Các thị trường xuất khẩu các loại gạo của Việt Nam 4 tháng đa. (Ảnh: Alex Chu)

1/ Châu Âu: tăng Lúa mì Hữu cơ – Cơ hội Xuất Khẩu | Cotton tăng nhẹ | Các loại Nông Sản đều tăng nhẹ theo đà tăng Dầu thô và chứng khoán: Mía đường thô, Cà phê | Riêng hạt Cacao giảm nhẹ

  • Dưới chính sách mới, “Farm to Folk” – hướng đến một tương lai xanh sạch hơn của liên minh Châu Âu (EU), đề ra mục tiêu nâng sản lượng sản phẩm hữu cơ từ 8% lên 25% cho đến năm 2030. Mục tiêu trên sẽ dẫn đến tụt sản lượng Lúa Mì từ khoảng 128 triệu tấn thường niên xuống còn khoảng 109 triệu tấn thường niên vào năm 2030 (-15%). Từ một nhà Xuất Khẩu (XK) Lúa Mì lớn của thế giới, Châu Âu có khả năng phải nhập khẩu Lúa Mì từ các quốc gia lân cận trong tương lai gần.

  • Với việc Đồng bạc xanh Dollar tiếp tục giảm nhẹ, Hợp đồng thì tương lai của Bông Cotton kết thúc tháng 12, tăng nhẹ 99 xu, hay 1,2 điểm %, lên 86,63 xu mỗi pound (lb) – đỉnh điểm cao nhất của giá Bông từ giữa tháng 6. Bên cạnh đó, triển vọng về một khí hậu thuận lợi nhiều mưa, dự báo một mùa thu hoạch tốt với sản lượng Bông dồi dào.

  • Tại Thị trường tài chinh London, ngày 23 tháng 6, khi giá Dầu thô cũng như Thị trường chứng khoán toàn cầu nhích lên cao, là sự phục hồi giá của Hợp đồng thì tương lai của Mía đường thô. Mía đường thô tăng khoảng 0,8 điểm % lên 16,57 xu mỗi pound (lb), dù đang trên đà trượt giá trong 2 tháng đổ lại.

  • Hợp đồng tương lai kết thúc tháng 9 của Cà phê Arabica đồng thời tăng 0,6 điểm %, lên $1,5305 dollar mỗi pound (lb). Phục hồi từ đáy giảm $1,4905 trong 1 tháng vừa rồi. Tương tự với hạt cà phê Robusta, tăng 1,3% lên $1.617 mỗi Tấn. Phục hồi trong 1 tháng giảm liên tiếp.

  • Ngược lại, giá Hạt Cocoa (Cacao) giảm nhẹ 1 điểm %, xuống còn $2.373 cho mỗi tấn. Sau khi một số dự báo về cơ hội phục hồi từ giới Đầu cơ, mặc cho cảnh báo từ một thị trường tiêu thụ còn yếu (vd: ngành nhà hàng, khách sạn, du lịch, v.v.).

Nguồn: Reuters

2/ Gạo Việt chịu cạnh tranh lớn từ Ấn, Thái?

Trên thế giới, giá gạo 5% của Ấn Độ đạt 374 USD/tấn vào đầu tháng nhưng tăng nhẹ vào gần cuối tháng – 382 USD/tấn. Giá gạo Thái Lan đạt mức 480 USD/tấn vào đầu tháng và giảm xuống 465 USD/tấn vào gần cuối tháng, khi cầu giảm mà nguồn cung nội địa lại dồi dào.

Trong tháng 5/2021, giá gạo Việt đạt 493 USD/tấn vào đầu tháng và giữ nguyên mức này. Hiện nay nhu cầu mua của các thương nhân nước ngoài không lớn và đang chờ vụ Hè thu.

4 tháng đầu 2021, Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với 35,6% thị phần, khối lượng và giá trị đạt 715,7 nghìn tấn và 381,4 triệu USD, giảm 20,7% về khối lượng và giảm 4,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Trong khi đó tại thị trường trong nước, giá lúa Đông Xuân tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long có xu thế tăng, giảm không đồng nhất giữa các địa phương, nguồn cung cuối vụ ở mức thấp.

Về dự báo tháng 6, FAO cho rằng chi phí nhập khẩu lương thực toàn cầu trong năm 2021 sẽ tăng 12% lên mức kỷ lục do giá hàng hóa và nhu cầu tăng cao trước tác động của dịch Covid-19. Kim ngạch nhập khẩu lương thực của thế giới, bao gồm cả chi phí vận chuyển, dự kiến đạt 1.715 tỷ USD trong năm nay, so với mức 1.530 tỷ USD của năm ngoái.

Còn theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong thời gian tới, triển vọng nhu cầu thị trường vẫn tương đối tốt. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo của nước ta dự đoán có sự cạnh tranh lớn từ các nhà cung cấp khác như Thái Lan, Ấn Độ bởi giá gạo Việt Nam đang cao hơn 20 USD/tấn so với giá gạo Thái Lan và hơn 100 USD/tấn so với gạo Ấn Độ.

Nguồn: Vietnambiz

3/ Xuất khẩu qua sàn thương mại điện tử quốc tế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chia sẻ với truyền thông, Roger Lou – Giám đốc Alibaba.com Việt Nam – cho hay: Dịch Covid-19 thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu xuyên biên giới thông qua sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng và hưởng lợi.

Việt Nam là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng TMĐT nhanh nhất thế giới – 35% mỗi năm. Là lợi thế để xuất nhập khẩu và thúc đẩy số hóa doanh nghiệp, trong đó có DNVVN.

Năm ngoái, giao dịch, thanh toán trực tuyến và tổng giá trị giao dịch (GMV) của Việt Nam trên Alibaba.com đã tăng ba chữ số. Những con số này đã chứng minh ngày càng nhiều nhà bán hàng sử dụng Alibaba.com là kênh xuất khẩu. Trong thời kỳ đại dịch, chúng ta cũng thấy có nhiều thay đổi trên phạm vi toàn cầu, chẳng hạn như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). 15 quốc gia đã tham gia hiệp định để áp dụng nhiều hình thức mở cửa và giảm thuế nhập khẩu giữa các nước. Vì vậy, chúng tôi có một niềm tin rằng, sau đại dịch sẽ xuất hiện một xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ khác trong tình hình kinh tế như hiện nay.

Để tăng truy cập, mỗi năm Alibaba.com liên tục tổ chức các triển lãm thương mại trực tuyến cho các ngành khác nhau. Với mục tiêu hỗ trợ ngày một tốt hơn cho các nhà cung cấp Việt Nam, chúng tôi tích hợp dữ liệu tổng hợp về hành vi của người mua và nâng cấp các tính năng của nền tảng, từ đó các nhà cung cấp có thể nắm rõ được các dữ liệu phân tích về sản phẩm, danh mục hàng hóa và lĩnh vực kinh doanh của họ để khám phá cơ hội kinh doanh mới.

Trong các buổi đào tạo và tư vấn với các DNVVN Việt Nam, chúng tôi có thể xác định 4 nhu cầu chính mà họ đang quan tâm. Đầu tiên, các DNVVN muốn tiếp cận với nhiều cơ hội kinh doanh hơn khi đưa DN của họ lên nền tảng trực tuyến, từ đó học cách nắm bắt cơ hội kinh doanh đang đến. Thứ hai, họ muốn tìm hiểu cách mở tài khoản để bắt đầu kinh doanh trực tuyến trên nền tảng TMĐT. Thứ ba, họ muốn được học cách vận hành DN trên sàn TMĐT và tương tác với người mua tiềm năng. Thứ tư, họ muốn biết cách duy trì hoạt động kinh doanh trực tuyến một cách hiệu quả.

Về phía Alibaba.com, mục tiêu của chúng tôi là sẽ làm cho các sản phẩm và nhà cung cấp chất lượng của Việt Nam được biết đến nhiều hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người mua trên toàn cầu. Với các nhà bán hàng, Alibaba.com sẽ tăng 100% vốn đầu tư, bao gồm cả nhân lực và chi phí tiếp thị.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, với các dịch vụ địa phương, bao gồm dịch vụ lên sàn TMĐT các dự án đào tạo KOL, hậu cần, dịch vụ thanh toán, chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với các đối tác địa phương, để tiếp tục cải thiện mức độ dịch vụ và trải nghiệm người dùng.

Những định hướng và hoạt động sắp tới của Alibaba.com tại Việt Nam?

Định hướng của Alibaba.com trong thời gian sắp tới là cung cấp các giải pháp kỹ thuật số một trạm cho các nhà cung cấp và DNVVN của Việt Nam. Chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ lên sàn TMĐT, dịch vụ tiếp thị số, dịch vụ đảm bảo thương mại trực tuyến… Song song với đó, quan hệ đối tác với các ngân hàng địa phương, hiệp hội, đối tác kinh doanh và các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần địa phương sẽ liên tục được phát triển và tăng cường.

Cùng với những hoạt động trên, sẽ có đội ngũ địa phương chuyên cung cấp các dịch vụ phù hợp với từng nhu cầu, buổi đào tạo trực tiếp và trực tuyến dành cho các nhà bán hàng, để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của họ. Ngoài ra, Alibaba.com cũng sẽ tiếp tục tổ chức các buổi trao đổi kiến thức nhà bán hàng trực tiếp, nhằm thúc đẩy khả năng kỹ thuật số của các DNVVN.

Năm 2021, Alibaba.com sẽ tăng gấp đôi đầu tư để nâng tầm chất lượng dịch vụ tại Việt Nam.

Nguồn: Báo Công Thương

4/ Vì sao xuất khẩu cá tra sang EU vẫn ảm đạm?

Xuất khẩu cá tra trong những tháng đầu 2021 sang thị trường EU giảm sâu. Ba năm trở lại, xuất khẩu cá tra sang EU tăng trưởng âm ảm đạm.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra 5 tháng đầu năm đạt 623 triệu USD, tăng 12%.

Theo phân tích của VASEP, XK cá tra hồi phục nhờ các thị trường Mỹ, Trung Quốc, châu Âu tăng mua trở lại. Đặc biệt là MỹL trong tháng 5/2021 bứt phá tăng khoảng 200%, đạt 33 triệu USD, đưa kết quả XK 5 tháng đầu năm 2021 lên 135 triệu USD, tăng 57% so với cùng kỳ 2020.

Ba năm trở lại đây, giá trị XK cá tra sang EU vẫn chưa thể thoát khỏi mức tăng trưởng âm ảm đạm. VASEP cho biết, nguồn tin từ một số nhà nhập khẩu lớn của EU, năm 2020, thị trường thủy sản EU ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Covid-19, các biện pháp giãn cách ở Italy, Pháp, Đức… tác động không nhỏ tới lưu thông vận chuyển hàng hóa nội khối và ngoại khối. Đầu năm 2021, thị trường bán lẻ EU tăng mạnh, tăng 30% so với năm trước. Tuy nhiên, ngành dịch vụ thực phẩm (nhà hàng, khách sạn…) vẫn rất chậm.

Song song, nhập khẩu theo phương thức FOB bị chi phí vận chuyển đường biển cao, dù giá bán cá tra ở EU vẫn ổn định. Tháng 3/2021, giá cá tra tại TPHCM khoảng 2,2 USD/kg và 3,3 USD/kg với sản phẩm phile cao cấp, chưa qua xử lý.

Bangladesh và Trung Quốc là hai đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt Nam, tuy số lượng nhập khẩu từ hai thị trường này vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng giá trị nhập khẩu lại ngày càng tăng.

Hiện nay, phần lớn sản phẩm cá tra XK sang EU là sản phẩm cá tra phile đông lạnh. Trong đó, Hà Lan là thị trường XK lớn nhất của DN cá tra Việt Nam, đây cũng vẫn là thị trường nhập khẩu sản phẩm cá tra giá trị gia tăng lớn.

Hiện nay, có khoảng 13 doanh nghiệp XK cá tra sang thị trường Hà Lan, trong đó ba doanh nghiệp XK lớn nhất là NTSF; VINH HOAN CORP và VINH QUANG.

Năm 2020, có gần 145 DN, hợp tác xã xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc, 40 DN XK sang thị trường Hồng Kông, trong đó, 3 DN có trị giá XK lớn nhất sang thị trường Trung Quốc trong thời gian này là: IDI Corp; VINH HOAN Corp và TG FISHERY. Ba DN cá tra XK lớn nhất sang thị trường Hồng Kông là IDI Corp, VINH HOAN Corp và VDTG FOOD.

Nguồn: Báo Hải quan

5/ 44 tỷ USD xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc?

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt 22,58 tỷ USD, tăng 30,1% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, nhiều sản phẩm/nhóm sản phẩm có trị giá xuất khẩu tăng cao như: Cao su (tăng 93,9%); chè (tăng 10,4%), hạt điều (tăng 4,9%), sắn và sản phẩm từ sắn (tăng 27,5%)…

Đáng chú ý nhất trong hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản những tháng đầu năm nay là tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng nông sản sang thị trường Trung Quốc.

Hiện nay, Việt Nam đã có 9 loại trái cây tươi được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, bao gồm: Xoài, thanh long, chuối, nhãn, vải, dưa hấu, chôm chôm, mít và măng cụt. Hàng năm, số lượng xuất khẩu trái cây tươi là 3,3 – 3,5 triệu tấn/năm.

Trong 5 tháng đầu năm 2021, lượng hàng xuất khẩu trái cây tươi đã xuất khẩu được 2,5 triệu tấn, bằng 76,2 % so với cả năm 2020.

Tự tin “nhắm” đích 44 tỷ USD

2021, ngành NN&PTNT phấn đấu tăng trưởng 3%; tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trên 3%; kim ngạch xuất khẩu nhắm đạt 44 tỷ USD… 5 tháng đầu 2021, Trung Quốc chiếm 22,6% thị phần trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam.

Bộ NN&PTNT khuyến khích, hỗ trợ các nhà máy chế biến nông sản tăng cường việc sơ chế, chế biến các sản phẩm cấp đông, nước quả cô đặc, trái cây ép đóng lon, thủy sản đồ hộp, chế biến, gạo, gia cầm chế biến… để chuẩn bị tốt nhất phương án hậu dịch Covid-19 cho thị trường xuất khẩu chủ lực là Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ.

Trong đó đáng chú ý, xuất khẩu nhiều mặt hàng rau quả sang Trung Quốc tăng ấn tượng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, xuất khẩu mặt hàng thanh long đạt gần 1,2 triệu tấn, tăng 138% so với cùng kỳ năm trước và đạt 62,18% kế hoạch năm; xoài đạt trên 468 nghìn tấn, tăng 156,87% so với cùng kỳ năm trước và đạt 112,33% kế hoạch năm; dưa hấu đạt trên 290 nghìn tấn, tăng 131,80% so với cùng kỳ năm trước và đạt 127,00% kế hoạch năm.

Riêng vải thiều, tính đến 13/6/2021, sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc đã đạt trên 51 nghìn tấn, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước và đạt 68% sản lượng xuất khẩu của cả năm 2020.

Nguồn: Báo Hải quan

6/ Các ông lớn mía đường hưởng lợi từ thuế CBPG, CTC đường nhập khẩu Thái Lan

Bộ Công Thương đã ban hành quyết định chính thức về việc áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường tinh luyện và đường thô với mức thuế 47,64% nhập khẩu từ Thái Lan trong thời hạn 5 năm, có hiệu lực từ ngày 16/6. 

So với mức thuế tạm thời, mức chính thức đối với đường tinh luyện thấp hơn một chút, trong khi mức đối với đường thô cao hơn đáng kể so với mức thuế tạm thời (47,64% so với 33,99%).

Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI cho rằng mức thuế cao hơn đối với đường thô cho thấy chính phủ định hướng thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu mía đường trong nước để đảm bảo nguồn cung so với việc nhập khẩu đường thô về để luyện. 

SSI cho rằng chính sách thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường Thái Lan sẽ giúp bảo vệ đường trong nước khỏi đường nhập khẩu giá rẻ từ Thái Lan cũng như đường nhập lậu, thúc đẩy ngành đường trong nước về lâu dài vì mục tiêu an ninh lương thực và hỗ trợ lao động ngành nông nghiệp. 

Chính sách này là một sự kiện có tính chất bước ngoặt cho ngành đường Việt Nam và các doanh nghiệp mía đường trong nước như CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa (Mã: SBT), CTCP Đường Quảng Ngãi (Mã: QNS) , CTCP Mía Đường Lam Sơn (Mã: LSS), CTCP Mía Đường Sơn La (Mã: SLS)… 

“Chúng tôi cũng cho rằng 5 năm là thời gian dài giúp chuỗi cung ứng đường trong nước phục hồi và phát triển bền vững hơn”, SSI nhận định.

Ngành đường Việt Nam đã trải qua giai đoạn khó khăn kể từ niên vụ 2018 – 2019, khi giá đường thế giới đi xuống. 

Ngành mía đường càng trở nên khó khăn hơn khi từ 1/1/2020 thuế nhập khẩu đường từ các nước ASEAN giảm xuống còn 5% và khi hạn ngạch được xóa bỏ. 

Đường Thái Lan rẻ hơn tràn vào thị trường Việt Nam, đe dọa đến sản phẩm đường nội địa có chi phí sản xuất cao hơn. Năm 2020, lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan đạt 1,3 triệu tấn, tăng 330% so với cùng kỳ (tổng lượng đường nhập khẩu khoảng 1,5 triệu tấn).

Trong niên vụ 2020-2021, tổng sản lượng sản xuất chỉ ước đạt 612 nghìn tấn, giảm 15% so với cùng kỳ, và tổng nguồn cung nội địa là khoảng 700 nghìn tấn, giảm 14%.

Trong khi đó, nhu cầu trong nước ước tính đạt 2,2 triệu tấn trong năm 2021 và dự kiến sẽ tăng từ 3% -5% mỗi năm trong những năm tới. 

Như vậy, nguồn cung từ vụ mía trong nước chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu. Nguồn cung còn lại sẽ đến từ các nhà máy đường nhập đường thô về tinh luyện khi niên vụ mía kết thúc; nhập khẩu đường tinh luyện; và đường nhập lậu. 

Tuy nhiên, tình trạng nhập lậu hiện đang được kiểm soát tốt vì Việt Nam đang kiểm soát chặt đường biên giới để khống chế dịch bệnh COVID-19.

Nguồn: Vietnambiz

7/ Nhật Bản chính thức nộp đơn khiếu nại Trung Quốc lên WTO

Ngày 15/6, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) xác nhận, Nhật Bản đã nộp đơn khiếu nại về mức thuế chống bán phá giá của Trung Quốc đối với các sản phẩm thép không gỉ nhập khẩu từ Nhật Bản kể từ tháng 7/2019.

Theo đó, Nhật Bản cho rằng, mức thuế áp đặt với phôi thép, thép cuộn cán nóng và thép tấm cán nóng dường như không phù hợp với quy định chung trong Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 và Hiệp định chống bán phá giá. Đồng thời, Tokyo khẳng định các biện pháp phòng vệ thương mại của Trung Quốc làm suy giảm các lợi ích tích lũy của Nhật Bản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp theo các thỏa thuận được trích dẫn.

Đơn khiếu nại cho biết, Nhật Bản mong muốn Trung Quốc sẽ có phản hồi đúng thời hạn, khẳng định sẵn sàng đàm phán về thời gian và địa điểm diễn ra cuộc tham vấn.

Nguồn: Báo Thế giới và Việt Nam

Nhật Bản nộp đơn khiếu nại Trung Quốc lên WTO về mức thuế đối với sản phẩm thép không gỉ. (Nguồn: Pinterest)

8/ Nhập khẩu quặng và khoáng sản tăng kỷ lục trong vòng 5 năm

Nhập khẩu quặng và khoáng sản các loại trong tháng 5 đạt hơn 3 triệu tấn, giá trị hơn 443 triệu USD, tăng 25% về lượng và tăng 15,5% về giá trị so với tháng 4. Lũy kế 5 tháng đầu năm, nhập khẩu quặng và khoáng sản đạt hơn 11 triệu tấn, trị giá hơn 1,7 tỷ USD tăng gần 68% về lượng, kim ngạch xuất khẩu tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2020.

Như vậy, nhu cầu sản xuất và tiêu thụ thép trong nước và thế giới tăng cao khiến khối lượng quặng và khoáng sản nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm tăng kỷ lục trong vòng 5 năm, tăng gấp gần 5 lần so với cùng kỳ năm 2016.

Giá nhập khẩu quặng và khoáng sản trong tháng 5 đạt 148 USD/tấn, giảm 12 USD/tấn so với tháng 4. Tính chung 5 tháng đầu năm, giá nhập khẩu quặng và khoáng sản đạt 149 USD/tấn, tăng 70% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giá quặng sắt loại 62% Fe ngày 7/6 giao dịch ở mức 202 – 203 USD/tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, giảm nhẹ 8 – 9 USD/tấn so với thời điểm 7/5.

Trong 5 tháng đầu năm, Australia và Brazil là hai thị trường xuất khẩu quặng và khoáng sản chính cho Việt Nam.

Nhập khẩu từ Australia, thị trường lớn nhất trong 5 tháng đầu năm đạt hơn 4,8 triệu tấn, tương đương hơn 830 triệu USD, tăng 39% về lượng, tăng 228% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, chiếm gần 49% tổng kim ngạch nhập khẩu quặng và khoáng sản của cả nước.

Nhập khẩu quặng và khoáng sản của Brazil đạt hơn 2,7 triệu tấn với gần 462 triệu USD, tăng 47% về lượng, tăng 247% về giá trị so với cùng kỳ năm trước, chiếm 27% tổng kim ngạch nhập khẩu quặng và khoáng sản của cả nước.

Giá bán thép trong nước ở mức bình quân khoảng 17.000 – 17.500 đồng/kg tùy thuộc từng loại sản phẩm và từng doanh nghiệp cụ thể.

VSA dự báo nhu cầu tiêu thụ thép tháng 6 trong vẫn tốt song sẽ có xu hướng chậm dần và có sự cạnh tranh rất lớn từ các nhà sản xuất thép xây dựng hàng đầu Việt Nam. Giá bán thép xây dựng trong nước đã điều chỉnh giảm hồi đầu tháng 6.

VTV đưa tin, ba công ty thép là Hoà Phát, Việt Đức và Việt Ý đều đồng loạt thông báo điều chỉnh giá thép xuống còn khoảng 17.000 đồng/kg, giảm 800 đồng/kg đối với thép cuộn, giảm 500 đồng/kg đối với thép cây.

Nguồn: Vietnambiz

9/ Đường nhập khẩu giảm mạnh, mía đường trong nước vẫn lao đao

Đường Thái vào Việt Nam giảm hơn 41%

Theo số liệu của Hải quan Thái Lan, XK đường (HS:1701) của Thái Lan vào Việt Nam trong tháng 4/2021 đã giảm tháng thứ 3 liên tiếp, với mức giảm 16,3% so với tháng trước đó và giảm 86% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 25,8 nghìn tấn. Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, XK đường của Thái Lan vào Việt Nam đã giảm 41,3% (tương ứng 158,4 nghìn tấn) so với cùng kỳ năm 2020, xuống còn 225,6 nghìn tấn.

Xem xét cẩn trọng mức thuế

Theo cách tính được các quốc gia trồng mía trong ASEAN thừa nhận, giá mía chiếm từ 65-70% giá đường, với giá đường thô 10.807.041 đồng/tấn, giá mía chỉ còn khoảng 702.457- 756.492 đồng/tấn.

VSSA xác định rằng giá mua mía tương quan với giá đường thô NK như trên sẽ khiến cho các nhà máy đường không thể duy trì giá mua mía trong vụ 2021-2022 tới đây theo khuyến cáo của Hiệp hội, cũng như bằng hoặc cao giá mua mía thực tế bình quân khoảng 1 triệu đồng/tấn trong vụ 2020-2021 vừa qua. “Nguyên nhân là đường thô NK giá thấp sẽ dìm giá đường xuống khiến cho đường sản xuất từ mía trong nước tiếp tục bị ép giá dẫn đến không thể bán được hoặc bán dưới giá thành sản xuất”, đại diện VSSA nhấn mạnh.

Trên thực tế, lượng đường phá giá tràn vào thị trường liên tiếp nhiều năm và lên đến đỉnh điểm là năm 2020 khiến giá đường trong nước giảm sâu, dẫn đến giá thu mua mía có những thời điểm thấp hơn giá thành sản xuất mía. Do đó, diện tích đất trồng mía ngày càng thu hẹp. Số hộ nông dân trồng mía và diện tích trồng mía ngày càng giảm, niên vụ 2020-2021 chỉ còn khoảng 50% so với diện tích vụ 2016/2017, khiến cho khoảng 109.331 hộ nông dân trồng mía không thể tiếp tục sản xuất (vụ 2019/2020 con số này là 93.225 hộ nông dân). Tuy nhiên không chỉ 109.331 hộ nông dân trồng mía gặp khó, những hộ đang cố gắng duy trì trồng mía cũng lâm vào hoàn cảnh nợ nần do không thể chuyển đổi được trong khi thu nhập từ cây mía quá thấp.

Cho rằng phòng vệ thương mại phải bảo đảm cho người nông dân được hưởng giá mía tương đương với người nông dân trồng mía trong khu vực, khi đó ngành đường Việt Nam mới có cơ may tồn tại, VSSA đề xuất Bộ Công Thương xem xét mức thuế CBPG, CTC đối với đường thô một cách cẩn trọng có tính đến tác động đến giá mua mía cho nông dân và liên quan trực tiếp đến việc tồn tại, phát triển và phục hồi vùng nguyên liệu mía của ngành đường Việt Nam.

Nguồn: Báo Hải quan

10/ Chăn nuôi bò sữa Việt Nam vươn tầm thế giới

Nhiều doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi bò sữa với số lượng rất lớn, như: TH Milk hiện có 63.000 con bò, Vinamilk (bao gồm cả cơ sở Mộc Châu) có 60.000 con, Nutifood có 7.000 con, Cô gái Hà Lan có 35.000 con…

Năng suất sữa tiệm cận những nước đứng đầu

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, sản lượng sữa cả nước trong quý 1 năm 2021 đạt 270,1 nghìn tấn, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước.

Đến thời điểm này ở nước ta, nơi có đàn bò sữa lớn nhất vẫn là khu vực Đông Nam Bộ: 106,283 ngàn con chiếm 32,07% nhưng có xu hướng giảm do giảm đàn ở Tp.HCM vì đô thị hóa.

Hiện khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung chiếm 26,23%; Đồng bằng sông Hồng là 11,50%; Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 11,38%; trung du và miền núi phía Bắc chiếm 9,36%; thấp nhất là Tây Nguyên chiếm 9,47% đàn bò cả nước.

Quy mô chăn nuôi bò sữa nông hộ hiện dao động từ 7-10 con/hộ, xu hướng chăn nuôi bò sữa với quy mô trên 15-20 con/hộ đang tăng dần. Trong toàn ngành nông nghiệp, chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa cũng là lĩnh vực mà khối doanh nghiệp đạt được vai trò dẫn dắt lớn nhất, nhờ đó, tỷ lệ liên kết chuỗi trong chăn nuôi bò sữa chiếm gần 100%, cao nhất trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, năng suất sữa trung bình của đàn bò vắt sữa trong cả nước năm 2020 đạt trên 5.100 kg/con/năm là khá cao so với các nước có chăn nuôi bò sữa có điều kiện tương đương. Đặc biệt, tại một số trang trại áp dụng công nghệ cao của các doanh nghiệp lớn, đạt năng suất thuộc vào loại hàng đầu thế giới.

Điển hình như, năng suất sữa bình quân tại Công ty Vinamilk được báo cáo đạt 26,1 kg/con/ngày (tương ứng khoảng 7.960 kg/chu kỳ tiết sữa). Tại TH milk công bố đạt năng suất sữa bình quân 28,35 kg/con/ngày (tương ứng 8.647 kg/chu kỳ tiết sữa.

Xuất khẩu sữa nhiều triển vọng

Năm 2020, ngành sữa đạt tổng doanh thu 113.715 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 5% so với năm 2019. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sữa của Việt Nam đạt 302,7 triệu USD, tăng 10,5% so với năm 2019.

Đây cũng là năm lần đầu tiên, kim ngạch xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa của Việt Nam vượt mốc 300 triệu USD. Trong năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Iraq tăng trưởng mạnh tới 79,2%. Trong 4 tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa ước đạt 34 triệu USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Ở chiều nhập khẩu, năm 2020, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng sữa và sản phẩm sữa đạt 1.048 triệu USD, tăng 0,1% so với năm 2019. Trong đó, New Zealand tiếp tục dẫn đầu là thị trường cung cấp sữa lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 27% tổng kim ngạch đạt 285,7 triệu USD, giảm nhẹ 2,7% so với năm 2019. Kim ngạch nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa 4 tháng đầu năm 2021 đạt 395,4 triệu USD, tăng 6,3%.

Hiện tại, các sản phẩm sữa xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại nhiều quốc gia ở khu vực Trung Đông và ASEAN. Đặc biệt, từ năm 2019, một số doanh nghiệp của Việt Nam được cấp mã số xuất khẩu chính ngạch các sản phẩm sữa sang Trung Quốc.

Ông Phạm Văn Duy, Phó cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sữa lớn thứ hai thế giới (chỉ sau thị trường Mỹ) với tổng giá trị khoảng 60 tỷ USD (theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc).

Nguồn cung sữa nội địa của Trung Quốc hiện chỉ sản xuất đủ đáp ứng 75% nhu cầu, nên mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu gần 40 triệu tấn sữa (quy đổi ra sữa tươi), bao gồm 750 nghìn tấn sữa tươi và khoảng 650 nghìn tấn sữa bột.

Đứng trước cơ hội và thách thức

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, mức tiêu thụ sữa và sản phẩm từ sữa trung bình của người Việt Nam hiện là 27kg sữa quy đổi/người/năm. Mức tiêu thụ sữa của Việt Nam cao hơn một số nước trong khu vực như: Indonesia; Philippines.

Tuy nhiên, hiện tiêu dùng sữa bình quân đầu người ở Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với mức bình quân của khu vực châu Á là 35kg/người/năm, thấp hơn rất nhiều mức tiêu thụ sữa trung bình của thế giới.

Hiện sản lượng sữa trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu, nên hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng sữa và sản phẩm sữa khá cao để phục vụ tiêu dùng trong nước.

Các giải pháp phát triển chăn nuôi bò sữa

Ông Nguyễn Văn Trọng cho biết giải pháp về giống trong chăn nuôi bò sữa, sẽ chọn lọc trong sản xuất các giống bò sữa cao sản và nhập nội bổ sung một số giống bò có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái trong nước để tạo đàn cái nền phục vụ cho lai tạo giống bò sữa. Tiếp tục lai tạo bò sữa cao sản với đàn bò sữa trong nước kết hợp với nhân thuần giống bò sữa HF.

Tăng cường áp dụng công nghệ sản xuất, nhân giống bò bằng thụ tinh nhân tạo tinh bò ngoại chất lượng cao, tinh bò sữa phân ly giới tính. Sử dụng các công nghệ sinh sản tiên tiến như cấy truyền phôi, tạo phôi phân ly giới tính… ở một số trung tâm, doanh nghiệp chăn nuôi bò sữa.

Sẽ xây dựng bộ tiêu chí chất lượng nhập giống dựa trên các chỉ số tính trạng tổng hợp có áp dụng công nghệ 4.0 như TPI, EBV… để đưa nhanh các tiến bộ công nghệ về giống vào nước ta. Tới đây sẽ hoàn thiện dữ liệu quốc gia về giống vật nuôi vào áp dụng trên quy mô toàn quốc bằng công nghệ thông tin và các công nghệ 4.0 tương thích khác.

Nguồn: VnEconomy

Tính đến thời điểm 31/12/2020, cả nước có 331.368 con bò sữa, tăng 4,29% so với năm 2019. Ảnh: Internet

11/ Chưa kịp vực dậy, ngành vận tải biển đã phải hứng cú sốc mới

Lĩnh vực vận tải biển chưa kịp đứng dậy sau cú sốc thiếu hụt container và sự cố siêu tàu mắc cạn ở kênh đào Suez thì nay đã phải chịu đựng thêm một cuộc khủng hoảng khác. Lần này, rắc rối đến từ các cảng biển ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).

Chia sẻ với CNBC, CEO Brian Glick của hãng quản trị chuỗi cung ứng Chain.io nhấn mạnh: “Tình trạng gián đoạn ở hai thành phố Thâm Quyến và Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông) là cực kỳ nghiêm trọng. Chỉ riêng hai thành phố này đã có thể gây ra ảnh hưởng chưa từng có lên chuỗi cung ứng”.

Kết hợp với các thách thức lớn mà chuỗi cung ứng toàn cầu phải đối mặt từ đầu năm, ngành vận tải biển đang “rơi vào tình cảnh bi kịch hiếm có”, ông Glick khẳng định.

Tỉnh Quảng Đông chiếm khoảng 24% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. Đây cũng là nơi đặt hai cảng Thâm Quyến và cảng Quảng Châu, lần lượt là cảng lớn thứ 3 và thứ 5 thế giới tính theo lưu lượng container, theo Hội đồng Vận tải Thế giới.

Chưa vực dậy đã bị đạp ngã

Khi các nền kinh tế trên thế giới dần phục hồi từ đại dịch, nhu cầu mua hàng trở nên bùng nổ. Các hãng vận tải biển hối hả chở hàng đi khắp nơi, khiến số lượng container sẵn có sụt giảm nghiêm trọng. Các chuyến hàng từ Trung Quốc đến Mỹ và châu Âu do đó mà bị chậm trễ khá nhiều, và giá hàng hóa khi đến tay người tiêu dùng tăng cao.

Sau đó, Ever Given – một trong các con tàu container lớn nhất thế giới, bị mắc cạn và chắn ngang kênh đào Suez trong gần một tuần. Dòng chảy thương mại càng thêm gián đoạn.

Bây giờ, cuộc khủng hoảng mới nhất ở miền nam Trung Quốc đang làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu thêm một nữa.

Ông Zhang Zhiwei, nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management, nhận xét: “Tôi cho rằng nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng đang lớn dần. Giá hàng hóa xuất khẩu và cước vận tải có khả năng tăng cao hơn nữa”.

Hệ lụy chồng chất

Cước phí vận tải biển nhảy vọt là ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng. Ông Glick của Chain.io cho hay: “Rất nhiều hãng vận tải vừa và nhỏ đang bị sốc vì cước vận tải ăn mòn biên lợi nhuận của các sản phẩm mà họ vận chuyển… Không ai biết cước phí khi nào đạt đỉnh”.

Bà Shehrina Kamal, Phó Chủ tịch của công ty tư vấn Everstream Analytics cho biết, vì không thể chịu được sự chậm trễ khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, một số doanh nghiệp đã tìm cách đưa hàng đi bằng đường hàng không. Sẽ làm tăng thêm chi phí chuyên chở hàng.

Chưa kể, thời gian chờ tàu đến bến cảng quốc tế Yantian ở Thâm Quyến đã nhảy vọt từ trung bình nửa ngày lên 16 ngày, bà Kamal thông tin thêm. Cảng Nam Sa ở Quảng Châu cũng đang trải qua tình cảnh tương tự. Việc tàu hàng phải chờ đợi lâu ngày như thế sẽ gây ra tác động kép đến các cảng khác trên khắp miền nam Trung Quốc.

Bà Kamal cảnh báo, tác động dây chuyền có thể lan sang các tỉnh lân cận như Quảng Tây, Vân Nam, Hồ Nam và Hồ Bắc. Ngoài Trung Quốc đại lục, các cảng tại trung tâm tài chính Hong Kong cũng bị ảnh hưởng.

Giá hàng hóa do đó có thể leo thang nghiêm trọng, càng khiến nhà đầu tư lo lắng hơn về rủi ro lạm phát và tác động tới chính sách lãi suất của các ngân hàng trung ương.

Ông Zhang của Pinpoint Asset Management cảnh báo: “Cùng với tình hình dịch bệnh ở Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, chi phí hàng hóa và cước vận tải nhảy vọt và số ca bệnh gia tăng nhanh ở tỉnh Quảng Đông có thể góp phần làm tăng áp lực lạm phát ở các nền kinh tế khác”.

Nguồn: Vietnambiz

12/ Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang EU tăng trưởng tích cực

Xuất khẩu tăng 32,6%

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tới EU trong 4/2021 đạt 63,79 triệu USD, tăng 114,7% so với tháng 4/2020. Tính chung đầu 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường EU tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng chú ý, hầu hết mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu tới EU đều có kim ngạch tăng, trừ cửa gỗ. Trong đó, đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng xuất khẩu chính, chiếm tỷ trọng cao, đạt 211,16 triệu USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm 2020. Trong cơ cấu mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu, mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch dẫn đầu đạt 104,5 triệu USD, tăng 27,9%; tiếp theo là mặt hàng ghế khung gỗ đạt 77,64 triệu USD, tăng 35,6%; đồ nội thất phòng ngủ đạt 15,7 triệu USD, tăng 37,9%….

Ngoài ra, còn một số mặt hàng gỗ khác xuất khẩu tới EU trong 4 tháng đầu năm 2020 như: Gỗ, ván và ván sàn đạt 25,9 triệu USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2020; đồ gỗ mỹ nghệ đạt 2,2 triệu USD, tăng 101,1%; cửa gỗ đạt 770 nghìn USD, giảm 10%…

Về thị trường, kim ngạch xuất của Việt Nam tới từng thị trường trong EU tăng khá, trong đó dẫn đầu là Đức đạt 52,83 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ 2020. Tiếp theo là Pháp đạt 47 triệu USD, tăng 28%; Hà Lan đạt 38,9 triệu USD, tăng 56%; Bỉ đạt 22 triệu USD, tăng 42,9%… Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu sang Rumani đạt 2,4 triệu USD, tăng 156,9% so với cùng kỳ 2020.

Đẩy mạnh bán hàng trực tuyến, tăng cơ hội tiếp cận thị trường

Theo Tổ chức Gỗ nhiệt đới (ITTO), thương mại nội thất gỗ EU đang được thúc đẩy bởi sự chuyển đổi sản xuất từ các nước có chi phí cao hơn ở phía Tây EU sang các nước phía Đông có chi phí thấp hơn, đặc biệt là Ba Lan, cùng với vai trò của thương mại điện tử và các chuỗi phân phối bán lẻ quy mô lớn, nổi bật nhất là IKEA.

Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất đồ gỗ của EU đã tăng năng suất và khả năng cạnh tranh thông qua đầu tư vào tự động hóa trong toàn bộ chuỗi cung ứng, từ sản xuất đến vận chuyển, lưu kho và phân phối, với hệ thống theo dõi hành trình chính xác, giảm chi phí lao động và rủi ro trong chuỗi. Các nhà sản xuất đồ nội thất trong khu vực EU cũng đang tạo ra ưu điểm cho chuỗi cung ứng ngắn hơn, ít trung gian hơn, điều này không chỉ giúp giảm chi phí vận chuyển mà còn cho phép các sản phẩm được giao nhanh hơn.

Sự phân mảnh tương đối cao trong lĩnh vực bán lẻ ở nhiều nước EU vẫn gây khó khăn cho các nhà cung ứng ngoại khối trong việc tiếp cận thị trường. Nhiều nhà cung cấp nước ngoài vẫn phụ thuộc vào các đại lý và thiếu truy cập trực tiếp vào thông tin về thị hiếu hay các xu hướng tiêu dùng khác của thị trường EU để chủ động được chính sách sản phẩm và phân phối của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, cơ hội cho các nhà xuất khẩu ngoại khối nằm ở sự phát triển nhanh chóng trong phương thức bán hàng trực tuyến.

Xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn của Việt Nam dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu tới thị trường EU trong 4 tháng đầu năm, tuy nhiên so với nhu cầu nhập khẩu trung bình 24,2 tỷ USD/năm trong giai đoạn năm 2016 – 2020 thì kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn của Việt Nam tới EU vẫn còn quá nhỏ bé. Do đó, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này trong thời gian tới.

Nguồn: Báo Công Thương

13/ Cơ hội cho nông sản Việt Nam khi EU mở cửa

EU nới lỏng biện pháp phòng dịch, kinh tế khởi sắc lạc quan

Tại EU, vaccine ngừa COVID-19 đang được triển khai rộng rãi và nhiều chính phủ quyết định nới lỏng các biện pháp kiểm soát, kinh tế EU đã phát đi những dấu hiệu khởi sắc.

Hiện tại, Hiệp hội công nghiệp Đức đã thúc đẩy kế hoạch nới lỏng biện pháp phòng dịch bắt buộc trong các ngành sản xuất, đưa hoạt động kinh tế trở lại bình thường. Trong đó, cùng với việc đệ trình kế hoạch 10 điểm lên Chính phủ liên bang, đề xuất các bước đưa hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại bình thường, Hiệp hội công nghiệp Đức đã đồng thời đề xuất mở cửa lại toàn bộ nền kinh tế theo từng bước.

Để khôi phục kinh tế, Italia và Tây Ban Nha đã quyết định mở cửa nền kinh tế sớm hơn ngay khi đại dịch COVID-19 dịu lại. Hoạt động dịch vụ, kinh doanh khởi sắc trở lại. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh dần đi vào quỹ đạo, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng dần tăng lên.

EU là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam

 “Dự báo, XK thủy sản của Việt Nam tới EU trong quý III/2021 sẽ tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020 bởi nhiều nước của EU đang mở cửa trở lại, hoạt động kinh tế đang hồi phục mạnh mẽ. Kết quả XK thủy sản tới EU tăng mạnh trong tháng 5.2021 thể hiện sự chủ động cố gắng của các DN XK thủy sản Việt Nam tới EU trong việc đáp ứng các yêu cầu về nguồn cung và tận dụng tốt các lợi thế từ EVFTA” – ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) – cho biết.

Trong 5 tháng đầu năm, bên cạnh thị trường Mỹ, thì Đức và Italia là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 14% và 7,6%.

“Thời tiết khô hạn và sương giá tại các vùng sản xuất chính của Brazil sẽ tác động tiêu cực đến sản lượng càphê của Brazil năm sau và những năm sau nữa. Theo Reuters, XK càphê trong tháng 5.2021 của Brazil giảm 12% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 198.118 tấn, đây có thể là yếu tố hỗ trợ cho giá trong thời gian sắp tới” – nguồn tin từ Bộ Công Thương cho hay.

Bộ NNPTNT cũng đưa ra dự báo sản lượng cà phê Brazil sụt giảm khoảng 30% vì khô hạn ngay từ đầu vụ và cây cà phê vào chu kỳ cho năng suất thấp cũng khiến giá cà phê tăng. Đây chính là cơ hội cho XK cà phê Việt Nam.

“Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) khẳng định sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp kích thích kinh tế hiện hành, góp phần hỗ trợ rất đáng kể cho sức tiêu thụ hàng hóa nói chung và sự hồi phục giá cà phê Robusta sàn London” – đây là tin vui cho các DN XK cà phê Việt Nam” – TS Nguyễn Quốc Toản nhấn mạnh .

EU cũng là thị trường lớn thứ 2 tiêu thụ hạt điều của Việt Nam, XK hạt điều sang EU đạt 33.885 tấn, tương đương 173,17 triệu USD, chiếm 21% trong tổng lượng và chiếm 18,3% trong tổng kim ngạch XK hạt điều của cả nước.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, XK vải thiều của Hải Dương và Bắc Giang vẫn diễn ra thuận lợi. Theo Cục XNK Trung tâm Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), Gần 1 tuần sau lô vải thiều đầu tiên XK sang Cộng hoà Czech (thuộc EU), ngày 12.6, 1 tấn vải thiều tiếp tục được nhập khẩu chính ngạch vào Pháp qua đường hàng không. Điều đáng nói, đây là lô hàng đặc sản vải thiều đầu tiên gắn tem truy xuất nguồn gốc itrace247 do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phát triển.

Nguồn: Báo Lao động

Xuất khẩu cà phê sang EU khởi sắc. Ảnh: Vũ Long

14/ Ngăn chặn nguy cơ gian lận xuất xứ gạo Việt Nam

Nhiều dấu hiệu lo ngại

Giá gạo trong nước và xuất khẩu đều ở mức cao cũng làm gia tăng nguy cơ gian lận xuất xứ đối với gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

Theo thống kê của Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh, tính đến giữa tháng 6/2021 các doanh nghiệp đã nhập khẩu qua các cảng thành phố 304.000 tấn gạo Ấn Độ các loại.

Nguyên nhân một số doanh nghiệp nhập khẩu nhiều gạo 5% tấm và 100% tấm từ Ấn Độ bởi giá 2 loại gạo này của Ấn Độ chỉ ở mức khoảng 400 USD/tấn và 280 USD/tấn, thấp hơn khoảng 100 USD/tấn so với giá gạo cùng loại Việt Nam.

Thêm vào đó, theo biểu thuế nhập khẩu của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Ấn Độ, các loại gạo 5% tấm và 100% tấm nhập khẩu từ Ấn Độ được hưởng thuế suất 0%.

Điều đáng nói là cùng với việc lượng gạo nhập khẩu từ Ấn Độ tăng lên thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều dấu hiệu của việc gian lận xuất xứ đối với gạo Ấn Độ, gây ảnh hưởng đến thương hiệu gạo Việt Nam.

Cụ thể, có 3 lô hàng nhập khẩu gạo, xuất xứ Ấn Độ đang trong quá trình tiến hành xử lý vi phạm hành chính về hành vi nhập khẩu hàng hóa theo quy định phải có nhãn gốc mà không có nhãn gốc hàng hóa. Bên cạnh, 1 lô hàng xuất khẩu có nghi vấn về xuất xứ hàng hóa.

Đã có tại Trung Đông phản ánh về việc một số lô gạo trắng nhập từ Việt Nam rất xấu, cũ, chất lượng thấp chỉ ở mức tương đương với gạo Ấn. Trước tình trạng đó, các khách hàng này đã ngưng mua gạo của Việt Nam vì lo ngại mua phải gạo Ấn Độ mạo danh xuất xứ Việt Nam.

Không chỉ gian lận xuất xứ gạo Việt Nam để xuất khẩu, gạo Ấn Độ còn được một số đơn vị nhập về và đóng bao, gắn tên loại gạo Việt Nam đang bán trên thị trường để tiêu thụ nội địa. 

Tại một số đại lý, giá bán gạo trắng loại 5% tấm từ Ấn Độ nhập về chỉ khoảng từ 11.000-11.200 đồng/kg nhưng khi đóng bao bì gạo Việt bán cho người tiêu dùng có giá lên tới 13.500-14.500 đồng/kg. 

Cần ngăn chặn sớm

Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An phân tích, việc gian lận xuất xứ hàng hóa là một trong những điều cấm kị trong thương mại quốc tế và bị các quốc gia nhập khẩu áp dụng chế tài rất nặng. Chỉ với 1 lô hàng vi phạm gian lận thì thiệt hại không chỉ ở giá trị lô hàng đó mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, thương hiệu của toàn bộ ngành hàng xuất khẩu đó.

“Thiệt hại trước mắt trong việc các khách hàng nghi ngờ xuất xứ gạo Việt Nam thời gian gần đây là giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã giảm rất nhanh. 

Nếu như ở vụ Đông Xuân vừa qua, gạo Việt Nam được chào bán với giá từ 520-530 USD/tấn vẫn chốt được đơn thì hiện tại giá chào bán chỉ ở mức từ 470-480USD/tấn nhưng nhiều khách hàng đang “dè chừng”, đơn hàng xuất khẩu gạo ngày càng ít.

Với đà này, giá lúa gạo trong nước sẽ tiếp tục giảm, trong khi đã bắt đầu vào vụ Hè Thu. Không ai khác nông dân trồng lúa là người chịu thiệt hại trực tiếp, kế đến là các doanh nghiệp xuất khẩu làm ăn chân chính và toàn bộ ngành gạo Việt Nam.”, ông Bình nêu thực tế.

Cùng quan điểm, ông Phan Văn Có cho rằng, nói gạo Ấn Độ rẻ hơn gạo Việt Nam cùng chủng loại là không chính xác bởi cùng tỷ lệ tấm nhưng thực chất gạo Ấn Độ được chào bán giá rẻ đều là gạo cũ, lưu kho từ những năm trước, chất lượng và bề mặt đều rất xấu, khác hẳn gạo Việt Nam.

 “Do đó, để ngăn chặn tình trạng gian lận xuất xứ, cơ quan chức năng cần có cơ chế giám sát gạo nhập khẩu và chế tài xử lý các đơn vị, doanh nghiệp vi phạm. 

Nguồn: Vietnambiz

15/ Xu hướng chuyển đổi tất yếu đối với doanh nghiệp du lịch Việt Nam 

Xu hướng tất yếu đối với doanh nghiệp du lịch

Trải qua 4 đợt dịch bệnh Covid-19, thị hiếu khách du lịch dần thay đổi, chú trọng nhiều hơn tới các yếu tố an toàn sức khỏe, vệ sinh, bảo hiểm du lịch, tránh tiếp xúc đông người; nhu cầu đối với các kỳ nghỉ dưỡng cao cấp ở các không gian mở, biệt lập gia tăng; lựa chọn các điểm du lịch gần, cắt ngắn thời gian các kỳ nghỉ, kế hoạch đi du lịch được xây dựng linh hoạt hơn so với trước. Đặc biệt, thay vì giá cả, thì nay khách du lịch sẽ ưu tiên yếu tố về an toàn và lựa chọn sản phẩm du lịch có chất lượng cao…

Để thích ứng, doanh nghiệp du lịch Việt Nam tất yếu sẽ phải chuyển đổi và phát triển theo các xu hướng sau:

Kinh doanh du lịch trực tuyến: Đứng trước áp lực không có doanh thu và phải đóng cửa do dịch bệnh, khách hàng ngại tiếp xúc trực tiếp, các doanh nghiệp đã kịp thời chuyển hướng sang hình thức kinh doanh trực tuyến.

Bên cạnh đó, thông qua điện thoại và email, bộ phận kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch liên tục duy trì mối quan hệ và gia tăng nguồn khách hàng thay thế; Chủ động thông báo với khách hàng về sự chuyển đổi, kế hoạch, chương trình ưu đãi…

Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa, thông qua việc cung cấp nhiều gói sản phẩm ưu đãi, hấp dẫn du khách.

Phát triển hệ thống điều khiển không cần tiếp xúc hay chạm tay: Đại dịch Covid-19 đã làm tăng nhu cầu về giãn cách xã hội và hạn chế tiếp xúc, nâng cao tầm quan trọng của tính năng hệ thống điều khiển không cần tiếp xúc hay chạm tay đối với các lĩnh vực lưu trú, tự động hóa.

Thông qua tính năng kết nối internet hay bluetooth, khách hàng có thể điều khiển được tivi, hệ thống chiếu sáng trong phòng, loa âm thanh, rèm cửa hay thậm chí là máy điều hòa…

Theo đó, các điểm đến du lịch có thể áp dụng hình thức này, thay cho việc sử dụng vé vào cửa truyền thống.

Thay đổi thiết kế của không gian lưu trú: Phòng lưu trú của du khách sẽ không chỉ là nơi để nghỉ ngơi mà còn được kết hợp nhiều chức năng như phòng tập thể dục, phòng ăn và văn phòng. Điều này đòi hỏi hệ thống phòng, khu nghỉ dưỡng… cần thiết kế lại phù hợp hơn.

Tập trung khôi phục, phát triển du lịch nội địa

Một là, cơ cấu lại thị trường khách du lịch theo hướng bền vững, tập trung khai thác thị trường du khách chất lượng cao, lưu trú dài ngày, chi tiêu cao; phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với từng phân đoạn thị trường; chuyển đổi số trong phát triển du lịch, nhất là trong quản lý, kinh doanh, trong nghiên cứu thị trường, trong tiếp thị và bán sản phẩm du lịch…

Hai là, đẩy mạnh hợp tác công tư, liên kết vùng giữa các địa phương, điểm đến trong hợp tác phát triển du lịch; Tăng cường tổ chức các hoạt động liên kết, phối hợp giữa các đơn vị là cơ quản quản lý nhà nước với các hiệp hội nghề nghiệp như: Tổ chức Du lịch Thế giới, Hiệp hội Du lịch ASEAN, Hội đồng Du lịch quốc tế…; Tổ chức các diễn đàn, hội thảo, đối thoại giữa DN, chuyên gia; Tổ chức các hoạt động thường kỳ như: Hội chợ Du lịch Quốc tế, Diễn đàn Du lịch ASEAN… nhằm chia sẻ kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ phát triển.

Ba là, tăng cường xúc tiến, quảng bá, phát triển các sản phẩm mới thu hút khách du lịch quốc tế, nhất là khách du lịch từ các vùng không chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đồng thời, tập trung phát triển mạnh du lịch nội địa ở các vùng, miền của đất nước. Như: chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn”, sử dụng ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn” với chương trình kích cầu du lịch giai đoạn 2…

Bốn là, các địa phương, doanh nghiệp lữ hành, du lịch, khách sạn, các hãng hàng không cần tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Năm là, tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp và hợp lý hóa cơ cấu nhân lực ngành Du lịch; Nâng cao năng lực và chất lượng của hệ thống đào tạo du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực. Đội ngũ nhân lực phải nắm vững các kiến thức và kỹ năng liên quan đến ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh du lịch.

Sáu là, nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch và nhân lực ngành Du lịch, tạo động lực thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Nguồn: Tạp chí Ngân hàng

16/ Tăng trưởng kinh tế hậu Covid-19: Sự hồi phục không ‘ngọt ngào’ 

Tình thế đảo ngược

Tại châu Á, Covid-19 bùng phát mạnh trở lại tại nhiều nước, số ca nhiễm mới tăng vọt với làn sóng lây nhiễm dịch bệnh mới. Các lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội được áp trở lại. Trong đó, phải kể đến “trận sóng thần” quét qua Ấn Độ vào đầu tháng với hơn 400.000 ca nhiễm mới mỗi ngày.

Trong khi người dân Mỹ bắt đầu tháo khẩu trang và chuẩn bị cho một mùa Hè sôi động khi gần 50% dân số Mỹ đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine Covid-19 và 39% dân số đã được tiêm đầy đủ. Tỷ lệ này lại khá khiêm tốn tại châu Á. Đến quốc gia thịnh vượng như Nhật Bản cũng mới chỉ có 2,3% dân số được tiêm.

OECD dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng tới 6,9% trong năm nay, mức tăng mạnh nhất trong nhiều thập niên. Eurozone được dự báo tăng trưởng 4,3%; kinh tế Anh 7,2%; Trung Quốc là 8,5%. Sự phục hồi, kèm tăng trưởng nhu cầu mạnh mẽ của các nền kinh tế lớn trong cùng một thời gian đã khiến nhu cầu nguyên vật liệu thô tăng nóng, đẩy giá thép, đồng, quặng sắt, nhôm, ngô, gỗ… leo thang chóng mặt, nhiều mặt hàng tăng lên mức cao nhất trong một thập niên

Tăng trưởng nhu cầu mạnh mẽ của cả châu Âu và Mỹ khiến Trung Quốc không còn nắm được ảnh hưởng quyết định đến giá nguyên vật liệu thô. Tuy nhiên, điều mà người ta lo lắng là áp lực lạm phát tăng cao tại nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể sẽ khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt chính sách tiền tệ sớm hơn dự kiến, khiến các dòng tiền chuyển hướng, tỷ giá các đồng tiền biến động mạnh, trồi sụt giá tài sản và sức ép lên các quốc gia khác.

Nghịch lý đe dọa kinh tế thế giới

Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kỳ lạ, nguồn cung khan hiếm, hàng hóa, dịch vụ và cả nhân lực thiếu hụt, đồng nghĩa nhu cầu cấp bách ngày càng chậm được đáp ứng hoặc thậm chí là không. Những “nút thắt cổ chai” trong chuỗi cung ứng có thể làm trật bánh đà phục hồi của nền kinh tế hậu đại dịch.

Nghịch lý hiển hiện rõ nét ngay tại nền kinh tế có tầm ảnh hưởng nhất thế giới – Mỹ. Nền kinh tế Mỹ bùng nổ mạnh mẽ, nhưng song hành là tình trạng thiếu thốn xuất hiện tại nhiều nơi. Chi tiêu tiêu dùng đang tăng trưởng hơn 10%/năm, tích luỹ của người dân đã đạt hơn 2.000 tỷ USD kéo dài từ suốt giai đoạn dịch Covid-19 hoành hành, trong khi, chính phủ vẫn đang tính đến các biện pháp bơm thêm tiền.

Phát triển bùng nổ đang tạo ra hai thách thức lớn. Một liên quan đến chuỗi cung ứng và một liên quan đến thị trường lao động. Thế giới đang thiếu mọi thứ, từ gỗ cho đến những con chip bán dẫn. Nhu cầu tuyển dụng dù cao kỷ lục nhưng các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nhân công.

Trở lại với nền kinh tế Mỹ, chi phí vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc sang Mỹ đã tăng gấp ba khiến giá hàng hóa tăng mạnh. Tháng Tư, Mỹ chỉ tạo ra 266.000 việc làm, thấp hơn nhiều so với mức kỳ vọng một triệu. Trong khi đó, phúc lợi thất nghiệp “no đủ” khiến người lao động không có lý do tìm việc.

Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu mới nhất công bố ngày 8/6, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, đà phục hồi của kinh tế toàn cầu mạnh hơn nhờ vaccine. Với dự báo tốc độ kinh tế thế giới phục hồi hậu suy thoái mạnh nhất trong 80 năm, các con số dự báo tăng trưởng của WB cũng “khủng” ngang nửa OECD.

Tuy nhiên, WB cảnh báo, nhiều nước, đặc biệt là các nước nghèo, đang bị tụt lại phía sau và sẽ cần nhiều năm để có thể phục hồi như mức trước đại dịch. Phân tích của WB cho thấy, đà phục hồi tăng trưởng trong ngắn hạn không thể bù đắp những tác động mà đại dịch gây ra cho các nước nghèo nhất và các nhóm dễ bị tổn thương.

Dự báo tăng trưởng đối với các nước có thu nhập thấp trong năm nay và năm tới, chỉ có thể đạt 2,9% – mức thấp nhất trong hai thập niên, nếu không tính năm 2020.

WB cảnh báo, trước cuối năm nay, hơn 100 triệu người sẽ rơi trở lại ngưỡng cực nghèo. Sự thật là, phải đến năm 2023 và sau đó, hầu hết các nền kinh tế mới trở lại mức tăng trưởng trước đại dịch.

Nguồn: Báo Thế giới và Việt Nam

17/ Cuộc khủng hoảng vận tải biển sẽ chưa kết thúc sớm 

Tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng với việc cước vận tải biển tăng vọt do thiếu container rỗng, giữa lúc nhu cầu mua sắm hàng hóa của phương Tây bùng. Chi phí vận tải biển tăng gấp nhiều so với bình thường, đe dọa sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phụ thuộc vào vận tải biển.

Chấp nhận giá cước cao ngất ngưởng để được vận chuyển hàng

Trung bình, cứ mỗi container nhập khẩu, Trung Quốc lại xuất khẩu 3 container.

Hầu hết container rỗng hiện nay đang được tập kết ở các kho hàng ở đất liền. Một lượng container rỗng khác nằm ở các cảng và số container rỗng còn lại đang được vận chuyển trên các tàu hàng, đặc biệt là ở các tuyến đường biển xuyên Thái Bình Dương.

Trung Quốc là nước cung cấp phần lớn container cho thế giới. Các nhà sản xuất ở nước này đang bán container 20 feet với giá 2.000 đô la, tăng so với 1.600 đô la năm ngoái.

Ước tính khoảng 170 triệu container trên toàn cầu để vận chuyển khoảng 80% hàng hóa. Tuy nhiên, tác động của Covid-19 khiến vận tải biển giao hàng chậm do lao động thiếu hụt, công suất của các hệ thống logistics giảm, tắc nghẽn ở các cảng biển, hàng hóa bị phong tỏa để kiểm dịch. Điều này có nghĩa Trung Quốc không có đủ container rỗng để đáp ứng nhu cầu.

Nhiều nhà xuất khẩu ở Trung Quốc sẵn sàng sử dụng dịch vụ đặc biệt (premium service). Vì vậy, các hãng tàu sẵn sàng đưa container rỗng từ Mỹ và châu Âu về Trung Quốc thay vì đợi nhận hàng để xuất, gây tổn thất cho các chủ hàng nhỏ lẻ ở phương Tây.

Tính đến hôm 16-6, giá cước cho dịch vụ đặc biệt này đã lên mức 12.000-14.000 đô la cho một container 40 feet (FEU) đi từ Bắc Á đến Bờ Đông của nước Mỹ.

Giá cước cho dịch vụ đặc biệt để vận chuyển container từ Đông Nam Á đến Bờ Đông của Bắc Mỹ cũng đã leo lên mức 20.000 đô la/FEU.

Nguy cơ lạm phát tăng mạnh

Khi chi phí vận tải hàng hóa bằng đường biển tăng, các nhà nhập khẩu ở phương Tây có thể phải tăng giá bán và người tiêu dùng sẽ chịu tổn thương vì phải chi trả nhiều hơn khi mua sắm từ thực phẩm cho đến đồ chơi trẻ em.

Theo Drewry Shipping, chi phí vận chuyển container 40 feet đường biển đi từ Thượng Hải (Trung Quốc) sang Rotterdam (Hà Lan) đã tăng hơn 534% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Trong 40 năm bán lẻ đồ chơi trẻ em, xét về việc định giá bán, tôi chưa bao giờ chứng kiến các thách thức như hiện nay”, Gary Grant, người sáng lập chuỗi cửa hàng bán lẻ đồ chơi The Entertainer, nói. Grant đã phải dừng nhập khẩu gấu bông Teddy từ Trung Quốc vì nếu nhập, ông phải bán với giá cao gấp đôi so với trước đây để bù đắp cho chi phí vận tải biển.

Chi phí vận chuyển cao gây tổn thương cho các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng giá trị thấp và cồng kệnh như đồ chơi và đồ nội thất. Gary Grant nói: “Nếu các sản phẩm của bạn cồng kềnh, bạn sẽ không chở được nhiều đơn vị trong một container và điều đó sẽ tác động lớn đến giá cả sau khi hàng cập cảng”.

Jordi Espin, Giám đốc bộ phận quan hệ chiến lược ở Hội đồng chủ hàng châu Âu, đại diện cho 100.000 doanh nghiệp bán lẻ, bán sỉ và doanh nghiệp sản xuất cho biết nhà bán lẻ có 3 sự lựa chọn: dừng kinh doanh, tăng giá bán hoặc tự chịu chi phí tăng thêm.

Ông nói: “Chi phí tăng thêm đang được chuyển sang cho người tiêu dùng”.

Alan Murphy, Giám đốc điều hành Công ty tư vấn Sea-Intelligence cho biết chi phí vận tải biển đang chiếm đến 62% giá bán lẻ của một số mặt hàng nội thất ở châu Âu.

Cước vận tải biển chưa hạ nhiệt sớm

Nhà kinh tế thương mại của Ngân hàng HSBC, Shanella Rajanayagam nói rằng khi nhiều nước dỡ bỏ phong tỏa, nhu cầu của người tiêu dùng sẽ chuyển dịch từ hàng hóa sang dịch vụ, nhưng rủi ro chi phí vận tải biển đắt đỏ có thể vẫn dai dẳng, đặc biệt là khi tình trạng tắc nghẽn tại các cảng ở Trung Quốc vẫn chưa thể giải quyết.

Báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường SP Global công bố hôm 16-6 nhận định, thị trường container châu Á sẽ đối mặt với nhu cầu đỉnh điểm và tình trạng nghẽn ở các cảng trong nửa cuối 2021. Báo cáo cho rằng tình trạng hiếu container rỗng có thể kéo dài sang năm 2022.

Dave Li, Giám đốc chi nhánh của Công ty T.H.I Logistics ở Trùng Khánh, Trung Quốc, cho biết theo thông lệ, nhu cầu hàng hóa ở các nước phương Tây sẽ lên mức đỉnh điểm trong tháng 7 và tháng 8 khi các nhà bán lẻ chạy đua tích trữ hàng hóa trước khi Trung Quốc bước vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài một tuần và đến tháng 11.

“Cảng Diêm Điền giờ đây chỉ có thể xử lý 500 container/ngày so với 30.000 container/ngày như trước đây”,  một nhà cung cấp dịch vụ logistics ở Hồng Kông nói.

Các hãng vận tải biển đã phải hủy hơn 100 chuyến tàu ghé cảng Diêm Điền.

Với tình trạng tắc nghẽn ở cảng Diêm Điền chưa biết bao giờ mới kết thúc, tác động của nó đối với các chuỗi cung ứng toàn cầu lớn hơn hơn so với tác động của sự cố tàu Ever Given mắc cạn ở kênh đào Suez.

Hiện, các cảng ở Thâm Quyến và Quảng Châu, nơi cũng đang chống chọi đợt bùng phát Covid-19 mới, thiếu thốn container rỗng trầm trọng do các hãng tàu né các cảng này.

Nguồn: Tạp chí Kinh tế Sài Gòn

Các nhà xuất khẩu ở châu Á đang chứng kiến tình trạng thiếu container rỗng ngày càng trầm trọng. Ảnh: Wion

18/ Tăng năng lực sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu thép nội địa 

Theo các chuyên gia, việc tăng năng lực sản xuất và năng suất sẽ giúp ngành thép đáp ứng hơn nhu cầu thép trong nước; từ đó ghìm lại sự tăng giá của thép.

Những ngày gần đây, giá thép đã hạ nhiệt so với thời điểm đầu tháng 6. Tuy nhiên, giá bán hiện tại vẫn “neo” ở mức khá cao. Nhiều ý kiến cho rằng, tăng năng lực sản xuất và năng suất sẽ giúp ngành thép đáp ứng hơn nhu cầu thép trong nước; từ đó ghìm lại sự tăng giá của thép.

Giá đã hạ nhiệt

Sau chuỗi thời gian tăng giá phi mã vừa qua, giá thép đã có mức giảm trong những ngày đầu tuần. Hiện giá thép của Hòa Phát loại CB240 ở mức từ 16,6 – 16,7 triệu đồng/tấn, thép cây D10 ở mức 16,8 triệu đồng/tấn, giảm khoảng 1 triệu đồng/tấn so với thời điểm đầu tháng 6.

Thép Việt Ý loại CB240 cũng đã giảm về mức 16,7 triệu đồng/tấn, thép D10 CB300 có giá trên 16,8 triệu đồng/tấn.

Thương hiệu thép Pomina tại miền Trung và miền Nam với dòng thép cuộn CB240 ở mức trên 16,1 triệu đồng đến gần 16,3 triệu đồng/tấn. Thép thanh D10 CB300 có mức giá từ 17-17,1 triệu đồng/tấn.

Hiệp hội Thép Việt Nam cho hay, giá thép đang có xu hướng giảm giá, nhưng đây chỉ là mức giảm tạm thời.

Thực tế giá thép vẫn đang ở mức khá cao, bởi thời điểm này đang bước vào mùa mưa, các công trình sẽ giảm thi công khiến giá giảm theo cung cầu. Khi bước vào những tháng cuối năm là cao điểm mùa xây dựng, giá thép có thể sẽ tiếp tục tăng mạnh trở lại.

Theo báo cáo từ Bộ Công Thương, năng lực sản xuất của các nhà máy thép trong nước về cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu thép xây dựng thông thường. Các sản phầm Việt Nam có thể xuất khẩu cao như tôn mạ, ống thép, thép cuộn cán nguội.

Còn lại, nhiều sản phẩm khác như thép cuộn cán nóng, thép hợp kim, thép tấm cán nóng,… còn phải nhập khẩu.

Chính vì thế, giá nhiều sản phẩm vẫn sẽ phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị trường nước ngoài do nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào của ngành này đa phần phải nhập khẩu, như: quặng sắt, thép phế, than mỡ luyện cốc, điện cực…

Ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ đã thành lập một đoàn làm việc với hiệp hội, doanh nghiệp thép để nắm bắt thông tin về tình hình sản xuất, cung cầu đối với nguyên liệu đầu vào cũng như sản phẩm thép thành phẩm trong thời gian vừa qua và dự báo trong thời gian tới.

Trong báo cáo gửi Chính phủ, Bộ Công Thương đã nêu chi tiết về các nguyên nhân giá thép tăng trong thời gian gần đây, song Bộ vẫn muốn làm việc cụ thể với các doanh nghiệp, để nắm bắt cụ thể hơn về nguyên nhân giá nguyên liệu quặng sắt, sắt phế, điện cực… tăng cao trong thời gian qua.

Tăng năng lực sản xuất thép

Theo ông Nghiêm Xuân Đa, chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, trong 5 năm gần đây, ngành thép có sự phát triển vượt bậc. Việt Nam đứng số 1 Đông Nam Á về sản xuất, tiêu thụ thép. Trên bản đồ thế giới, sản xuất thép thô đứng thứ 14.

Tuy nhiên, Việt Nam mới chủ yếu sản xuất và tiêu thụ mạnh ở sản phẩm thép xây dựng, trong khi các sản phẩm thép đặc chủng, thép hợp kim… vẫn phải nhập khẩu.

“Vì thế, doanh nghiệp ngành thép đề xuất, Bộ Công Thương xây dựng chiến lược phát triển ngành thép thời gian tới gắn với nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế số; tăng năng lực và công nghệ trong ngành thép”, ông Đa nói.

Hiệp hội Thép Việt Nam cũng đề nghị các doanh nghiệp thành viên cung cấp thông tin về công suất nhà máy và kế hoạch sản xuất bán hàng trong quý II/2021 và dự kiến cả năm 2021 để Hiệp hội tổng hợp, báo cáo với cơ quan nhà nước, cung cấp thông tin đầy đủ đến người tiêu dùng thép góp phần đảm bảo bình ổn thị trường thép trong nước thời gian tới.

Đại diện Bộ Công Thương, ông Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ sẽ ưu tiên xây dựng chính sách để các doanh nghiệp phát triển lành mạnh và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Bộ đã chủ động vào cuộc, tiếp nhận và giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp ngành thép; đồng thời đánh giá cao những đề xuất liên quan đến việc xây dựng chính sách phát triển ngành thép.

Theo Bộ Trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, để tăng năng lực của ngành thép, cần phải đẩy mạnh phát triển theo hướng “đi tắt, đón đầu”, ứng dụng những công nghệ mới, vừa đáp ứng nhu cầu trong xây dựng, vừa đáp ứng nguyên liệu đầu vào quan trọng cho các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ rõ, trước hết, cần tập trung nghiên cứu, xây dựng chiến lược, quy hoạch và chính sách đủ mạnh, đồng bộ, khả thi để thực hiện cho được các mục tiêu phát triển ngành thép. Đồng thời, tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cùng với đó, từng bước hình thành quỹ đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa, sự đóng góp của các doanh nghiệp trong ngành thép để nghiên cứu đầu tư vào các phòng thí nghiệm, sản xuất ra những mặt hàng thép đặc biệt.

Từ đó, đáp ứng được nguyên liệu đầu vào của các ngành công nghiệp chế tạo khác; hình thành chuỗi doanh nghiệp sản xuất sản phẩm sau thép đặc biệt, không chỉ dừng lại nguyên liệu mà còn có thể là thành phẩm…

Hiện Bộ Công Thương đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành nghiên cứu các biện pháp thúc đẩy, tăng năng lực sản xuất thép thành phẩm trong nước, đáp ứng được cơ bản nhu cầu trong nước theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.

Nguồn: Vietnambiz

19/ Nâng cao hiệu quả Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam – Đức 

Chiều ngày 22/6/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Thủ tướng Phạm Minh Chính luôn coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược với Đức, mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ gần gũi và tin cậy giữa hai nước trên mọi lĩnh vực. Về phía Đức, Thủ tướng Angela Merkel cũng cho rằng, Việt Nam là đối tác quan trọng trong chính sách hướng tới khu vực của Đức, đề cao quan hệ hợp tác Việt Nam. Đồng thời, khẳng định cùng phối hợp chặt chẽ khai thác hiệu quả những cơ hội mà Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) mang lại.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Chính phủ Đức tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu nông thủy sản, đặc biệt là hoa quả mùa vụ của Việt Nam vào thị trường Đức, thúc đẩy Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam, đồng thời phía Đức sớm hoàn tất phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA).

Thủ tướng Angela Merkel cũng khẳng định, Hiệp định EVFTA là động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ giữa hai bên cả về kinh tế và chiến lược, nhấn mạnh các doanh nghiệp Đức đang có mối quan tâm rất lớn đối với Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo…

Cũng tại điện đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị Chính phủ Đức có chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho cộng đồng Việt Nam tại Đức sinh sống và làm ăn thuận lợi, đặc biệt là trong giai đoạn sau đại dịch. Hai bên cũng khuyến khích các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao và hợp tác giữa các địa phương để thắt chặt tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Nguồn: Báo Công Thương

20/ Việt Nam – Singapore: một thỏa thuận song phương về kinh tế số?

Việt Nam đề nghị Singapore mở cửa thị trường đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như sản phẩm nông, lâm, thủy sản, dệt may, giầy dép; thúc đẩy thương mại song phương.

Nhận lời mời của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan đã thăm chính thức Việt Nam và tham dự Đối thoại chính sách cao cấp Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) từ ngày 20-23/6/2021.

Hướng tới phục hồi và phát triển bền vững sau đại dịch, hai Bộ trưởng khẳng định cần triển khai hiệu quả Hiệp định kết nối Kinh tế Việt Nam-Singapore; có các sáng kiến hợp tác cụ thể trên các lĩnh vực hai bên có tiềm năng và thế mạnh như logistics, thương mại điện tử, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp thực phẩm chế biến…; phát triển các khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP) theo mô hình đổi mới đổi mới sáng tạo, thân thiện môi trường.

Để đảm bảo thương mại hai nước cân bằng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Singapore mở cửa đối với một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam như nông, lâm, thủy sản, dệt may, giầy dép; tăng cường liên kết hợp tác theo chuỗi trong sản xuất, chế biến để khai thác các lợi thế của từng bên, thúc đẩy thương mại song phương và xuất khẩu sang các nước khác.

Khẳng định kinh tế số là một trong những động lực phát triển quan trọng của các quốc gia trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hai Bộ trưởng nhất trí thúc đẩy sớm lập Nhóm Công tác kỹ thuật về nền tảng cho đối tác số, hướng tới một thỏa thuận song phương về kinh tế số.

Hai Bộ trưởng cũng nhất trí triển khai các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực quan trọng khác như giáo dục, văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân.

Hai Bộ trưởng đã trao đổi sâu về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm; khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong các tổ chức và diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, APEC, ASEAN, Tiểu vùng Mekong, cũng như trong quá trình phê chuẩn và thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Hai Bộ trưởng trao đổi về tình hình ở Biển Đông; đề cao hòa bình, ổn định, an ninh, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tuân thủ Luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982); thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với UNCLOS 1982.

Nguồn: VietnamPlus

21/ Việt Nam – Singapore: Đẩy mạnh hợp tác tận dụng các cơ hội từ FTA 

Singapore có thể đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực điện tử, viễn thông, cơ khí chính xác, đồ gỗ, chế biến nông thủy sản để tận dụng cơ hội của các Hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Đây là lời khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trong buổi đón tiếp và làm việc với Đại sứ Singapore Jaya Ratnam vừa qua nhân dịp đại sứ bắt đầu nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. Buổi làm việc nhằm trao đổi, thống nhất các biện pháp tăng cường hợp tác song phương giữa Việt Nam và Singapore cũng như các biện pháp thúc đẩy hợp tác đa phương trong khuôn khổ ASEAN, APEC, CPTPP, RCEP.

Đánh giá cao vai trò của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Singapore, Bộ trưởng đề nghị Đại sứ Jaya Ratnam hỗ trợ thúc đẩy hơn nữa đầu tư của Singapore vào Việt Nam trong các lĩnh vực điện tử, viễn thông, cơ khí chính xác, đồ gỗ, chế biến nông thủy sản để tận dụng cơ hội của các Hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Đồng thời, về hợp tác thương mại, Bộ trưởng đề nghị Đại sứ Jaya Ratnam hỗ trợ thúc đẩy kết nối, đưa các sản phẩm nông thủy sản thế mạnh của Việt Nam, đặc biệt là các loại trái cây tươi như vải, nhãn, thanh long, v.v…vào các hệ thống phân phối lớn tại Singapore, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam được có mặt rộng rãi tại thị trường Singapore, cũng như người dân Singapore được thưởng thức những trái cây đặc sản của Việt Nam.

Trong lĩnh vực công nghiệp, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh ý nghĩa của việc hai bên hợp tác chia sẻ kinh nghiệm phát triển công nghiệp thực phẩm, hợp tác xây dựng Trung tâm công nghiệp thực phẩm Halal. Với nguồn nguyên liệu phong phú, doanh nghiệp Việt Nam có tiềm năng tham gia vào các khâu như cung ứng nguyên liệu, sản xuất và phân phối trên cơ sở hợp tác có hiệu quả với phía Singapore.

Mặt khác, Bộ trưởng cũng đề xuất hai Bên nghiên cứu cơ chế phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm phát triển logistics, nâng cao hiệu suất, năng lực vận tải, kho vận của cả hai bên.

Trong lĩnh vực năng lượng, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao các đóng góp của doanh nghiệp Singapore đối với sự phát triển của ngành năng lượng Việt Nam thời gian qua; hoan nghênh các nhà đầu tư Singapore tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, khí tự nhiên hóa lỏng, cung cấp các giải pháp tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và công nghệ thông minh.

Về hợp tác đa phương, Bộ trưởng đã nhấn mạnh sự tham gia tích cực của Singapore đã góp phần quan trọng giúp Việt Nam hoàn thành các ưu tiên trong năm Chủ tịch ASEAN 2020, trong đó bao gồm việc kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào tháng 11 năm 2020. Đây là một thành tựu lớn – đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hội nhập kinh tế khu vực. Đánh giá cao Singapore là nước đầu tiên phê duyệt Hiệp định RCEP, Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với Singapore và các nước khác đưa Hiệp định này sớm đi vào hiệu lực, mang lại lợi ích cao nhất cho các doanh nghiệp hai nước nói riêng và các nước thành viên RCEP nói chung. Đối với Hiệp định CPTPP, hai Bên khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ nhằm nâng cao mức độ tận dụng các ưu đãi trong Hiệp định CPTPP của doanh nghiệp hai nước.

Nguồn: Báo Công Thương

22/ Việt Nam – UK: Trao đổi thương mại tăng trưởng nhờ UKVFTA 

Nhờ khung khổ pháp lý thuận lợi của UKVFTA, với nỗ lực của Chính phủ và doanh nghiệp hai nước, thương mại và đầu tư song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Anh trong thời gian tới sẽ tiếp tục được phát triển mạnh mẽ.

Đây là lời khẳng định của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong buổi tiếp đón và làm việc với Quốc vụ khanh phụ trách Chính sách Thương mại Vương quốc Anh – ông Greg Hands.

Tại buổi làm việc, ông Greg Hands cảm ơn sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Công Thương Việt Nam, đặc biệt trong quá trình đàm phán và triển khai thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA). Việc Việt Nam cùng các nước thành viên CPTPP đồng ý khởi động quá trình đàm phán gia nhập Hiệp định của Anh, cũng như sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng khi Anh làm Chủ tịch COP26.

Hai bên vui mừng về những kết quả bước đầu tốt đẹp khi UKVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 đã tạo động lực cho thương mại song phương tăng trưởng liên tục trong những tháng qua. Trong 5 tháng đầu năm 2021, thương mại song phương đã đạt khoảng 2,7 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam tăng 29%, xuất khẩu của Anh tăng 16%.

Trao đổi về một số trọng tâm hợp tác, ngài Greg Hands nhấn mạnh, năng lượng là một trong những lĩnh vực ưu tiên hợp tác của Anh với Việt Nam. Do vậy, phía bạn cảm ơn Bộ Công Thương đã tham gia tích cực trong các hoạt động của Hội đồng chuyển dịch năng lượng COP26 và việc hỗ trợ các tập đoàn của Vương quốc Anh trong triển khai dự án điện gió, điện mặt trời ở Việt Nam. Trong cuộc trao đổi, hai bên đã cởi mở chia sẻ về tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, tình hình triển khai các dự án của Anh, những khó khăn vướng mắc và những giải pháp tháo gỡ.

Đối với những lĩnh vực hợp tác khác mà hai bên quan tâm như xuất nhập khẩu hàng nông sản, hợp tác trong lĩnh vực tài chính, giáo dục đào tạo, y tế…. Hai bên cũng đã thống nhất cần sớm tổ chức Khóa họp lần thứ 12 Ủy ban hỗn hợp Việt – Anh về hợp tác kinh tế, thương mại (JETCO 12) để kết nối lại giao thương, thúc đẩy triển khai các dự án đầu tư sau thời gian gián đoạn do tác động của dịch bệnh. Dự kiến khóa họp JETCO 12 sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến vào cuối tháng 9/2021.

Nguồn: Báo Công Thương

23/ Việt Nam – Canada: tận dụng đòn bẩy CPTPP 

2018, Canada đã ký Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), thể hiện một bước tiến tới sự gắn kết nhiều hơn với các nền kinh tế khác trên khắp châu Á, trong đó có Việt Nam.

Hội đồng Kinh doanh ASEAN – Canada (CABC) đã thúc đẩy việc hợp tác với Việt Nam như một nhân tố chính trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Canada. Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Canada và nước này có thể xây dựng hơn nữa mối quan hệ với Việt Nam vì các nhà xuất khẩu và nhập khẩu hiện được tăng cường tiếp cận thị trường và cắt giảm thuế quan trong môi trường thương mại này.

Kể từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, Canada là quốc gia G7 duy nhất có quyền tiếp cận thương mại tự do ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương. Các điều khoản và điều kiện được nêu trong CPTPP tạo ra một khuôn khổ thương mại cho phép tiếp cận thị trường rộng rãi hơn giữa các quốc gia thành viên.

Quan hệ thương mại Việt Nam và Canada

Kể từ khi hiệp định CPTPP có hiệu lực, Canada đã xóa bỏ 94% số dòng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam và Việt Nam đã xóa bỏ khoảng 66% số dòng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của Canada. Thị phần Việt Nam ở Canada là 1,1% ở Canada, so với 3,1% ở Nhật Bản, 1,9% ở Úc và 1,6% ở New Zealand. Điều này cho thấy nhiều khả năng cải thiện và cơ hội giữa Việt Nam và Canada để thúc đẩy hơn nữa các hoạt động thương mại giữa hai nước.

Năm 2020, thương mại song phương giữa Canada và Việt Nam đạt con số 8,9 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2019 và 37% so với năm 2018. Về vấn đề này, VCCI cho rằng, mặc dù tốc độ tăng trưởng thương mại song phương chậm lại vào năm 2020 do đại dịch COVID-19 vẫn cao gấp đôi con số xuất khẩu trung bình của Việt Nam. Kể từ năm 2015, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong khu vực ASEAN. Năm 2020, Việt Nam là điểm đến lớn thứ hai trong ASEAN đối với các sản phẩm nông thủy sản của Canada.

Hơn nữa, số liệu thống kê cho thấy, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Canada tăng 16% vào năm 2020, với mức tăng trưởng chính đối với điện thoại di động, giày dép, đồ nội thất và may mặc.

Riêng trong hai tháng đầu năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam sang Canada tăng 14,8%, đạt 663,45 triệu USD. Năm mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Canada sang Việt Nam trong năm 2019 là nhiên liệu khoáng sản (26% với 204,12 triệu USD), ngũ cốc (12% với 93,76 triệu USD), cá và thủy sản (6,8% với 53,45 triệu USD), hạt có dầu và trái cây (6% với 47,44 triệu USD), và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (4,8% với 37,51 triệu USD).

Nguồn: Báo Công Thương

24/ Thái Lan muốn Việt Nam xem lại quyết định áp thuế đường gần 48% 

Vụ trưởng Vụ Ngoại thương, Bộ Thương mại Thái Lan, cho biết sau 1 năm Việt Nam áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm đường từ Thái Lan, nước này sẽ yêu cầu Việt Nam xem xét lại quyết định trên.

Trước đó, ngày 16/6, Bộ Công Thương Việt Nam đã chính thức áp mức thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường từ Thái Lan trong 5 năm để thay thế mức thuế tạm thời được áp dụng hồi tháng 2.

Cuộc điều tra của Việt Nam cho thấy đường được trợ giá từ Thái Lan đã tăng hơn 330% lên 1,3 triệu tấn vào năm 2020 và nhập khẩu đang làm suy yếu ngành đường trong nước.

Văn phòng Ủy ban Mía đường (OCSB) và Tập đoàn Mía đường Thái Lan (TSMC) cho biết thuế chống bán phá giá của Việt Nam sẽ không ảnh hưởng đến các nhà sản xuất đường và nông dân Thái Lan.

Thái Lan là nhà sản xuất đường lớn thứ tư thế giới và là nhà xuất khẩu lớn thứ hai sau Brazil.

Ông Siriwut Siempakdi, Chủ tịch nhóm công tác quan hệ công chúng của TSMC, cho biết các nhà kinh doanh và môi giới đường đã xuất khẩu nhiều hơn sang Việt Nam trong những năm gần đây.

Cụ thể, lượng đường nhập khẩu Thái Lan từ tháng 3/2021 cho tới thời điểm này giảm đáng kể, từ mức bình quân là 110.000 tấn năm 2020, tới nay chỉ còn khoảng 28.000 tấn, giảm 75%. 

Việc này đã làm giảm tác động cạnh tranh không bình đẳng của đường Thái Lan đối với ngành sản xuất trong nước và từ đó giúp giá đường trong nước nhích lên, đồng thời giá thu mua mía đối với người nông dân được tăng từ 100.000 – 200.000 đồng/tấn. Qua đó, giúp người nông dân lần đầu tiên qua nhiều năm tiêu thụ toàn bộ hơn 6 triệu tấn mía.

“Chúng tôi đang kết hợp chặt chẽ với Hiệp hội Mía đường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát tình hình nhập khẩu với tác động biện pháp này để có các biện pháp phù hợp, đảm bảo hiệu quả của biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp cũng như đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường theo đúng quy định”, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại nhấn mạnh.

Nguồn: Vietnambiz

25/ Vận tải hàng hóa đường không và đường sắt căng thẳng trong đại dịch 

Không có đủ máy bay để đáp ứng nhu cầu

Hồi đầu tháng 6, Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) cho biết nhu cầu hàng hóa vận chuyển bằng hàng không trên toàn cầu trong tháng 4 tăng 12% so với cùng kỳ năm 2019. IATA dự báo nhu cầu vận tải hàng hóa bằng hàng không trong năm 2021 sẽ tăng 13% so với năm ngoái và cao hơn 2,8% so với năm 2019.

Tuy nhiên, IATA nhận định công suất vận chuyển hàng hóa bằng hàng không toàn cầu sẽ thấp hơn 18% so với 2019 chủ yếu do nhu cầu đi lại quốc tế chưa phục hồi đầy đủ.

Nếu muốn sử dụng dịch vụ đặc biệt để được phục vụ nhanh chóng bằng đường hàng không, họ phải trả mức giá cước cao gấp 8 lần so với giá cước vận chuyển bằng đường biển. “Phần lớn công suất vận chuyển sẵn có của hàng không đều đã được đặt thuê”, Shawn Richard, Phó chủ tịch bộ phận vận tải hàng không toàn cầu ở Công ty SEKO Logistics, cho biết..

Các chuyên gia logistics cho biết ngày càng có nhiều doanh nghiệp chuyển sang sử dụng máy bay để vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới, đẩy giá cước lên cao chót vót. Vào cuối tháng 4, mức giá cước vận chuyển hàng hóa bằng hàng không đi từ Trung Quốc/Hồng Kông sang Mỹ tăng lên mức 8,56 đô la/kg, tăng 60% so với tháng 3, theo TAC Index.

Các máy bay thân rộng chở khách đường dài sử dụng khoang bụng để chứa hàng hóa. Chúng đóng góp khoảng 50% công suất vận tải hàng không toàn cầu. Nhưng nhu cầu đi lại quốc tế bằng hàng không trong tháng 4-2021 vẫn thấp hơn 87,3% so với tháng 4-2019, theo dữ liệu mới nhất của IATA.

Dù có khoảng 1.100 máy bay vận tải hàng hóa chuyên dụng đang hoạt động, nhiều hơn 240 máy bay so với đầu năm 2020, con số này vẫn chưa đủ để bù đắp cho mức suy giảm 39% công suất vận tải hàng hóa của máy bay chở khách.

Vận tải đường sắt lên ngôi

Hãng logistics U-Freight Group (Hồng Kông) cho biết dịch vụ vận tải đường sắt đa phương thức (kết hợp giữa tàu hỏa và xe tải) của hãng này giữa Trung Quốc và châu Âu cung cấp sự lựa chọn cạnh tranh hơn so với vận tải hàng không về mức giá cước và vận chuyển nhanh hơn đáng kể cho với đường biển. Số lượng hàng hóa được vận chuyển bởi dịch vụ này của U-Freight Group tăng mạnh kể từ khi tàu container Ever Given mắc cạn ở kênh đào Suez (Ai Cập) hồi tháng 3.

Trong khi đó, Công ty CEVA Logistics, đơn vị thành viên của hãng vận tải biển CMA CGM  (Pháp) đang thử nghiệm dịch vụ vận tải kết hợp tàu biển và tàu hỏa để vận chuyển hàng hóa từ Tây An, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) đến Immingham (Anh). Các container sẽ được vận chuyển từ Tây An đến Kaliningrad, Nga bằng tàu hỏa, sau đó, tiếp tục được đưa đến Immingham bằng đường biển trên tàu container.

Hôm 12-5, Công ty DHL Forwarding (Đức) cũng đã triển khai dịch vụ tương tự trên cùng tuyến vận tải để đạt mục tiêu tăng 17% khối lượng hàng hóa vận chuyển từ Trung Quốc đến Anh. CEVA Logistics cũng đang bổ sung dịch vụ vận tải hàng hóa tàu hỏa đi từ Tây An đến Duisburg, Đức và tiếp tục xây dựng các tuyến vận tải hàng hóa bằng tàu hỏa từ thành phố này đến các khu vực khác của Đức, Tây Ban Nha, Ý và Pháp.

Công ty logistics SF Holding (Trung Quốc) đang thuê máy bay chở linh kiện điện tử và hàng gia dụng từ Nhật Bản đến nhiều nơi ở Trung Quốc để chuyển lên các chuyến tàu hỏa đi đến châu Âu của Công ty vận tải đường sắt China Railway Express. Việc kết hợp dịch vụ hàng không và đường sắt giúp vận chuyển hàng hóa nhanh hơn với chi phí rẻ hơn.

Hàng hóa đi từ Nhật Bản đến châu Âu bằng đường biển thường mất khoảng 40 ngày. Nhưng nếu đưa hàng từ Nhật Bản đến Tây An, Trung Quốc bằng máy bay rồi chuyển lên tàu hỏa để đưa sang châu Âu thì chỉ mất từ 20-30 ngày với chi phí giảm một nửa so với với việc vận chuyển hoàn toàn bằng máy bay.

Công ty logistics Nippon Express (Nhật Bản) đang thuê tàu hỏa của China Railway Express để vận chuyển hàng gia dụng, linh kiện ô tô và các sản phẩm khác, được sản xuất bởi các công ty Nhật Bản và châu Âu ở Trung Quốc, đến các thành phố của châu Âu. Tính đến cuối tháng 3, công ty này đang cung cấp 25 tuyến vận tải hàng hóa bằng đường sắt đi từ các tỉnh của Trung Quốc đến châu Âu.

Tuy nhiên, công suất vận tải hàng hóa bằng đường sắt giữa Trung Quốc và châu Âu cũng đang bị áp đảo trước nhu cầu quá lớn. Marco Reichel, Giám đốc phát triển kinh doanh phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của công ty Crane Worldwide Logistics, cho biết các chủ hàng ở miền nam Trung Quốc đang tìm cách chuyển hàng hóa sang đường sắt để vận chuyển đến châu Âu nhưng họ phải chờ nhiều tuần mới đặt chỗ được vì nhu cầu quá lớn.

Nguồn: Tạp chí Kinh tế Sài Gòn

26/ Xuất khẩu đồ nội thất gỗ cho phòng khách và phòng ăn có nhiều cơ hội tăng trưởng

Xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn bằng gỗ tăng mạnh

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 5,13 tỷ USD, tăng 80,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo đó, xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn trong tháng 4/2021 đạt 300,3 triệu USD, tăng 119,3% so với tháng 4/2020. Trong 4 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn đạt 1,15 tỷ USD, tăng 70,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Về thị trường, mặt hàng đồ nội thất phòng khách và phòng ăn xuất khẩu chủ yếu tới thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Anh…

Đối với thị trường EU, hiện kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn sang thị trường này chỉ chiếm 9,1% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn.

Cẩn trọng biện pháp phòng vệ thương mại

Đối với mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ, thị trường nhà ở Mỹ đang có xu hướng phát triển mạnh khi Chính phủ Mỹ cho vay lãi suất thấp, nhiều gia đình xây mới hoặc sửa chữa nhà cửa cũng thúc đẩy hoạt động mua sắm đồ nội thất tăng nhanh.

Bên cạnh những yếu tố tích cực, các chuyên gia cho rằng, chi phí logistics và việc gia tăng biện pháp phòng vệ thương mại mà chủ yếu là thuế chống bán phá giá và tăng cường tiêu chuẩn chặt chẽ về chất lượng… sẽ gây tác động bất lợi tới xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ.

Hiện nay, cơ quan chức năng Mỹ hết sức quan tâm tới hoạt động đầu tư có dấu hiệu gian lận thương mại, giả mạo xuất xứ. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn cần phải cẩn trọng tránh trường hợp trở thành điểm trung chuyển hàng hóa cho quốc gia thứ ba.

Ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch VIFOREST – cho hay, thị trường Mỹ hiện tại chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Nếu Chính phủ Mỹ ra lệnh trừng phạt ngành gỗ của Việt Nam, toàn ngành sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Phía Cục Xuất nhập khẩu cũng khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về chứng nhận xuất xứ và không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

Nguồn: Báo Công Thương

27/ Khẳng định vị thế nông sản Việt 

5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm thủy sản đạt 11 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2020. Nhiều mặt hàng đã xâm nhập và chinh phục các thị trường lớn, có yêu cầu chất lượng cao như EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Đây là minh chứng rõ nét nhất cho thấy nông sản Việt Nam đã khẳng định được vị thế, chất lượng sản phẩm trên thị trường quốc tế.

Tăng trưởng tại các thị trường khó tính

Với mặt hàng rau, quả xuất khẩu tăng mạnh tại các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản… đạt 1,77 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến, năm 2021 sẽ có khoảng 1.000 tấn vải thiều được xuất khẩu sang Nhật Bản. Hiện tại, vải thiều Việt Nam đang được xuất khẩu mạnh sang thị trường Mỹ, Pháp, Hà Lan, Australia…

Riêng đối với mặt hàng gạo, mặc dù lượng gạo xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm nay giảm 11,3% nhưng do giá tăng cao (11,9%) nên mặt hàng này vẫn đạt 1,49 tỷ USD. Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) Đỗ Hà Nam chia sẻ: “Các nước nhập khẩu gạo quan tâm nhiều đến chất lượng và tính ổn định. Những năm gần đây, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao hơn Ấn Độ nhưng nhiều nước vẫn đặt mua”.

Đáng ghi nhận, hầu hết mặt hàng thuộc nhóm nông sản, thủy sản đều ghi nhận sự tăng trưởng. Trong đó, cao su là mặt hàng tăng trưởng mạnh nhất từ đầu năm đến nay với mức tăng lên tới 58,7% về lượng và tăng 94% về trị giá so với cùng kỳ năm trước, đạt 548.000 tấn, trị giá 923 triệu USD.

Tập trung nguồn lực chế biến và xây dựng thương hiệu

Hiện tại, Việt Nam đã xây dựng, phát triển thành công một số tập đoàn, DN chế biến nông, lâm, thủy sản có quy mô lớn, hiện đại, năng lực cạnh tranh quốc tế cao. Do vậy, các DN cần tổ chức liên kết trong chuỗi giá trị sản xuất – chế biến và tiêu thụ nông sản để nâng cao khả năng cung cấp nguyên liệu cho khâu chế biến, đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng, ổn định mặt hàng.

Để nông sản Việt Nam phát huy tối đa nguồn lợi kinh tế xứng với tiềm năng xuất khẩu, đồng thời triển khai có hiệu quả Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp các bộ, ngành rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách, đơn giản hóa thủ tục liên quan đến xuất khẩu nông sản như các quy định về kiểm dịch, an toàn thực phẩm, thủ tục hải quan… – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam.

Nguồn: Báo Kinh tế & Đô thị

Vải thiều Việt Nam được bày bán tại nhiều siêu thị của Nhật Bản. Ảnh: Internet

28/ “FTA mới” và câu chuyện chủ động thay đổi để hội nhập 

“Các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới luôn tạo cơ hội nhiều hơn thách thức đối với ngành gỗ. Trước đây xuất khẩu gỗ vào Liên minh châu Âu (EU), nếu Việt Nam được hưởng ưu đãi tối huệ quốc (MFN) mới được hưởng thuế bằng 0%. Nhưng khi tham gia Hiệp định CPTPP, gỗ xuất vào các quốc gia hoàn toàn về 0% đã là cơ hội tốt, nhưng sẽ tốt hơn nữa nếu như các dòng thuế 0% cho công nghệ thiết bị sẽ lợi cho Việt Nam rất nhiều. Các quốc gia lâm nghiệp trong CPTPP rất hùng mạnh, quản lý rất bài bản nên chúng ta sẽ học tập được về quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là kinh nghiệm về sản xuất gỗ hợp pháp và bảo vệ môi trường…”

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Tôn Quyền – Ủy viên Thường vụ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam về cơ hội khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được thực thi và có hiệu lực với Việt Nam từ đầu năm 2019. Tuy nhiên, không phải ngành nghề, lĩnh vực nào cũng “hữu xạ tự nhiên hương” như ngành gỗ.

Doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận cạnh tranh

Theo như chia sẻ của bà Nguyễn Thị Huyền – Giám đốc Công ty sản xuất và xuất khẩu quế hồi Việt Nam, EU là thị trường mục tiêu của DN nên từ năm 2013 DN đã xây dựng chuỗi giá trị, kiểm soát được vùng nguyên liệu của mình, tức là từ vùng nguyên liệu đến khâu nhà máy cho đến xuất khẩu cho khách hàng…

“Để sản phẩm có thể vào được những thị trường khó tính như EU, DN cần rất nhiều loại chứng nhận quốc tế và đến nay DN đã có được. Nhưng một chứng nhận cao nhất mà DN rất tự hào là đơn vị tiên phong ở Việt Nam được chứng nhận hữu cơ quốc tế cho các thị trường châu Âu, Mỹ và Nhật…”, bà Huyền nói.

CPTPP và EVFTA là hai Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao và toàn diện bởi các cam kết sâu, rộng, bao hàm cả những nội dung truyền thống và phi truyền thống. Theo bà Nguyễn Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), khi thực thi Hiệp định CPTPP tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam trong hội nhập.

“CPTPP tác động chung cho tất cả các ngành, trong đó có ngành phân phối, ngành logistics và thương mại điện tử, đó là môi trường đầu tư thuận lợi hơn, có những cam kết về thể chế trong CPTPP giúp môi trường được minh bạch, thuận lợi, an toàn hơn và thị trường hấp dẫn hơn…”, bà Trang nói.

Tương tự, EVFTA vừa góp phần tích cực xây dựng môi trường pháp lý và đầu tư minh bạch, vừa giúp Việt Nam thu hút được thêm nhiều nhà đầu tư. Hiệp định này còn thúc đẩy DN Việt Nam phải lớn lên trước các yêu cầu của hội nhập.

Đúc rút từ kinh nghiệm thực tế, ông Phạm Văn Cường, Tổng Giám đốc Công ty CP Chế biến thực phẩm xuất khẩu G.O.C cho biết, xuất khẩu vào EU tạo cơ hội cho DN nâng cấp hệ thống quản lý. Khi hệ thống này được EU chấp nhận thì hàng hóa cũng dễ dàng xuất vào các thị trường khác như Bắc Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…

“Bây giờ công ty chúng tôi chỉ còn 2 người làm logictics nhưng 1 năm làm XNK khoảng 4.000 contener hàng hóa, tờ khai hải quan mà vẫn còn nhàn. Khi DN đã có hệ thống quản lý rất tốt, các thị trường khác họ đều có thể lấy tiêu chuẩn EU để học và đi theo. Khi chúng ta có được hệ thống quản lý chất lượng thì chúng ta bán được toàn thế giới”, ông Cường quả quyết.

Nguồn: CafeF

BSA Tổng hợp

Cập nhật hình ảnh hoạt động tiếp sức các lực lượng tuyến đầu chống dịch