Câu chuyện tuần này: Trung Quốc vừa bị áp thuế, xuất khẩu vỏ xe Việt Nam tăng trên 400%, đáng mừng?
Ngành sản xuất vỏ xe khách và xe tải Việt Nam vừa đạt được một thành tích đáng kính nể, trong vòng ba tháng từ tháng 5 đến tháng 8/2018 tăng lên hơn 400%, cụ thể là 443%, nếu tính dựa trên lượng xuất khẩu sang EU.
Tuy nhiên, chuyện đáng kính nể này vào ngày 24/10, lại bị Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương “thổi còi” cảnh báo nguy cơ ngành sản xuất vỏ xe khách và xe tải bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chuyện “thổi còi” có vẻ kịp thời này thực ra do trước đó, không chỉ EC tiến hành điều tra chống lẩn tránh thuế bán phá giá đối với nhiều mặt hàng từ Việt Nam sau khi Trung Quốc bị áp thuế, rất nhiều quốc gia vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam ở một số mặt hàng trọng điểm như Mỹ, Hàn Quốc, Úc, Canada… cũng đã kiện phòng vệ thương mại trong tình trạng tương tự nói trên.
Tiếng còi nổi lên là vì Ủy ban châu Âu có thể tiến hành điều tra lẩn tránh thuế hoặc điều tra chống bán phá giá đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Theo đó, xuất khẩu vỏ xe của Việt Nam tăng đột biến sau khi EC áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với các sản phẩm cùng chủng loại có xuất xứ từ Trung Quốc từ ngày 4/5/2018 đến ngày 3/11/2018, với mức thuế tuyệt đối từ 52,85-82,17%.
Cụ thể, trong tháng 5/2018, lượng vỏ xe có xuất xứ từ Việt Nam nhập khẩu vào thị trường EU chỉa có 3.494 cái nhưng đến tháng 8/2018 đã tăng lên 18.974 cái. Việc tăng đột biến của khối lượng xuất khẩu vỏ cao su dùng cho xe khách và xe tải từ Việt Nam sang EU trùng với thời điểm EC áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. Nguy cơ EC tiến hành điều tra lẩn tránh thuế hoặc điều tra chống bán phá giá đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang hiển hiện.
Cũng trong ngày 24/10 này cũng đã diễn ra vụ “lo làm chuồng” chống lại kiểu rửa nguồn như thế của vỏ xe Trung Quốc, xuất sang EU mang mác “made in Vietnam.” Đó là Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập Quốc tế TP.HCM tổ chức hội thảo “Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung: Triển vọng và rủi ro với doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu Việt Nam”. (Theo TTO)
TIN BSA
-Tuần qua trên các trang thông tin của Hội DN HVNCLC, Trung tâm BSA có rất nhiều thông tin đáng chú ý:
+ Hội thảo lớn của Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu LBC sắp diễn ra vào ngày 31/10 tới đây: Cụ thể như sau, vào 8h30, thứ Tư, ngày 31 tháng 10 năm 2018 tại lầu 5, khách sạn Renaissance Riverside Sài Gòn (Số 8-15 Đường Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh), CLB Doanh nghiệp dẫn đầu (LBC) sẽ tổ chức hội thảo: Cải thiện nội lực doanh nghiệp bằng kế hoạch kinh doanh tích hợp. Hai diễn giả trong chương trình là ông Ankit Gupta – Giám đốc Tư vấn Chuỗi Cung ứng Đông Nam Á (Deloitte SEA) và ông Hiroki Oka – Tư vấn chính triển khai mô hình kinh doanh tích hợp (Deloitte Singapore). >> Qúy doanh nghiệp quan tâm đăng ký tham dự hội thảo vui lòng xem thêm tại đây. https://bit.ly/2ORX9f2
+Thông tin tiếp theo là Chung kết Dự án khởi nghiệp lần 4: Nhiều dự án tài nguyên bản địa ứng dụng công nghệ. Cuộc thi có chủ đề “Phát triển tài nguyên bản địa bằng sức mạnh công nghệ”, do Trung tâm BSA cùng các đối tác chiến lược tổ chức sẽ diễn ra tại Hội trường Thống Nhất (Dinh Độc Lập), TP.HCM vào ngày 27 và 28 tháng 10 tới này. >> Thông tin chi tiết về cuộc thi tại đây. https://bit.ly/2PgcuFB
+ Tiếp theo là một loạt các thông tin liên quan đến ý kiến của những chuyên gia, doanh nghiệp, đối tác mua hàng trong nước cũng như thế giới tại Lễ hội Sức khỏe và Dinh dưỡng kết thúc mới đây. Buổi kết nối B2B Maching giữa các doanh nghiệp và đối tác mua hàng tại Lễ hội Sức khỏe và dinh dưỡng, hình ảnh anh Lê Nhất Vũ, đại diện Công ty TNHH sản xuất và thương mại Thu Ba (Quảng Ngãi) cầm theo nhiều túi sản phẩm để lại nhiều ấn tượng. Vậy, Doanh nghiệp Việt mang theo hành trang gì khi kết nối B2B Maching? >> Thông tin có tại đây: https://bit.ly/2OOqmHG
+ Còn vị Giám đốc điều hành Cỏ May Singapore cho rằng: Hàng vào Sing phải có chất lượng cao. Vậy cụ thể ông đã chia sẻ những gì >> Mời quý doanh nghiệp xem chi tiết tại đây. https://bit.ly/2Rc9uHC
+ Trong khi đó, ông Aalok Panndit – Giám đốc truyền thông tiếp thị Hiệp hội bá lẻ Á – Phi đã chia sẻ nhiều vấn đề liên quan đến các doanh nghiệp Việt Nam. Như muốn sản phẩm Việt Nam đến được nhiều nơi ở thị trường châu Á, thì Việt Nam cần làm sao thu hút nhiều người tiêu dùng châu Á đến với mình. Bằng cách nào? Hãy làm du lịch thật tốt để thu hút khách châu Á tới, khi đó họ mới có những trải nghiệm về Việt Nam, biết được cụ thể con người, sản phẩm như thế nào. Làm được điều này tôi tin các doanh nghiệp Việt sẽ có cơ hội xuất khẩu sang các nước ở khu vực châu Á. >> Thông tin thêm về phần ông Aalok Panndit – Giám đốc truyền thông tiếp thị Hiệp hội bán lẻ Á – Phi tại đây. https://bit.ly/2RheoTJ
+ “Mai mối” doanh nghiệp nhỏ khởi nghiệp với tiểu thương TP.HCM. Đó là những nội dung diễn ra trong cuộc gặp của hơn 100 tiểu thương TPHCM, với các doanh nghiệp nhỏ, các bạn trẻ khởi nghiệp vừa qua do Hội DN HVNCLC tổ chức. >> Thông tin chi tiết tại đây: https://bit.ly/2JeL3Gt
+ Tuân thủ tiêu chuẩn: Chìa khóa hội nhập. Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Khôi – Quyền vụ trưởng vụ tiêu chuẩn – Tổng Cục tiêu chuẩn chất lượng đo lường chất lượng – Bộ KH &CN tại buổi tọa đàm “Tuân thủ tiêu chuẩn & Thương mại hóa sản phẩm: Chìa khóa hội nhập” do Hội DN HVNCLC tổ chức vào sáng 18/10 trong khuôn khổ Lễ hội Sức khỏe và Dinh dưỡng, tại Nhà thi đấu Nguyễn Du, TP.HCM. Chương trình có những chia sẻ từ đại diện của Bộ KH&CN, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, đại diện Global Gap. >> Thông tin chi tiết có tại đây: https://bit.ly/2SeRIVv
+ Trong khi đó, Kinh nghiệm khi “show” trước đối tác mua hàng như thế nào. Bà Nguyễn Kim Thanh, chuyên gia Dự án HVNCLC – Chuẩn hội nhập cho biết, doanh nghiệp làm xuất khẩu phải đầu tư website cho thật tốt, ấn tượng. Các thông tin càng chi tiết càng tốt. Có sản phẩm quy cách, không để giá nhưng cung cấp kĩ các thông tin tham khảo như về năng lực cung cấp. >> Thông tin thêm tại đây: https://bit.ly/2z6nrz8
BSA MEDIA
Tuần qua, BSA Media đăng tải rất nhiều clip trên BSA Channel.
+ Đầu tiên là toàn bộ chương trình NIỀM TIN HÀNG VIỆT trên Truyền hình Vĩnh Long 1. Phát sóng Thứ 2 hàng tuần lúc 16g15 – trên kênh THVL1, phát lại thứ 3 khoảng 8g15. >> Tại đây: https://bit.ly/2AqAptE
Qúy doanh nghiệp, bạn đọc đăng ký nhận các thông tin từ Hội DN HVNCLC vui lòng đăng ký qua:
>> Fanpage: http://bit.ly/HVNCLC_fanpage
>> http://bit.ly/bsachannel_fanpage
+ Như NSƯT Thành Lộc chia sẻ về ẩm thực tại đây: https://bit.ly/2ywGByD
+ 5 Yếu tố bán hàng cho bạn trẻ khởi nghiệp. Đây là những chia sẻ được ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty Cổ phần Vinamit nói với các bạn trẻ khởi nghiệp trước cuộc thi Chung kết. https://www.youtube.com/watch?v=ihcAfeDenfc
+ Trong các dự án khu vực phía Bắc đã tham gia tranh tài ở vòng bán kết 3, cuộc thi Dự án khởi nghiệp nông nghiệp lần 4. Kết quả, 9 dự án xuất sắc đã giành vé vào chung kết xếp hạng vào ngày 27 – 28/10. Tại vòng thi này, một trong số dự án được đánh giá cao và đi tiếp phải kể đến là “Xử lý rác hữu cơ bằng ấu trùng ruồi lính đen (còn gọi là sâu canxi)” của bạn Nguyễn Xuân Trường – Hà Nội. Đây là một trong những dự án được xem là có sức ảnh hưởng đến môi trường, xã hội hiện nay là việc sử dụng côn trùng để xử lý rác thải hữu cơ. Cùng KNX ghé thăm trang trại của Xuân Trường. Thông tin hình ảnh, clip có tại đây: https://bit.ly/2O6nyQH
+ Chẩm chéo – gia vị chấm của ẩm thực Tây Bắc :Chẩm chéo mang hương vị độc đáo của núi rừng, được chế biến từ mắc khén, sả, gừng, ớt, tỏi, muối và đường. Đây là món chấm chính trong bữa hàng ngày của người Thái ở Điện Biên. Những hình ảnh về loại gia vị này có tại đây:https://bit.ly/2PkeUD6
+ Xuất hiện lần đầu tiên cùng Lễ hội Sức khoẻ và dinh dưỡng 2018, các sản phẩm bò Wagyu – giống bò nổi tiếng từ Nhật được Huy Long An nuôi và cho ra sản phẩm. Hãy xem và mua thử tại đây: https://bit.ly/2Pk52sN
A – NHẬT KÝ HÀNG VIỆT
-Triển lãm ‘Mỗi làng một sản phẩm-OVOP 2018’: Lần đầu tiên Hội chợ “Đặc sản vùng miền Việt Nam” (Vietnam Local Specialities Fair) và Triển lãm “Mỗi làng một sản phẩm – OVOP” (One Village One Product) được tổ chức cùng thời gian và địa điểm, với quy mô trên 400 gian hàng. Sự kiện nhằm giới thiệu các sản phẩm đặc sản, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, quà tặng được chọn lọc của 63 tỉnh, thành phố Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới. Chương trình diễn ra từ ngày 21 – 25/11/2018, tại Quảng trường Trung tâm thương mại Mega Mall, Royal City – 72A Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
-Thương lái giả mạo tỏi Lý Sơn, nông dân tồn hơn 280 tấn tỏi: Trước tình trạng một số thương lái vận chuyển tỏi từ nơi khác đến giả dạng thương hiệu tỏi Lý Sơn (huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đã khiến giá tỏi Lý Sơn trên thị trường giảm mạnh. Tính đến ngày 23-10, huyện Lý Sơn còn tồn đọng hơn 280 tấn tỏi.
– Cây tiêu chết hàng loạt gây thiệt hại nặng cho nông dân Tây Nguyên: Viện Khoa học Kỹ thuật nông-lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết, hiện nay ở các tỉnh Tây Nguyên diện tích tiêu chết hàng loạt đang tăng lên từng ngày, gây thiệt hại lớn cho các nông hộ trồng tiêu. Thống kê đến ngày 25/10, diện tích tiêu bị chết do sâu bệnh hại gây nên của các tỉnh Tây Nguyên là trên 3.250 ha; trong đó tập trung nhiều nhất là tỉnh Gia Lai, Đắk Nông làm thiệt hại cho các nông hộ hàng ngàn tỷ đồng. Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên vẫn còn gần 3.000ha cây hồ tiêu đang nhiễm bệnh hại, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm nên khả năng diện tích tiêu bị chết còn tăng lên…
– Bất thường việc ồ ạt thu mua lá nhàu tươi không rõ mục đích: Khoảng một tuần nay, cây nhàu – vốn là cây mọc hoang trên vùng đồng đất huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau – bỗng dưng trở thành cây có giá trị kinh tế cao. Thông tin các thương lái đến địa phương tìm đối tác thu mua lá nhàu tại xã Tân Lộc, huyện Thới Bình đã khiến người dân ồ ạt hái lá nhàu tươi để bán. Tuy nhiên, điều đáng nói là mục đích của các thương lái thu mua lá nhàu để làm gì và xuất bán đi đâu thì không ai biết bởi việc mua bán lá nhàu là chưa có tiền lệ.
– Lotte tăng vốn, mở rộng không gian mua sắm tại Việt Nam: Trong số các doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam, Lotte có số lượng công ty con hoạt động nhiều nhất. Đại diện Lotte cho biết, sắp tới doanh nghiệp này sẽ triển khai nhiều hoạt động kinh doanh đa dạng hơn nữa như khách sạn, bán lẻ, dịch vụ, xây dựng và nhập khẩu nông sản. Trong đó, bán lẻ sẽ là trọng tâm phát triển, với mục tiêu mang đến mô hình trung tâm mua sắm hiện đại bậc nhất thế giới đến Việt Nam. Tập đoàn này đã đầu tư 80 tỷ đồng cho dự án nâng cấp cửa hàng Lotte Department Store tại Việt Nam. Dự án khởi công từ tháng 8 và mở cửa đón khách ngày 10/11.
– Đề xuất chỉ Vietnam Airlines khai thác sân bay Long Thành: Tại cuộc họp báo cáo đầu kỳ công tác khảo sát và lập Báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1 dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành ngày 22/10, cơ quan tư vấn khuyến nghị, sân bay Long Thành sẽ đảm nhiệm 85% chuyến bay quốc tế gồm các chuyến bay quốc tế của Vietnam Airlines và các hãng hàng không nước ngoài. Và 15% chuyến bay quốc nội của Vietnam Airlines gồm đường bay Tp.HCM – Hà Nội và Tp.HCM – Đà Nẵng. Còn các hãng hàng không khác như Vietjet Air, Jetstar Pacific, Bamboo Airways (nếu có), Vasco sẽ chỉ khai thác ở Tân Sơn Nhất.
– Vietcombank sẽ bán 10% cổ phần cho nước ngoài: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, đã nhận đầy đủ hồ sơ chào bán cổ phiếu riêng lẻ của Ngân hàng Vietcombank. Theo đó, dự kiến Vietcombank sẽ phát hành 10% cổ phiếu, tương đương 360 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài. Theo phương án phát hành, Vietcombank dự kiến chào bán riêng lẻ 53,9 triệu cổ phiếu (tương đương 1,36% tổng số cổ phiếu sau phát hành) cho đối tác chiến lược là Ngân hàng Mizuho Nhật Bản, nhằm duy trì tỷ lệ sở hữu 15%. Đồng thời, Vietcombank cũng chào bán riêng lẻ 305,8 triệu cổ phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài khác (tương đương 7,73% tổng số cổ phiếu sau phát hành).
– TP.HCM công bố nhóm sản phẩm chủ lực: Ngày 20-10, UBND TPHCM đã tổ chức hội nghị công bố “Nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố và sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp thành phố giai đoạn 2018 – 2020”, gồm: Sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; sản phẩm thiết bị điện; sản phẩm từ nhựa, cao su; sản phẩm thực phẩm chế biến; sản phẩm đồ uống; sản phẩm điện tử – công nghệ thông tin; sản phẩm trang phục may sẵn. Nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng gồm sản phẩm thuốc, hóa dược và dược liệu. Nhóm sản phẩm cây trồng chủ lực là rau và hoa, cây kiểng; nhóm sản phẩm chăn nuôi chủ lực là bò sữa (con giống, sữa) và heo (con giống, thịt); nhóm sản phẩm thủy sản chủ lực là tôm nước lợ (cá cảnh xác định là nhóm sản phẩm có tiềm năng).
– Vinamilk nhập hơn 200 con bò hữu cơ về Việt Nam:Trong tháng 10, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) nhập hơn 200 con bò mang thai hữu cơ nhập từ Úc về gia nhập đàn bò sữa của trang trại bò sữa Vinamilk Organic Đà Lạt tại Lâm Đồng, Đà Lạt. Qua đó nâng tổng số bò sữa hữu cơ tại trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt lên gần 1.000 con.
– Startup Việt giành ngôi Á quân trong cuộc thi khởi nghiệp Du lịch Mekong: Ecohost, một doanh nghiệp khởi nghiệp đến từ Việt Nam đã vượt qua 110 đối thủ để đạt vị trí thứ hai trong cuộc thi Sáng kiến Hỗ trợ Khởi nghiệp Du lịch vùng Mekong (MIST) năm 2018. Ecohost khởi tạo các hoạt động du lịch trải nghiệm có chất lượng tại làng quê Việt Nam. Họ phát triển các tour và hoạt động du lịch theo mô hình kết nối tại từng bản làng, đồng thời tăng khả năng cung cấp dịch vụ nhà ở homestay địa phương để phục vụ khách du lịch quốc tế. Bà Bùi Thị Nhàn, Giám đốc điều hành của Ecohost chia sẻ: “Giải thưởng này sẽ giúp chúng tôi hoàn thiện Giai đoạn 1 trong kế hoạch tăng trưởng của mình, triển khai các khóa đào tạo kỹ năng tại 3 bản làng và nâng cao chất lượng dịch vụ homestay tại 15 gia đình”.
– Huawei giải thích về tùy chọn ngôn ngữ ‘Tiếng Việt (Trung Quốc)’: Mới đây, một người dùng Facebook đã chia sẻ hình ảnh chụp chiếc điện thoại của Huawei chạy hệ điều hành Android hiển thị phần cài đặt ngôn ngữ có “Tiếng Việt (Trung Quốc)”.Trao đổi với PV, đại diện Huawei khẳng định suy đoán của cộng đồng mạng là sai sự thật. “Thực chất đây là hiển thị ngôn ngữ của máy kèm vùng địa lý mà người sử dụng thiết bị đang sinh sống. Điều này nhằm giúp chủ nhân chiếc điện thoại tận dụng được dịch vụ và tiện ích mà Huawei đem lại theo từng khu vực địa lý, quốc gia khác nhau”, đại diện hãng nói. Tuy nhiên, không ít người cho rằng điều này ám chỉ Việt Nam thuộc Trung Quốc, tương tự cách viết Hong Kong (Trung Quốc) hiện nay trên một số phương tiện truyền thông đại chúng.
– Công bố top 10 công ty uy tín trong ngành bán lẻ năm 2018: Ngày 25/10, Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet công bố Bảng xếp hạng Top 10 công ty uy tín ngành bán lẻ năm 2018. Nhóm hàng tiêu dùng nhanh và siêu thị có: Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại tổng hợp Vincommerce, Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ EB, Liên hiệp hợp tác xã thương mại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty trách nhiệm hữu hạn Aeon Việt Nam, Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất, Công ty cổ phần Trung tâm thương mại Lotte Việt Nam, Tổng công ty thương mại Sài Gòn-trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và Dịch vụ Lan Chi, Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài. Nhóm hàng lâu bền, điện máy, điện lạnh, vàng bạc gồm Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động, Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận, Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vàng bạc Đá quý Sài Gòn – SJC, Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji, Công ty cổ phần Mediamart Việt Nam, Công ty trách nhiệm hữu hạn Cao Phong, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại VHC, Công ty cổ phần Phát hành sách Thành phố Hồ Chí Minh – Fahasa, Công ty cổ phần Pico.
B – CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
– Công nhân thích chợ chồm hổm hơn siêu thị: Cùng với nhiều người khác, bà Nguyễn Thị Hồng, công nhân một nhà máy thuỷ sản ở khu công nghiệp (KCN) Trà Nóc cho biết, lương 4,5 triệu đồng/tháng, thuê nhà trọ 800.000 đồng, tính luôn điện nước hết 1 triệu đồng. Phần còn lại chỉ đủ tiền mua đồ ở chợ truyền thống, vì giá rẻ.Còn siêu thị lâu lâu mới chở con đi chơi, nhưng ít có mua đồ.
– Ngân hàng Nhà nước bơm mạnh tiền ra thị trường: Theo tổng hợp từ thành viên tham gia thị trường liên ngân hàng, ngày 24/10, lãi suất chào bình quân VND trên thị trường này tiếp tục tăng mạnh và nhà điều hành có nhịp điều tiết mới. Cụ thể, phiên hôm 24/10, lãi suất chào bình quân VND trên liên ngân hàng tiếp tục tăng mạnh 0,37 – 0,49 điểm phần trăm ở tất cả các kỳ hạn so với phiên trước đó. Ngân hàng Nhà nước nâng mạnh chào thầu trên kênh cầm cố lên mức 14.000 tỷ đồng với kỳ hạn 7 ngày lãi suất 4,75%, các tổ chức tín dụng hấp thu được toàn bộ số này. Như vậy, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng 15.200 tỷ đồng ra thị trường trong phiên hôm qua thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
– Đã đến lúc doanh nghiệp Việt phải nhận thức lại về quyền sở hữu trí tuệ: Theo lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trưởng hiện có tình trạng, khoảng 90% dân số biết hàng giả vẫn dùng, còn doanh nghiệp phát hiện bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhưng vẫn ngại đấu tranh.Các doanh nghiệp phải xác định quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung là một quyền tài sản được Nhà nước bảo hộ và đây là một loại tài sản vô hình. Trong nền kinh tế thị trường, nhãn hiệu được bảo hộ có giá trị to lớn đối với doanh nghiệp và trong một số doanh nghiệp thì giá trị nhãn hiệu của doanh nghiệp thậm trí còn lớn hơn rất nhiều so với tài sản hữu hình của doanh nghiệp hiện có.
– Lo vỡ trận, Bộ Nông nghiệp yêu cầu giám sát chặt nuôi cá tra: Trước tình trạng giá cá tra liên tục lập đỉnh (35.500 đồng/kg), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản yêu cầu các tỉnh, thành giám sát chặt tình trạng nuôi cá tra cũng như quản lý chất lượng con giống.Công văn của Bộ nêu các tháng đầu năm 2018, chất lượng và giá cá giống không ổn định, người dân tự phát đào ao ương ngoài quy hoạch, áp lực của chương trình thanh tra cá da trơn của Hoa Kỳ…Do đó, Bộ đề nghị các tỉnh, thành quản lý chặt chẽ điều kiện sản xuất và chất lượng sản phẩm cá tra; đồng thời khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư, phát triển nuôi cá tra theo hướng liên kết chuỗi giá trị, tránh nuôi tự phát để ổn định sản xuất. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng vật tư đầu vào và chất lượng con giống. Tuyệt đối không sử dụng chất cấm trong sản xuất, chế biến cá tra.
– Thêm 4 ‘tân binh’ smartphone chào sân tháng 10: Tháng 10 là thời điểm “bùng nổ” của nhiều dòng smartphone xuất hiện tại thị trường Việt Nam. Vừa có thêm 3 “tân binh” tham gia “chiến trường”, thuộc phân khúc tầm trung và cao.Huawei Mate 20 và Mate 20 pro; Honor 8X; Blackberry Key2 LE
– Thế hệ thiên niên kỷ giết chết pho mát Mỹ Pho mát Mỹ không bao giờ hỏng: Nó có quá nhiều chất bảo quản. Nhưng nó đang tan chảy.Từng nơi một, các cửa hàng thực phẩm Mỹ đang từ bỏ món chính cả trăm tuổi đời của người Mỹ. Trong nhiều trường hợp, họ thay nó bằng các loại pho mát lạ hơn. Chuỗi nhà hàng Wendy’s đang cung cấp asiago, loại pho mát Ý thay đổi kết cấu theo thời gian. Các địa điểm A&W’s Canada chuyển sang loại cheddar thứ thiệt. McDonald’s đang bán pho mát mềm màu cam của Mỹ, với phiên bản không chứa chất bảo quản.Cracker Barrel đã bỏ loại pho mát nướng kiểu cũ. Panera Bread thay hàng Mỹ bằng combo fontena, cheddar, monteau và gouda xông khói. Kết quả: doanh số cao hơn.
– Samsung đang phát triển màn hình máy tính xách tay có thể gập lại: Samsung dự kiến sẽ giới thiệu mẫu concept điện thoại thông minh có thể gập lại màn hình vào tháng tới, đồng thời hãng này cũng đang hướng tới những thiết bị lớn hơn với màn hình có thể gập lại.“Như điện thoại thông minh có thể gập lại, Samsung đang cộng tác với các nhà sản xuất màn hình để phát triển máy tính xách tay với màn hình có thể gập lại mà nó không chỉ đơn giản là gấp vào, gấp ra mà còn tạo ra giá trị và trải nghiệm người dùng mới, trong bối cảnh thị trường máy tính xách tay đang có những thay đổi xu hướng,” ông Lee Min-cheol, Phó Chủ tịch tiếp thị mảng máy tính của Samsung, phát biểu trong một sự kiện về máy tính xách tay tại Hàn Quốc đầu tuần này.
-Startup Nhật Bản đặt mục tiêu tạo ra ‘robot giúp việc toàn năng’: Trong vòng năm năm, người tiêu dùng sẽ tận hưởng một robot cá nhân nội trợ đa năng giúp họ làm bữa tối, mang chén dĩa đến máy rửa và dọn dẹp ngăn nắp trong khi họ đi ra ngoài.Đó là mục tiêu của Toru Nishikawa, sáng lập viên 35 tuổi kiêm CEO của Preferred Networks, một startup công nghệ ở Tokyo. “Chúng tôi muốn đưa các robot như thế ra thị trường trong vòng năm năm và nhìn thấy chúng được sử dụng. Mười năm quá lâu để đợi chờ,” ông nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn với
– Vệ tinh giả mặt trăng của TQ sẽ được phóng lên quỹ đạo: Hồi những năm 1990, Nga cũng đã thử làm một chuyện tương tự với một tấm kiếng khổng lồ phản chiếu ánh sáng mặt trời lên các thành phố lạnh lẽo của Nga.Trong một kế hoạch thắp sáng Thành Đô – một trong những thành phố lớn nhất của Trung Quốc, với dân số 14 triệu người ở tỉnh Tứ Xuyên phía tây nam – các quan chức thành phố đã công bố một dự án phóng một vệ tinh vào quỹ đạo 500km cách Trái đất vào năm 2020; vệ tinh này sẽ phản chiếu ánh nắng mặt trời rọi xuống các con đường của thành phố.
C – HỘI NHẬP
– “Nếu Vinasun thắng kiện, Grab sẽ rơi vào tình trạng một cổ hai tròng”: Xung quanh câu chuyện Viện Kiểm sát Nhân dân Tp.HCM đề nghị toà buộc Grab bồi thường cho Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) 41,2 tỷ đồng theo yêu cầu của nguyên đơn, nhiều chuyên gia đưa dự báo về tiền lệ cho các công ty công nghệ “sập tiệm” ở Việt Nam. TS Lương Hoài Nam, thẳng thắn nói: Mặc dù Toà án chưa phán quyết nhưng nếu chấp nhận quan điểm của Vinasun thì lúc đó Grab chắc chắn sẽ “chết” ở thị trường Việt Nam. Bởi, Grab sẽ rơi vào tình trạng một cổ hai tròng, vừa bị quản lý như taxi truyền thống, vừa bị quản lý như công ty công nghệ. Chưa kể, lúc đó, có án lệ rồi thì các công ty taxi truyền thống khác như Mai Linh, Taxi Group Hà Nội cũng nộp đơn kiện lên toà yêu cầu Grab phải bồi thường.
– CEO Grab Việt Nam viết tâm thư gửi Thủ tướng: “Chiều theo taxi truyền thống là bước lùi của Cách mạng 4.0”: Trong tâm thư của mình, CEO Jerry Lim của Grab Việt Nam bày tỏ quan ngại với những nội dung và quy định trong Dự thảo mới nhất mà Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trình lên Chính phủ.Đó là những nội dung và quy định trong Dự thảo Nghị định về Kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô để thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP.
– CPTPP dự kiến có hiệu lực vào đầu năm 2019: Dự kiến Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) dự kiến có hiệu lực vào đầu năm 2019, mang lại cơ hội chơ doanh nghiệp tiếp cận thị trường chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm gần 500 triệu dân. Về cơ bản CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng trong bối cảnh mới. Bên cạnh đó, CPTPP còn là Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với tiêu chuẩn cao và toàn diện. Điển hình, là việc xóa bỏ gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình, tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại.
– Việt Nam đạt thặng dư thương mại với EU hơn 21 tỷ USD: Trong 9 tháng năm 2018, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang EU đạt 31,2 tỷ USD, tăng 2,96 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2017… Theo số liệu thống kê của Ủy ban châu Âu, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa vào EU năm 2017 là 1858,7 tỷ EUR, trong đó nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam xếp thứ 10 với hơn 37 tỷ EUR, chiếm 2% trong tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của toàn khối. Số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU28) trong năm 2017 đạt 50,46 tỷ USD, tăng 11,9% so với năm trước 2016 và chiếm 11,8% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu là 38,33 tỷ USD, tăng 12,7% (tương ứng tăng 4,33 tỷ USD về số tuyệt đối) so với một năm 2016.
– Đưa kim ngạch thương mại Việt Nam và Malaysia đạt mốc 15 tỷ USD: Chiều 25/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Thủ tướng Malaysia Wan Azizah Wan Ismail nhân dịp thăm chính thức Việt Nam và dự Hội nghị Bộ trưởng Phụ nữ ASEAN lần thứ 3.Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị về thương mại, hai bên cần tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng thương mại, đưa kim ngạch thương mại song phương đạt mốc 15 tỷ USD/năm hoặc cao hơn vào năm 2020.
– Mong Việt Nam có hành lang pháp lý cho công nghệ blockchain: Tại buổi công bố tạp chí Nhịp cầu Đầu tư là đối tác truyền thông của Infinity Blockchain Labs (IBL) tại thị trường Việt Nam (có hiệu lực trong thời gian 12 tháng, kể từ tháng 10/2018) vừa được tổ chức hôm 17/10/2018 tại TP.HCM, ông Junya Yamamoto, giám đốc Infinity Blockchain Labs đã dành phần lớn thời gian để nói về công nghệ blockchain trên thế giới và Việt Nam và đã nhấn mạnh như vậy. Tại Hoa Kỳ, Nhật…, dù công nghệ blockchain còn mới mẻ nhưng đã có hành lang pháp lý, còn tại Việt Nam hiện nay vẫn đang trong quá trình “chuẩn bị”.
-Vốn FDI vào Việt Nam đang có chiều hướng tăng mạnh: Đông Nam Á đang chứng kiến một làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong bối cảnh cuộc chiến thương mại căng thẳng.Hãng tin Bloomberg dẫn một báo cáo ra ngày 22/10 của Maybank Kim Eng cho biết dòng vốn FDI chảy vào lĩnh vực chế biến-chế tạo của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ những dự án đầu tư lớn như nhà máy sản xuất polypropylene (PP) trị giá 1,2 tỷ USD của tập đoàn Hàn Quốc Hyosung.
– Coi chừng hàng Trung Quốc ‘rửa xuất xứ’ để sang Mỹ: Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc thúc đẩy các công ty chuyển sản xuất tới khu vực. Nhưng coi chừng đầu tư đó chỉ là những vỏ bọc để chuyển hàng từ Trung Quốc sang, rửa xuất xứ và xuất sang Mỹ. Theo ông Nguyễn Xuân Thành – Giám đốc Phát triển Trường ĐH Fulbright Việt Nam rủi ro lớn của Việt Nam trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung là việc hàng Trung Quốc chuyển tiếp (transshipment) qua Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ nhằm tránh thuế trừng phạt.
– Đa số công ty liên doanh Hàn Quốc sẵn sàng đầu tư vào Triều Tiên: 6 trong số 10 công ty liên doanh Hàn Quốc có các hoạt động ở nước ngoài sẵn sàng đầu tư vào Triều Tiên nếu hợp tác kinh tế liên Triều được khôi phục.Đây là kết qủa cuộc thăm dò ý kiến được Tập đoàn kinh doanh vừa và nhỏ (SMBC) Hàn Quốc tiến hành đối với 267 công ty liên doanh của nước này 24/9 -10/10 và được công bố ngày 23/10, Trong cuộc thăm dò, hơn 60% công ty liên doanh Hàn Quốc phản ứng tích cực với khả năng họ đầu tư vào Triều Tiên
– Nhật Bản dừng cấp ODA cho Trung Quốc: Chính phủ Nhật Bản ngày 23/10 thông báo quyết định không tiếp tục cung cấp vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Trung Quốc từ năm tới, sau 40 năm thực thi chính sách này.Phát biểu với các phóng viên, Bộ trưởng Tài chính Nhật Taro Kono cho hay ODA có thể không còn cần thiết nữa đối vớiTrung Quốc, xét từ trình độ kinh tế của nước này, theo Kyodo News.
– Mỹ quyết kiềm chế Vành đai và Con đường của Trung Quốc: Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa chia rẽ sâu sắc trong nhiều vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng họ đều nhất trí phải kiềm chế sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) mà Trung Quốc đang thực hiện.Sự thống nhất quan điểm hiếm hoi này được thể hiện rõ ràng khi Đạo luật về Sử dụng đầu tư cho phát triển hiệu quả hơn (Better Utilisation of Investment Leading to Development Act) đều được lưỡng viện của Quốc hội Mỹ thông qua với tỷ lệ áp đảo.
– Mỹ coi chính sách tiền tệ của Trung Quốc là ‘mối quan tâm đặc biệt’ Kho bạc Hoa Kỳ một lần nữa đã từ bỏ cơ hội “gán mác” thao túng tiền tệ cho Trung Quốc, nhưng vẫn xếp chính sách tiền tệ của quốc gia này vào danh sách “quan tâm đặc biệt”.Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã lên án “sự thiếu minh bạch và sự yếu kém trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc” và cho rằng điều này đặt ra “những thách thức lớn trong tiến trình đạt được sự công bằng trong thương mại, và chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và xem xét các chính sách tiền tệ của Trung Quốc. ”
– Kinh tế Trung Quốc tiệm cận mức tồi tệ nhất trong một thập kỷ: Suy thoái trong đầu tư và bán lẻ đang làm giảm nhiệt phát triển của một trong những nền kinh tế quan trọng nhất thế giới. Khi cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ gia tăng, suy thoái có thể trở nên tồi tệ hơn nữa.Tăng trưởng phập phù, nợ tăng cao và cuộc chiến thương mại leo thang với Hoa Kỳ đang đè nặng lên nền kinh tế Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc hôm thứ Sáu báo cáo rằng nền kinh tế đã tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý 3/2018, đạt mức tăng trưởng thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2009.
– 8 công ty lớn sẵn sàng rời Trung Quốc vì chiến tranh thương mại: Nhiều công ty lớn như Logitech, Philips, Pentair Plc…đã có sẵn phương án di dời hoạt động sản xuất khỏi Trung Quốc nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của chiến tranh thương mại… Đó là chia sẻ về ý định đưa công ty rời Trung Quốc của lãnh đạo nhiều công ty lớn, theo ghi nhận của Bloomberg trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, nhiều doanh nghiệp lớn cho biết đã sẵn sàng để di dời chuỗi cung ứng của mình ra khỏi Trung Quốc nếu như chi phí nhập khẩu hàng hoá từ nước này trở nên đắt đỏ hơn.
– Châu Âu muốn đẩy nhanh việc đánh thuế các ‘đại gia’ công nghệ Mỹ: Rất nhiều công dân trong toàn châu Âu đang chờ đợi một câu trả lời mạnh mẽ và thống nhất của EU.Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire ngày 23/10 một lần nữa nỗ lực thuyết phục Liên minh châu Âu (EU) thông qua trước cuối năm nay dự luật về đánh thuế các tập đoàn và doanh nghiệp công nghệ lớn của Mỹ bao gồm Google, Apple, Facebook và Amazon (GAFA).
– Singapore ưu tiên đổi mới nền kinh tế, thu hút các nhà đầu tư mới: Chính phủ Singapore đã phân bổ 19 tỷ dollar Singapore (tương đương 13,7 tỷ USD) cho các dự án đổi mới kinh tế giai đoạn 2016-2020. Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore Chan Chun Sing công bố tại Diễn đàn phát triển kinh tế quốc gia ngày 25/10. Ông Chan Chun Sing cho biết chính phủ tập trung ngân sách để hỗ trợ phát triển khoa học-công nghệ, bởi đây là yếu tố then chốt trong phát triển kinh doanh và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, đảm bảo tăng trưởng quy mô lớn và bền vững. Các nhà chức trách muốn tạo ra một cơ chế thu hút các nhà đầu tư mới vào Singapore.
D – DOANH NGHIỆP & NHÀ NƯỚC
– Xem xét kỷ luật nhiều tướng công an ở Tổng cục Cảnh sát: Theo Ủy ban Kiểm tra, Đảng ủy – Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Cảnh sát đã vi phạm nghiêm trọng Quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để một số cán bộ lãnh đạo Tổng cục và Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao (C50) tiếp tay, bao che cho tổ chức đánh bạc trực tuyến trên mạng Internet diễn ra trong thời gian dài, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Theo Ủy ban kiểm tra Trung ương, Trung tướng Nguyễn Công Sơn – nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó tổng cục trưởng; Trung tướng Nguyễn Văn Ba – nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó tổng cục trưởng; Thiếu tướng Lê Đình Nhường – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, nguyên Đảng ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chánh Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra (C44); Thiếu tướng Nguyễn Huy Mạ – nguyên Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát (C53) và Thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh, nguyên Đảng ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế (C46) cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Đảng ủy Tổng cục.
– Bộ Công Thương tiếp tục cuộc cắt giảm “chưa từng có trong lịch sử”: Bộ Công Thương tiếp tục công bố cắt giảm 202 điều kiện kinh doanh đợt 2, nâng tổng số điều kiện kinh doanh được cắt giảm lên con số kỷ lục 877 … Quyết định 3720 vừa được Bộ trưởng Bộ Công Thương ký ban hành mới đây đã đưa ra phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương giai đoạn 2019 – 2020. Như vậy, với việc cắt giảm, đơn giản hóa lần 1 tại Nghị định 08/2018/NĐ-CP là 55,5% và cộng với dự kiến cắt giảm lần 2 này thì tỷ lệ cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh của Bộ Công Thương dự kiến đạt 72,1%.
– Bộ Tài chính “cấm” đi nước ngoài các trường hợp gợi ý doanh nghiệp mời: Bộ Tài chính yêu cầu không đi cử công tác nước ngoài đối với các trường hợp tự ý liên hệ hoặc gợi ý để các doanh nghiệp thuộc đối tượng quản lý mời … Bộ Tài chính vừa ban hành Chỉ thị số 05/CT-BTC yêu cầu các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ tăng cường quản lý và thực hành tiết kiệm trong việc tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài. Theo đó, để tăng cường hơn nữa việc quản lý, nâng cao hiệu quả và thực hành tiết kiệm trong việc tổ chức các đoàn đi công tác ở nước ngoài, Bộ Tài chính đã yêu cầu các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ thực hiện nghiêm túc một số nội dung.
– Ngân sách năm 2019: Lo biến động lớn tỷ giá làm nặng gánh trả nợ?Thu ngân sách năm 2019 có thể trên 1,4 triệu tỷ đồng, tăng 3,9% so với ước thực hiện năm nay. Tuy nhiên, rủi ro cần tính tới là nếu GDP không đạt kế hoạch hoặc có các biến động lớn về lãi suất, tỷ giá, nghĩa vụ trả nợ sẽ tăng lên. Theo báo cáo “Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019 Chính phủ trình Quốc hội” vừa được Bộ Tài chính công khai, trong năm 2019, tổng thu ngân sách đạt khoảng trên 1,411 triệu tỷ đồng, tăng 3,9% so ước thực hiện năm 2018. Nợ công bằng 61,3%GDP
TTOL