Các quy tắc ghi nhãn sản phẩm bán lẻ hữu cơ (organic), bao gồm cả sản phẩm thô và đã được chế biến, được quy định trong phần “Thành phần sản phẩm” của quy định hữu cơ USDA.

Các quy định bao gồm từ ngữ được phép dùng trên cả mặt trước của nhãn và bảng thông tin của sản phẩm được đóng gói.

Nhãn chính: phần nhãn này phải nằm ở vị trí mà khách hàng có thể nhìn thấy ngay tại thời điểm mua hàng. Đại lý nhập khẩu của bạn sẽ xem xét và phê duyệt từng nhãn sản phẩm của bạn để đảm bảo tuân thủ.

Nhãn thông tin: bao gồm thông tin về thành phần (danh sách các thành phần có trong sản phẩm, được liệt kê theo thứ tự từ phần trăm cao nhất đến thấp nhất) và các thông tin sản phẩm khác.

Bốn loại ghi nhãn dựa trên thành phần sản phẩm và các yêu cầu ghi nhãn cho từng loại được tóm tắt dưới đây:

“100 percent organic”

Nhãn “100% hữu cơ” có thể được sử dụng để gắn nhãn cho các sản phẩm chứa 100% thành phần hữu cơ (trừ muối và nước, những thành phần được coi là tự nhiên).Hầu hết các sản phẩm nông nghiệp thô, chưa chế biến có thể được dán nhãn “100% hữu cơ”.  Tương tự như vậy, nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng không có thành phần bổ sung — chẳng hạn như bột ngũ cốc, yến mạch nghiền, v.v. — cũng có thể được dán nhãn “100% hữu cơ”.

Nhãn chính: có thể bao gồm con dấu chứng nhận hữu cơ của USDA và/hoặc các thông tin 100% hữu cơ.

Nhãn thông tin:  phải ghi rõ các thành phần hữu cơ (ví dụ: rau hữu cơ) bằng các dấu hoa thị hoặc dấu khác.

“Organic”

Nhãn “hữu cơ” có thể được dán cho các sản phẩm có chứa ít nhất 95% thành phần hữu cơ (trừ muối và nước).5% thành phần còn lại có thể là các sản phẩm nông nghiệp vô cơ không có sẵn trên thị trường, như các sản phẩm hữu cơ và/hoặc phi nông nghiệp nằm trong Danh mục quốc gia.

Nhãn chính: có thể bao gồm con dấu chứng nhận hữu cơ của USDA và/hoặc các thông tin phần trăm hữu cơ.

Nhãn thông tin:  phải ghi rõ các thành phần hữu cơ (ví dụ: rau hữu cơ) bằng các dấu hoa thị hoặc dấu khác.

 “Made with Organic…”

Nhãn “Made with Organic…” có thể được dán cho các sản phẩm có chứa ít nhất 70% thành phần hữu cơ (trừ muối và nước). Có một số hạn chế chi tiết liên quan đến các thành phần vô cơ.

Nhãn chính: có thể ghi “được chế biến với thành phần hữu cơ (liệt kê ba thành phần) hoặc các nhóm thành phần” không được để con dấu hữu cơ USDA ở bất kỳ đâu, chỉ dùng con dấu này cho sản phẩm cuối cùng thuần hữu cơ.

Nhãn thông tin:  phải ghi rõ các thành phần hữu cơ (ví dụ: rau hữu cơ) bằng các dấu hoa thị hoặc dấu khác.

Danh sách thành phần cụ thể:

Các thành phần hữu cơ cụ thể có thể được liệt kê trong thông tin thành phần của các sản phẩm có chứa ít hơn 70% thành phần hữu cơ — ví dụ: “Thành phần: nước, lúa mạch, đậu, cà chua hữu cơ, muối”.

Nhãn chính:  không được để con dấu organic của USDA trên nhãn, và không được ghi từ “organic” trên nhãn chính.

Nhãn thông tin:  chỉ có thể liệt kê các thành phần hữu cơ được chứng nhận là hữu cơ trong danh sách thành phần và tỷ lệ thành phần hữu cơ. Các thành phần còn lại không bắt buộc phải tuân thủ các quy định hữu cơ của USDA.

Miễn trừ và loại trừ

Các nhà sản xuất có có doanh số bán các sản phẩm hữu cơ hàng năm ít hơn 5.000 USD, không bắt buộc phải nộp đơn xin chứng nhận hữu cơ. Tuy nhiên, họ phải tuân thủ các yêu cầu sản xuất và xử lý hữu cơ được quy định, bao gồm cả việc lưu giữ hồ sơ (hồ sơ phải được lưu giữ ít nhất ba năm).Các sản phẩm từ các cơ sở sản xuất không được chứng nhận như vậy không được công nhận và không được sử dụng như các thành phần hữu cơ cho hoạt động sản xuất khác; các sản phẩm không được chứng nhận này cũng không được phép hiển thị con dấu hữu cơ của USDA.

Ngân Giang