada

Canada vừa thông báo áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời và khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu. 

Sau khi lấy ý kiến của các bên liên quan, Bộ Tài chính Canada quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời dưới hình thức thuế nhập khẩu bổ sung 25% đối với 7 nhóm sản phẩm thép nhập khẩu. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 25/10 và kéo dài trong 200 ngày dưới hình thức hạn ngạch thuế quan. Nói cách khác, mức thuế 25% sẽ được áp dụng khi lượng nhập khẩu vượt hạn ngạch.

Theo đó, Bộ Tài chính Canada đưa ra 7 mức hạn ngạch thuế quan tạm thời tương ứng với 7 nhóm sản phẩm. Mỗi mức hạn ngạch sẽ được áp dụng cho 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn là 50 ngày liên tiếp. Biện pháp tự vệ tạm thời này sẽ không áp dụng cho các sản phẩm bị điều tra nhập khẩu từ Mỹ, Chile, Israel và Mexico (trừ sản phẩm thuộc nhóm 3, 7). Các sản phẩm nhập khẩu và có xuất xứ từ các nước đang phát triển hưởng Thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP) cũng sẽ không bị áp thuế nếu lượng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra vào các nước này trong năm 2017 không lớn hơn 3% tổng lượng nhập, và tổng lượng nhập vào Canada trong năm 2017 không vượt quá 9% tổng lượng nhập của nước này.

Tuy nhiên, nhóm sản phẩm 2, là thép không hợp kim dạng thanh và que, nhập khẩu từ Việt Nam sẽ không được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ này. Ngoài ra, Toà án Thương mại quốc tế Canada (CITT) cũng thông báo khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với 7 nhóm sản phẩm thép nhập khẩu nói trên. Thời kỳ điều tra kéo dài trong 3 năm tính từ ngày 1/1/2015. Vụ việc điều tra này được khởi xướng nhằm xác định liệu việc nhậpkhẩu các sản phẩm thép nêu trên vào Canada có đang gia tăng về số lượng, là nguyên nhân chủ yếu gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất các sản phẩm tương tự nội địa nước này hay không.

CITT cũng sẽ loại trừ các sản phẩm nhập khẩu và có xuất xứ từ các nước đang phát triển hưởng thuế GSP trong trường hợp: (i) lượng nhập khẩu hàng hoá bị điều tra từ các nước này nhỏ hơn 3% tổng lượng nhập khẩu hàng hoá bị điều tra vào Canada, và (ii) tổng lượng nhập khẩu hàng hoá bị điều tra từ các nước trong nhóm (i) không vượt quá 9% tổng lượng nhập khẩu hàng hoá bị điều tra vào Canada. (Theo NDH)

TIN BSA

+ Ngày hôm qua, 18/10 tại Nhà thi đấu Nguyễn Du, TPHCM, Lễ hội Sức khỏe và Dinh dưỡng lần đầu tiên do Hội DN HVNCLC phối hợp với Ban QLATTP TPHCM tổ chức chính thức khai mạc. Lễ hội kéo dài đến hết ngày 21/10. Ngay trong ngày đầu khai hội, đã có hàng nghìn lượt người tiêu dùng đến tham quan mua sắm. Thông tin, hình ảnh, clip liên quan đến hoạt động này trong ngày khai mạc, mời quý vị và các bạn theo dõi tại đây.https://bit.ly/2ykmHa8

+ Và ngay tại Lễ hội này, bên cạnh các gian hàng nông đặc sản Tây Bắc, còn có 6 doanh nghiệp nước mắm truyền thống Phú Quốc hội ngộ tại Lễ hội dinh dưỡng và sức khỏe. 6 doanh nghiệp nước mắm truyền thống Phú Quốc là: DNTN hải sản Khải Hoàn; DNTN cơ sở khai thác chế biến hải sản Thanh Quốc; DNTN Phú  Hà; DNTN cơ sở chế biến nước mắm Liên Hiệp; Công ty TNHH khai thác chế biến nước mắm Hồng Hoa; DNTN Kim Hoa. Thông tin chi tiết về nước mắm truyền thống Phú Quốc tại đây: https://bit.ly/2PG5ONR

Trước đó, tại Trung tâm BSA, trong cuộc chia sẻ với các doanh nghiệp chuẩn bị tham dự Lễ hội Sức khỏe và dinh dưỡng cũng như các hội chợ quốc tế khác, ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty Vinamit cho rằng: Có 5 yếu tố mà doanh nghiệp nên quan tâm khi đi hội chợ, đặc biệt là ở hội chợ quốc tế. 5 yếu tố trên là gì, mời quý doanh nghiệp cùng độc giả xem chi tiết tại đây: https://bit.ly/2yusFoc

TIN BSA MEDIA

Tuần qua, chương trình NIỀM TIN HÀNG VIỆT do BSA Media thực hiện với Đài truyền hình Vĩnh Long có nhiều nội dung nổi bật, phong phú liên quan đến những sự kiện thời sự kinh tế. Bạn đọc quan tâm vui lòng xem thêm tại đây,https://bit.ly/2CuvhGr

► Đăng ký để theo dõi những videos mới hàng ngày: http://bit.ly/bsachannel

► Fanpage:http://bit.ly/HVNCLC_fanpage http://bit.ly/bsachannel_fanpage

Những clip hay nhất, cập nhật nhất về Lễ hội sức khỏe và dinh dưỡng đã được BSA media thực hiện kịp thời để cung cấp đến quý doanh nghiệp và các bạn. Clip này có tại đây: https://bit.ly/2yogj1Q

+ Câu chuyện làm du lịch của những startup “đời mới” tại ĐBSCL mà cụ thể là tại Bến Tre không còn đơn giản là tổ chức tour khám phá miệt vườn, với các hoạt động phổ biến như cho du khách như tham quan, trồng rau, tát cá, làm kẹo…. Hiện nay thì việc làm du lịch dần dịch chuyển khi các bạn trẻ quyết tâm đầu tư cho khâu hậu mãi để du khách luôn có thêm động lực quay lại xứ dừa nhiều lần khác nữa. Theo đó, những hình ảnh, trải nghiệm nơi xứ dừa sau mỗi chuyến đi đều được “vẽ” lại thành những kỷ niệm gửi đến từng du khách. Anh Võ Văn Phong, giám đốc Công ty Truyền thông và Du lịch C2T với mô hình Du lịch Tận tâm – phát triển tài nguyên bản địa đã làm những điều hơn cả thế. Mời quý vị cùng trải nghiệm một tour du lịch xứ dừa cùng chúng tôi.

Hãy cùng chúng tôi khám phá điều này trong link dưới đây: https://bit.ly/2RXO2Hn

Chúng tôi cũng ghi nhận những nội dung về thiết lập Internet vạn vật – xây dựng tầm nhìn thực tế về kinh tế 4.0. Link có tại đây: https://bit.ly/2QYeq2m

A – NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

– Nhiều doanh nghiệp Việt bị đối tác “ma” tại Hà Lan lừa đảo: Thời gian vừa qua, Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan nhận được yêu cầu của một số doanh nghiệp Việt Nam nhờ trợ giúp, điều tra tính xác thực và tồn tại của một số doanh nghiệp Hà Lan. Một số doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nguy cơ bị lừa đảo mất trắng tiền bởi các đối tác “ma” này sau khi ký hợp đồng đã thanh toán trước 10 – 30% giá trị hợp đồng, thậm chí có trường hợp trả trước 100% tiền hàng nhưng không nhận được hàng giao như đã thỏa thuận, hoặc mất liên lạc… http://tiepthionline.com.vn/2018/10/18/nhieu-doanh-nghiep-viet-bi-doi-tac-ma-tai-ha-lan-lua-dao/

– Việt Nam tụt 3 bậc trong bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu: Việt Nam xếp thứ 77/140 trong xếp hạng cạnh tranh của WEF năm nay, tụt 3 bậc so với vị trí 74/135 trong xếp hạng năm ngoái.23:57 – 17/10/2018 Việt Nam tụt 3 bậc trong bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu Việt Nam xếp thứ 77/140 trong xếp hạng cạnh tranh của WEF năm nay, tụt 3 bậc so với vị trí 74/135 trong xếp hạng năm ngoái. Bình luận: 10 năm nhìn lại năng lực cạnh tranh…12 trụ cột để tăng sức cạnh tranh toàn cầu Xếp hạng năm nay của WEF đưa ra đánh giá 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thang điểm từ 0-100. Chuỗi 9 năm liên tiếp là nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới của Thụy Sỹ đã khép lại với sự vượt lên của Mỹ. Đây là kết quả được đưa ra trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh Toàn cầu (Global Competitiveness Report) thường niên 2018 vừa được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố.

– Giá hồ tiêu chạm mức thấp nhất trong 10 năm: Mấy ngày qua giá hồ tiêu ở thị trường trong nước tăng từ 1.000 – 2.000 đồng/kg, nhưng mức tăng này chưa thấm vào đâu khi mà so với cùng kỳ năm ngoái giá tiêu đã giảm 21.000 đồng/kg và đang ở mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. “Giá tiêu thế giới đang ở chế độ điều chỉnh đã chạm mức thấp nhất trong 10 năm và sẽ duy trì mức này cho đến khi nguồn cung mới từ Ấn Độ và Việt Nam được đưa vào thị trường”, một doanh nghiệp nhận định.

– TP.HCM công bố nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực: Chiều 17-10, Văn phòng UBND TPHCM cho biết, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Lê Thanh Liêm đã ký quyết định số 4545/QĐ-UBND ban hành danh mục nhóm sản phâm chủ lực ngành nông nghiệp TP. Theo quyết định này, TP ban hành tiêu chí và danh mục nhóm sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp thành phố thuộc 3 lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản có tỷ trọng và giá trị cao; có khả năng mở rộng sản xuất giống, phát triển ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học; có khả năng mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn ngoại thành trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

– Giá bò giảm mạnh, người chăn nuôi lao đao: Từ 2 năm nay, giá bò liên tục giảm sâu khiến người nuôi đứng ngồi không yên bởi nếu bán tháo thì lỗ vốn, còn giữ lại nuôi khó khăn thêm kéo dài. Chăn nuôi bò là một trong những nguồn thu nhập chính của người nông dân khu vực Trung Bộ. Nhưng từ 2 năm nay, từ bò sinh sản đến đến bò nuôi lấy thịt, giá liên tục giảm và có lúc, giá gần như chạm đáy. Nông dân không biết được vì sao giá bò lại giảm bởi đều trông chờ vào thương lái.

– Tăng giá trị nhờ thương hiệu ‘bưởi Đoan Hùng’: Nhờ được đăng ký bảo hộ thương hiệu và chứng nhận chỉ dẫn địa lý nên những năm gần đây, giá trị của quả bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ) tăng lên nhanh chóng. Trước kia, khi việc phát triển thương hiệu chưa được quan tâm, dù là cây bưởi đặc sản song bưởi Đoan Hùng không phát triển mạnh, thu nhập và đời sống của người dân vùng trồng bưởi còn thấp, tình trạng hàng giả (sản phẩm không phải là sản phẩm đặc sản) bày bán tràn lan làm cho người tiêu dùng mất niềm tin. Năm 2006, bưởi Đoan Hùng đã được Cục Sở hữu trí tuệ đăng bạ xuất xứ hàng hóa “chỉ dẫn địa lý” cho hai sản phẩm bưởi Sửu Chí Đám và bưởi Bằng Luân. Cũng năm đó, Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ cũng đăng ký tem nhãn với Cục Sở hữu trí tuệ để được sử dụng độc quyền trên thị trường cho sản phẩm “bưởi Đoan Hùng”.

– Các ‘anh hào’ trong câu lạc bộ tỷ USD của nông sản Việt: Hiện Việt Nam có đến 10 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD/năm. Trong đó 5 mặt hàng: tôm, rau quả, hạt điều, cà phê và đồ gỗ đạt kim ngạch trên 3 tỷ USD/năm. 10 năm trước, năm 2008, Việt Nam chỉ có 5 mặt hàng nông sản đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm và chỉ 2 mặt hàng đạt kim ngạch 3 tỷ USD. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam hiện đứng thứ 2 ở Đông Nam Á, đứng thứ 15 thế giới và có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.

– Thanh long “sạch” trụ vững trong khó khăn: Trong khi thanh long trồng đại trà rớt giá xuống 500-1.000 đồng/kg, thanh long VietGAP, GlobalGAP 22.000 đồng/kg vẫn bán ào ào. Tỉnh Bình Thuận hiện có 30 HTX và 2 liên hiệp HTX thanh long với diện tích canh tác hơn 3.000 ha. Đây là những địa chỉ sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP luôn bảo đảm được giá bán cao dù thị trường chung rớt giá thê thảm.

– Doanh thu 2 tỉ đồng/ngày, Co.opmart Đinh Tiên Hoàng phải đóng cửa vì bị đòi mặt bằng: Doanh thu 2 tỉ đồng/ngày, Co.opmart Đinh Tiên Hoàng phải đóng cửa vì bị đòi mặt bằng: Co.opmart Đinh Tiên Hoàng sẽ chính thức đóng cửa từ ngày 25-10 để bàn giao mặt bằng theo yêu cầu của đối tác cho thuê. Siêu thị đang trong quá trình dọn dẹp nhưng vẫn duy trì hoạt động khu vực bán hàng tươi sống ở tầng trệt và giải quyết quyền lợi khách hàng cũng như hướng dẫn khách chuyển địa điểm mua sắm ở những Co.opmart, Co.op Food lân cận. Ông Đỗ Quốc Huy, Giám đốc Marketing Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (Saigon Co.op), cho biết như vậy.

-Thương mại tăng tốc, xuất siêu của Việt Nam vượt 6 tỷ USD: So với số liệu trước đó mà Tổng cục Thống kê công bố, cán cân thương mại của Việt Nam đã tăng thêm gần 1 tỷ USD, lên mức 6,32 tỷ USD trong 9 tháng năm 2018…Tính đến hết tháng 9/2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 352,61 tỷ USD, tăng 13,7% (tương ứng tăng 42,44 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước và vượt mức kim ngạch của cả năm 2016 (351,38 tỷ USD). Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 179,47 tỷ USD, tăng 15,8% và nhập khẩu đạt 173,14 tỷ USD, tăng 11,6%.Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 9/2018 đạt thặng dư 1,61 tỷ USD. Kết quả thực hiện này đã làm tăng mức xuất siêu của Việt Nam trong 9 tháng năm 2018 lên con số kỷ lục 6,32 tỷ USD.

– Nông dân ĐBSCL sẽ phá bỏ hàng ngàn ha mía:Trước tình hình mía bị ngập lũ, nhiều nông dân chạy đôn chạy đáo tìm thương lái để bán mía. Hiện thương lái thu mua mía nguyên liệu ở Hậu Giang chỉ 550-700 đồng/kg, trong khi chi phí giá thành là 715 đồng/kg, tính ra nông dân lỗ từ 10- 20 triệu đồng/ha. Do hiệu quả của cây mía quá thấp và khó tiêu thụ nên nhiều nông dân ở Hậu Giang cho biết, sau vụ này sẽ phá bỏ ruộng mía để trồng cây khác. Các ngành chức năng ở Hậu Giang cũng tính toán giảm từ 10.500ha mía hiện nay xuống còn khoảng 6.000ha trong các vụ tới.

– Số doanh nghiệp giải thể 9 tháng 2018 tăng mạnh: Theo thống kê, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 9 tháng đầu năm 2018 của cả nước là 11.536 doanh nghiệp, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm 2017. Riêng trong quý 3/2018 có 4.907 doanh nghiệp giải thể, tăng 48,3% so với quý 2/2018 và tăng 49% so với cùng kỳ năm 2017. Con số này chưa tính đến lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể.

B – CHUYỂN ĐỘNG THI TRƯỜNG

– Nước dừa ‘Châu Đốc’ của Thái Lan bán đầy chợ Việt tại Mỹ: Lon nước dừa có dung tích 13,5 oz (khoảng 400 ml), in chữ “Nước dừa siêm kho thịt”, hay “Chất uống thiên nhiên, kho thịt càng ngon”. Tuy nhiên, trên nhãn lon ghi rõ “Product of Thailand”. Đi lại thường xuyên giữa Mỹ và Việt Nam, gần đây, anh Dũng Nguyễn dành nhiều thời gian hơn để đi chợ Mỹ Hoa tại Houston. Tìm nước dừa để kho thịt, anh được giới thiệu đến quầy nước dừa đóng lon hiệu “CHAUDOC”. Với cộng đồng người Việt, dừa lon này là lựa chọn phổ biến nếu muốn có một nồi thịt kho kiểu Nam Bộ ở xứ cờ hoa.Lon nước dừa có dung tích 13,5 oz (khoảng 400 ml), in chữ “Nước dừa siêm kho thịt”, hay “Chất uống thiên nhiên, kho thịt càng ngon”. Tuy nhiên, trên nhãn lon ghi rõ “Product of Thailand” với mã vạch hàng hóa bắt đầu bằng 3 chữ số 885 của nước này.

– Ba thị trường xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất của Việt Nam trong 9 tháng: Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ là ba thị trường xuất khẩu có mức tăng trưởng cao, trên 20%, của Việt Nam trong 9 tháng năm 2018… Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc tăng 26,1%, sang Trung Quốc tăng 29,9% và Ấn Độ tăng ấn tượng với 88,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

– 10 thị trường xuất khẩu đồ gỗ chủ lực của Việt Nam: Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính đều tăng trong 9 tháng năm 2018, trong đó tăng mạnh nhất là xuất sang Malaysia… Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc vẫn là 3 thị trường lớn nhất của đồ gỗ Việt Nam, chiếm đến 68% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 9/2018 đạt 715,4 triệu USD, giảm 10,3% so với tháng trước, nhưng tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2017.

– Thức ăn đường phố khiến McDonald’s, Burger King lao đao! Hãng thông tấn CNBC của Mỹ mới đây cảm thán: Hiện nay Burger King có đến hơn 16.000 cửa hàng, McDonald’s với 36.000 cửa hàng trên khắp thế giới nhưng tại thị trường Việt Nam, quy mô hoạt động của hai thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng thế giới đang chững lại. Vì sao vậy? Hãng nghiên cứu thị trường Numbeo chỉ ra McDonald’s và Burger King thua sút tại thị trường Việt Nam vì có mức giá quá cao, thường gấp hai lần so với món ăn Việt. Ngoài ra, họ gặp sức ép cạnh tranh từ các món ăn đường phố.

– Giao hàng nhanh: Cạnh tranh khốc liệt: Dù tỷ suất sinh lời thấp, thậm chí có đơn vị phải phá sản, mức tăng trưởng của ngành chuyển phát nhanh vẫn trên 30%. Để tồn tại, một số tên tuổi nhỏ hơn chọn con đường đầu tư vào công nghệ hay sáng tạo các dịch vụ đặc thù để tồn tại. Có công ty tận dụng công nghệ máy học, phân tích dữ liệu để dự báo tình trạng giao thông. Có công ty tung trọn gói dịch vụ làm website, tiếp thị, giao hàng để tiếp cận phân khúc cửa hàng online nhỏ lẻ. Về triển vọng lâu dài, sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử sẽ thúc đẩy nhu cầu cao về việc giao hàng nhanh chóng cho số lượng đơn đặt hàng nhỏ và thường xuyên.

– Bùng nổ trung tâm mua sắm ở rìa Sài Gòn: TP.HCM đã có thêm cả trăm nghìn m2 sàn thương mại mới nằm ngoài khu trung tâm từ quý III đến cuối năm 2018. Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam vừa công bố báo cáo toàn cảnh thị trường bất động sản TP HCM với điểm nhấn là sự bùng nổ các khu mua sắm mới không phải ở khu CBE (central business district – trung tâm) mà dạt ra các quận xa hơn. Trong quý III/2018, Vincom Center Landmark 81 (quận Bình Thạnh) đã chính thức khai trương, cung cấp cho thị trường hơn 46.000m2 sàn bán lẻ. Bên cạnh đó, thị trường cũng ghi nhận một trung tâm thương mại khu vực ngoài trung tâm đã chuyển đổi công năng. Tính đến quý III/2018, tổng nguồn cung trung tâm thương mại tại TP HCM đạt 989.403 m2, tăng 15,3% theo năm. Điều đáng chú ý là hiện mặt bằng bán lẻ ở khu vực ngoại ô Sài Gòn chiếm đến 80% tổng nguồn cung và trong thời gian tới, tỷ lệ này có thể tiếp tục tăng lên.

– Nhà đầu tư tháo chạy, chứng khoán Trung Quốc xuống đáy 4 năm: Thị trường chứng khoán Trung Quốc ngày 18/10 sụt giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm và đồng Nhân dân tệ chạm đáy của 2 năm, thách thức khả năng của Chính phủ nước này trong việc lập lại ổn định thị trường tài chính trong bối cảnh rủi ro gia tăng đối với nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Theo hãng tin Bloomberg, nỗi lo giải chấp (margin call) trên diện rộng đã khiến chỉ số Shanghai Composite Index của sàn chứng khoán Thượng Hải có lúc mất 3% điểm số. Cứ hơn 13 cổ phiếu giảm giá mới có một cổ phiếu tăng giá.

– Chứng khoán Mỹ sụt điểm vì mối lo về Italy, Saudi Arabia: Thị trường chứng khoán Mỹ giảm hơn 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, khi châu Âu lên tiếng cảnh báo về vấn đề ngân sách Italy và nhà đầu tư lo ngại nhiều hơn về mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Saudi Arabia. Theo hãng tin Reuters, những mối lo này khiến tâm lý ham thích rủi ro của nhà đầu tư giảm thêm giữa lúc thị trường vốn dĩ đã bị phủ bóng bởi căng thẳng thương mại và lãi suất tăng.

 

-Xuất khẩu của Nhật Bản giảm lần đầu tiên từ năm 2016: Xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 9 vừa qua đã lần đầu tiên giảm kể từ năm 2016, do kim ngạch sang hai thị trường Mỹ và Trung Quốc cùng giảm. Diễn biến này được cho là sẽ gây sức ép giảm tăng trưởng kinh tế quý 3 của Nhật, đồng thời làm gia tăng mối lo về ảnh hưởng lan rộng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

C- HỘI NHẬP 

– Mở đường cho rau, quả chế biến Việt vào thị trường Nhật Ông Yoshiyuki Kagawa, Chủ tịch Công ty Manka System Service (thuộc Tập đoàn Manka – Nhật) đã cho biết tại Lễ ký kết kinh doanh rau củ quả chế biến với Công ty cổ phần Lavifood hôm nay (16/10) tại TP.HCM.Theo đó, tập đoàn Manka muốn nhập khẩu số lượng lớn các loại trái cây tươi và trái cây đã được chế biến, sấy, nước ép trái cây đóng chai… của Lavifood sang Nhật. Ông Phạm Ngô Quốc Thắng, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Lavifood cho biết, thị trường Nhật Bản đặt ra chế độ xét duyệt rất nghiêm trái cây tươi cũng như sản phẩm chế biến từ trái cây. Nên việc thâm nhậpthành công vào thị trường khó tính này đã giúp doanh nghiệp mở thêm cánh cửa xuất khẩu sang các nước phát triển khác như Mỹ và châu Âu. Đây là cơ hội rất lớn cho Lavifood nói riêng và ngành rau củ quả Việt Nam.

– Bệnh viện tim Hà Nội vừa ký hợp tác với MD1World: Bệnh viện Tim Hà Nội và Tổ chức phi lợi nhuận MD1World triển khai Chương trình trao đổi y tế 5 năm “Tiếng vọng từ trái tim”. Chương trình có sự đồng hành và hỗ trợ kinh phí từ Vinamilk và Quỹ đạo phật ngày nay. Trong một cuộc hội thảo của Bộ Y Tế vào tháng 7/2018 cho biết, bệnh tim mạch là bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất ở Việt Nam gây ra 30% số ca tử vong trên toàn quốc.

– IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa quyết định hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế thế giới xuống còn 3,7% trong năm nay và năm tới, thấp hơn so với con số 3,9% trong dự báo đưa ra hồi tháng 4/2018.Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2016 tổ chức này đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung leo thang và những yếu tố rủi ro khác có thể tác động tới kinh tế thế giới. Trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu (WEO) vừa công bố, các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển dự kiến vẫn duy trì được nhịp độ tăng trưởng 4,7% cho hai năm 2018 và 2019. Đối với khu vực ASEAN 5 (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam), tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ đạt 5,3% trong năm 2018, trước khi dịu xuống 5,2% vào năm 2019.

– Nghi Trung Quốc lợi dụng, Mỹ dọa rút khỏi Liên minh Bưu chính Quốc tế: Tổng thống Donald Trump có kế hoạch rút Mỹ khỏi một thỏa thuận bưu chính gồm 192 quốc gia thành viên cho phép các công ty Trung Quốc hưởng mức cước phí thấp khi gửi bưu kiện nhỏ đến tay người tiêu dùng Mỹ. Theo hãng tin Bloomberg, đây được xem là một bước leo thang mới trong cuộc đối đầu kinh tế giữa Washington với Bắc Kinh. Giới chức Mỹ nói rằng chính quyền ông Trump đã tìm cách điều chỉnh thỏa thuận trên vào tháng 9, nhưng bị các quốc gia khác phản đối. Vì lý do này, ông Trump đi đến quyết định rút khỏi thỏa thuận.

Ông Trump: Tôi không muốn đẩy Trung Quốc vào suy thoái: Xuất hiện trong chương trình 60 Minutes của kênh CBS hôm qua, Tổng thống Mỹ – Donald Trump đã trả lời “Không” khi được hỏi có phải ông muốn đẩy kinh tế Trung Quốc vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng.Dù vậy, sau đó, ông lại so sánh đà lao dốc của chứng khoán Trung Quốc từ sau khi Mỹ áp thuế nhập khẩu với diễn biến năm 1929 – năm bắt đầu cuộc Đại suy thoái tại Mỹ. “Tôi muốn họ đàm phán một thỏa thuận công bằng với chúng ta. Tôi muốn họ mở cửa thị trường như chúng ta”, ông Trump cho biết. Trong cuộc phỏng vấn, Tổng thống Mỹ cũng nhắc lại lời đe dọa về việc đánh thêm thuế nhập khẩu lên hàng hóa từ Trung Quốc.

– Mỹ ‘quan ngại đặc biệt’ về sự thiếu minh bạch trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc: Ngày 17/10, trong báo cáo về tình hình quản lý tỷ giá hối đoái và thương mại của các nước được công bố hai lần/năm trình lên Quốc hội Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho hay Trung Quốc không thao túng tiền tệ, song “mối quan ngại đặc biệt” là sự thiếu minh bạch trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc và sự giảm giá gần đây của đồng nhân dân tệ (NDT).Theo ông Mnuchin, tình trạng trên tạo ra những thách thức trong việc đạt được tình trạng thương mại cân bằng và công bằng hơn, và Mỹ sẽ tiếp tục giám sát và đánh giá các hoạt động trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc, bao gồm các cuộc thảo luận hiện nay với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC tức ngân hàng trung ương).

– Người Trung Quốc có thể phải móc ví nhiều hơn vì căng thẳng thương mại Chiến tranh thương mại với Mỹ đang làm tăng giá trên phạm vi rộng tại Trung Quốc. Điều này khiến Bắc Kinh lo lắng khi người tiêu dùng trong nước bắt đầu phải chịu ảnh hưởng. Chỉ số giá tiêu dùng Trung Quốc (CPI) tăng 2,5% trong tháng 9, hơn 0,2 điểm phần trăm so với tháng trước đó, Cục Thống kê Trung Quốc vừa công bố hôm qua. Đây là mức tăng nhanh nhất chỉ sau giai đoạn Tết âm lịch kể từ tháng 5/2014. Giá tăng chủ yếu đối với thực phẩm vì thời tiết xấu ảnh hưởng tới nguồn cung. Tuy nhiên, lệnh áp thuế mới của Trung Quốc với hàng hóa Mỹ để đáp trả chính sách của ông Trump cũng ảnh hưởng đáng kể.

– Cảnh báo căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đẩy APEC vào ‘thế khó’: Bộ trưởng Tài chính các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) cảnh báo căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang đẩy toàn bộ khu vực này vào thế khó.Trong tuyên bố chung các Bộ trưởng Tài chính APEC nhóm họp ở thủ đô Port Moresby của Papua New Guinea hôm 17/10 cho rằng các nguy cơ đối với nền kinh tế toàn cầu đã gia tăng do “những căng thẳng thương mại và địa chính trị leo thang”, ám chỉ cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.

– Ông Tập và ông Abe mở đối thoại mới về sở hữu trí tuệ Các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nhật Bản – ông Tập và ông Abe – dự kiến sẽ thiết lập một khuôn khổ mới cho các cuộc đàm phán về hợp tác công nghệ và bảo vệ sở hữu trí tuệ cũng như hồi phục dòng hoán đổi tiền tệ khi họ gặp nhau vào tuần sau.Các đàm phán đó tạo nên một phần trong gói thỏa thuận lớn hơn, tranh luận triệt để giữa Tokyo và Bắc Kinh trước 26/10 giữa Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Bắc Kinh, nhằm đẩy nhanh tiến độ tái lập mối quan hệ gần đây của hai nước.

– Du khách tới Thái Lan tiêu tiền nhiều nhất châu Á: Nổi tiếng với giá rẻ, Thái Lan là điểm đến du lịch sinh lợi tốt thứ 4 thế giới. Tại châu Á, quốc gia này dẫn đầu về tổng chi tiêu của du khách nước ngoài. Năm ngoái, du khách nước ngoài chi tiêu tổng cộng 57 tỷ USD tại Thái Lan, gần gấp đôi so với tại Macau (36 tỷ USD) Nhật Bản (33 tỷ USD), Hồng Kông (34 tỷ USD) và Trung Quốc đại lục (33 tỷ USD). Trên toàn cầu, Thái Lan đứng sau Pháp (61 tỷ USD), Tây Ban Nha (68 tỷ USD) và Mỹ (211 tỷ USD).

– Venezuela từ bỏ đồng USD, chuyển sang sử dụng đồng Euro trong giao dịch quốc tế: Ngày 16/10, Venezuela đã thông báo chấm dứt việc sử dụng đồng USD trong các giao dịch quốc tế để chuyển sang đồng Euro.Phó Tổng thống Venezuela phụ trách kinh tế Tareck El Aissami tuyên bố tất cả các giao dịch tương lai trên thị trường hối đoái Venezuela sẽ được thực hiện bằng đồng Euro. Phát biểu tại một diễn đàn, ông Tareck El Aissami cho rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ mới đây nhằm vào Caracas “đang ngăn cản khả năng tiếp tục thực hiện giao dịch bằng đồng USD trên sàn hối đoái Venezuela”.

– Nước Mỹ đau đớn nhìn ‘người khổng lồ’ bán lẻ Sears đệ đơn phá sản: Sears Holdings Corp., “người khổng lồ” 125 năm tuổi của ngành bán lẻ và là niềm tự hào của kinh tế Mỹ bao thập kỷ qua, đã chính thức đệ đơn xin phá sản.Bloomberg và tờ Thời báo New York đưa tin, ngày 15/10, tập đoàn bản lẻ lừng danh Sears đã chính thức sụp đổ trước áp lực quá lớn của các khoản nợ và khách hàng ngày một ít đi. Sears, nổi tiếng với các thương hiệu Kenmore và DieHard, đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản lên Tòa án Phá sản Mỹ tại thành phố New York. Giám đốc điều hành Eddie Lampert cho biết tính tới tháng 9/2018 khoản nợ của Sears đã lên tới 2,5 tỷ USD. Kể từ năm 2012, thua lỗ của tập đoàn này đã vào khoảng 10 tỷ USD. Được thành lập bởi Richard Sears sau thời kỳ Nội chiến, Sears với tên gọi ban đầu Sears, Roebuck & Company trong một thời gian dài là biểu tượng của nền kinh tế Mỹ. Tập đoàn bán lẻ này là người mở đi và đi tiên phong trong chiến lược cung cấp hàng hóa bằng nhiều hình thức tới người dân.

– Startup “mua dùm” được định giá hơn 7 tỷ USD: Startup Instacart của Mỹ vừa huy động được 600 triệu USD trong vòng gọi vốn mới nhất, đưa định giá công ty lên 7,6 tỷ USD, tăng 75% trong vòng 6 tháng, CNN cho biết. Ra đời năm 2012, Instacart cung cấp cho khách hàng một “trợ lý mua sắm cá nhân” – người sẽ đi khắp các gian hàng tạp hoá và thực phẩm, mua đồ và chuyển tới tận nhà cho họ. Instacart dự định dùng số tiền huy động được để mở rộng thị trường ra khắp Bắc Mỹ và tuyển thêm kỹ sư cũng như nhân viên phụ trách sản phẩm. Tháng trước, công ty có trụ sở tại San Francisco này tuyên bố sẽ mở trung tâm phát triển và nghiên cứu thứ 2 tại Toronto, Canada.

D- DOANH NGHIỆP & NHÀ NƯỚC

– Bộ Công an: Bỏ sổ hộ khẩu tiết kiệm 1600 tỷ đồng/năm: Ngày 17/10, Bộ Công an đã công bố dự thảo báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự án Luật Cư trú (sửa đổi). Bãi bỏ hình thức quản lý dân cư tạm trú bằng “Sổ tạm trú” và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. Từ đó, bãi bỏ kết quả giải quyết thủ tục là “Sổ tạm trú” và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Bãi bỏ các nhóm thủ tục: Tách sổ hộ khẩu; cấp đổi sổ hộ khẩu; cấp lại sổ hộ khẩu; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu; xóa đăng ký thường trú; xác nhận việc trước đây đã đăng ký thường trú; hủy bỏ kết quả đăng ký thường trú trái pháp luật; cấp giấy chuyển hộ khẩu; cấp đổi sổ tạm trú; cấp lại sổ tạm trú; điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú; gia hạn tạm trú; hủy bỏ đăng ký tạm trú trái pháp luật….Ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính sẽ giúp giảm chi phí khi thực hiện thủ tục hành chính cho người dân ước tính khoảng 1.600 tỷ đồng/năm…

-Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để gia công cho nước ngoài sẽ được hoàn thuế: Bộ Tài chính vừa có văn bản trả lời một số Hiệp hội doanh nghiệp về việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với nguyên liệu, hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu. Theo đó, hướng dẫn về chính sách thuế giá trị gia tăng, Bộ Tài chính cho biết, theo quy định tại khoản 20 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng thì nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài sẽ không phải chịu thuế giá trị gia tăng.

– Đầu tư công “lùi bước”, nhường dư địa cho các thành phần kinh tế khác: “Tính đến năm 2017, tỷ trọng vốn đầu tư của Nhà nước còn 34,8% so với tổng đầu tư toàn xã hội, tương đương 11,6% GDP, đã nhường rất nhiều dư địa đầu tư cho các thành phần kinh tế khác”, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đánh giá về đầu tư công 3 năm qua. Lần đầu tiên, Chính phủ xây dựng được kế hoạch đầu tư công trung hạn cho giai đoạn 2016- 2018 và đây là thời điểm đánh giá giữa kỳ về kế hoạch này. Theo ông Phùng Quốc Hiển, công tác kế hoạch hóa đã được nâng lên và có nhiều đổi mới.

– Chậm triển khai cổ phần hóa, Tp.HCM đề nghị được điều chỉnh tiến độ: Ngày 17/10, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo UBND Tp.HCM và các bộ, ngành về đẩy nhanh công tác sắp xếp, cổ phần hoá, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn. Theo danh mục doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá theo từng năm do Thủ tướng phê duyệt, năm 2018 cả nước có 64 doanh nghiệp nhà nước phải cổ phần hoá thì riêng Tp.HCM phải cổ phần hoá 39 doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên tới nay, thành phố chưa triển khai cổ phần hoá được doanh nghiệp nhà nước nào, ảnh hưởng tới tiến độ cổ phần hoá của cả nước.

– 12 đại dự án ngành Công Thương: Đã giảm nợ 124 tỷ đồng: gày 17/10, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Công Thương, ông Dương Duy Hưng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch cho biết nhiều dự án nằm trong danh sách 12 đại dự án thua lỗ “đắp chiếu” nghìn tỷ đã hồi sinh và có những chuyển biến tích cực. Nhiều dự án sản xuất kinh doanh trước đây thua lỗ nhưng nay đã có 2 dự án có lãi đó là Nhà máy Gang thép Lào Cai và dự án DAP số 1 Hải Phòng (lãi 147 tỷ đồng).

– Hơn 41.000 đơn vị sự nghiệp đang hoạt động bằng 100% tiền ngân sách: Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Đề cương Nghị định về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần. Theo đó, cơ quan này cho biết, hiện nay trên phạm vi cả nước hiện có 57.995 đơn vị sự nghiệp công lập (chưa tính tổ chức và biên chế sự nghiệp trong Quân đội, Công an và Khu vực doanh nghiệp nhà nước). Trong đó, khối Chính phủ quản lý có 57.170 đơn vị với 2.425.665 người.

TTOL