TIN TỨC THẾ GIỚI
  1. Tỉ phú Elon Musk muốn mua lại Twitter với giá 43 tỉ USD
Theo hãng tin Reuters, tỉ phú Elon Musk ngày 14-4 đã gửi thư đến Hội đồng quản trị của Twitter để ngỏ lời mua lại toàn bộ công ty này với giá mỗi cổ phiếu là 54,2 USD, như vậy để sở hữu hoàn toàn Twitter, ông Musk phải trả 43 tỉ USD. Ông nói rằng đây là “lời đề nghị tốt nhất và cuối cùng” của ông và nói rằng sẽ xem xét lại khoản đầu tư của mình nếu bị hội đồng quản trị từ chối. Ông khẳng định: “Nếu không được chấp nhận, tôi sẽ cần xem xét lại vị trí của mình trong tư cách cổ đông”.
Nguồn: https://plo.vn/ti-phu-elon-musk-muon-mua-lai-twitter-voi-gia-43-ti-usd-post675805.html
  1. Tập đoàn chocolate hàng đầu thế giới quyết tâm bám trụ thị trường Nga
“Gã khổng lồ” chuyên sản xuất chocolate Barry Callebaut (Thụy Sĩ) ngày 13/4 đã lên tiếng bảo vệ quyết định bám trụ thị trường Nga bất chấp xung đột tại Ukraine, vốn là nguyên nhân khiến hàng trăm công ty nước ngoài ngừng hoạt động tại Nga. Giám đốc điều hành Barry Callebaut, Peter Boone, cho biết tập đoàn này vẫn ở duy trì hoạt động tại Nga trước hết vì nhân viên của họ. Ông Boone nhấn mạnh xung đột tại Ukraine không phải do người dân Nga quyết định.
Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/tap-doan-chocolate-hang-dau-the-gioi-quyet-tam-bam-tru-thi-truong-nga/783590.vnp
  1. Cơn sốt tiền ảo Ấn Độ
Ấn Độ đã chứng kiến sự bùng nổ trong giao dịch tiền điện tửkể từ khi bắt đầu đại dịch. Giới chuyên gia tin rằng nước này có tiềm năng trở thành siêu cường tiền điện tử, vì đây là một trong những thị trường internet nóng nhất trên thế giới, với 750 triệu người dùng và hàng trăm triệu người khác vẫn chưa lên mạng.
Nguồn: https://www.saigondautu.com.vn/ho-so/con-sot-tien-ao-an-do-104077.html
  1. Giá trứng tăng trên toàn cầu do bùng dịch cúm gia cầm
Dịch cúm gia cầm bùng phát nghiêm trọng ở Mỹ và Pháp đang làm thắt chặt nguồn cung trứng gia cầm trên toàn cầu và đẩy giá loại thực phẩm quan trọng này tăng vọt, trong bối cảnh xung đột ở Ukraine làm gián đoạn các chuyến hàng đến châu Âu và Trung Đông.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/gia-trung-tang-tren-toan-cau-do-bung-dich-cum-gia-cam-420221547452378.htm
  1. Sau dầu giá rẻ, Ấn Độ dự định tăng nhập cả than của Nga
Tuần trước, Liên minh châu Âu (EU) đề xuất cấm nhập khẩu than Nga như một phần của vòng trừng phạt mới nhằm vào Moscow vì hành động tấn công quân sự với Ukraine. Thế nhưng, Ấn Độ đang có dấu hiệu tăng nhập khẩu nguồn than từ nước này. “Cơn đói” than của Ấn Độ đang ngày càng tăng. Do vậy, ngay cả khi hàng hóa Nga bị cả thế giới xa lánh, gã khổng lồ châu Á này vẫn để mắt tới than của Nga, sau khi mua rất nhiều dầu giá rẻ từ nước này.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/do-ngon-gia-re-chang-no-bo-qua-sau-dau-gia-re-an-do-du-dinh-tang-nhap-ca-than-cua-nga-4202214419552153.htm
  1. Dầu Nga ‘vòng qua’ Ấn Độ, rồi lại cập bến châu Âu với giá ‘cắt cổ’ – cấm vận, trừng phạt trở thành công cốc
Kêu gọi cấm vận dầu nhập khẩu từ Nga nhưng EU lại buộc phải nhập khẩu một lượng lớn dầu diesel từ Ấn Độ – quốc gia đang tích cực mua dầu Nga với giá rẻ, lọc dầu và đem bán kiếm lời. Nếu châu Âu áp dụng các biện pháp trừng phạt chính thức đối với dầu thô và nhiên liệu của Nga, giá có thể sẽ tăng và Ấn Độ tiếp tục thu lợi lớn từ việc lọc dầu của Nga thành nhiên liệu, sau đó bán sang châu Âu để kiếm nhiều tiền hơn.
Nguồn: http://ttvn.toquoc.vn/kho-nhu-eu-dau-nga-vong-qua-an-do-roi-lai-cap-ben-chau-au-voi-gia-cat-co-cam-van-trung-phat-tro-thanh-cong-coc-42022144143214753.htm
  1. Dầu mỏ của Nga đang ‘ngấm dần’ các đòn trừng phạt
Ngành dầu mỏ của Nga, ngành kinh tế quan trọng bậc nhất, đem lại nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nga, đã có dấu hiệu ”chững lại” khi các khách hàng phương Tây xa lánh dòng dầu của Nga. Ngành này đang hứng chịu những tác động đầu tiên từ các lệnh trừng phạt và cấm vận từ phương Tây: sản lượng giảm, tồn kho tăng, xuất khẩu bị đình trệ. Trong khi đó, Matxcơva đang cố gắng để thay thế doanh số bị mất ở phương Tây bằng doanh số tại các thị trường châu Á mới nổi.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/luon-manh-mieng-canh-bao-eu-nhung-dau-mo-cua-nga-lai-dang-ngam-dan-cac-don-trung-phat-42022184134632757.htm
  1. Biến nickel thành pin xe điện, Indonesia muốn đưa ngành khai thác mỏ lên một tầm cao mới
Indonesia là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản và một trong số đó bao gồm niken, một nguyên liệu quan trọng trong sản xuất xe điện. Quốc gia này đang nỗ lực đưa ngành khai thác này phát triển hơn nữa, từ đó giúp ngành kinh tế nước này phát triển lên một tầm cao mới. Cụ thể, Indonesia không muốn xuất khẩu thô mà thay vào đó tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp hạ nguồn. Các hoạt động trong ngành công nghiệp hạ nguồn liên quan đến việc chế biến nguyên liệu thô thành những sản phẩm hoàn chỉnh để tạo ra giá trị gia tăng.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/bien-nickel-thanh-pin-xe-dien-indonesia-muon-dua-nganh-khai-thac-mo-len-mot-tam-cao-moi-4202214413595941.htm
  1. Hàn Quốc: Công ty Family phát triển món tráng miệng thuần chay phục vụ tại sân bay
Family là một trong những doanh nghiệp tham gia ‘Dự án xúc tiến khởi nghiệp 3K + sân bay Incheon’ được Incheon Technopark (Incheon TP) hỗ trợ.  Để nhiều người nước ngoài tại sân bay có thể cảm nhận được xu hướng thuần chay “Healthy pleasure”, công ty đã phát triển món tráng miệng chay như một giải pháp để giải quyết vấn đề thiếu hụt thực đơn chay tại sân bay và đang chuẩn bị tung ra gói quà tặng tráng miệng chay hấp dẫn cho khách hàng. Theo công ty, sản phẩm này có thể sử dụng rộng rãi cho cả người theo chủ nghĩa thuần chay hoặc bán chay. Sản phẩm có hàm lượng carbohydrate thấp, vừa bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khỏe nhưng vẫn đảm bảo hương vị thơm ngon
Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/han-quoc-cong-ty-family-phat-trien-mon-trang-mieng-thuan-chay/784133.vnp
  1. Thủ phủ sản xuất xe hơi của Trung Quốc ‘đứng trên bờ vực thẳm’ vì Covid-19
Thượng Hải được mệnh danh là thủ phủ của ngành sản xuất ô tô của Trung Quốc, sản xuất 2,83 triệu xe vào năm 2021, tương đương 10,7% sản lượng toàn quốc tại thị trường xe lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, ngành công nghiệp ô tô của Thượng Hải đang gặp khó khăn chồng chất khi toàn thành phố bị đình trệ trong bối cảnh đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 khiến các nhà sản xuất linh kiện và lắp ráp không hoạt động.
Nguồn: https://vneconomy.vn/thu-phu-san-xuat-xe-hoi-cua-trung-quoc-dung-tren-bo-vuc-tham-vi-covid-19.htm
  1. Đối tác Apple lãi kỷ lục
TSMC, hãng gia công chất bán dẫn lớn nhất thế giới, vừa chia sẻ tình hình kinh doanh rất khả quan trong quý I/2022. Cụ thể, lợi nhuận của hãng sản xuất chip đạt 7 tỷ USD, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu của TSMC tăng 35,5% và biên lợi nhuận gộp cũng tăng mạnh 55,6% trong 3 tháng đầu năm. TSMC dự báo doanh thu quý II/2022 sẽ nằm trong khoảng 17,6-18,2 tỷ USD, so với 13,29 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Nguồn: https://zingnews.vn/doi-tac-apple-lai-ky-luc-post1309714.html
  1. CEO Amazon để ngỏ khả năng bán NFT trên nền tảng thương mại điện tử
Hiện Amazon chưa tích hợp tiền điện tử thành một tùy chọn thanh toán của mình, nhưng khả năng “gã khổng lồ” bán lẻ trực tuyến bán các token không thể thay thế (NFT) là rất có thể xảy ra trong tương lai.
Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/ceo-amazon-de-ngo-kha-nang-ban-nft-tren-nen-tang-thuong-mai-dien-tu/784022.vnp
  1. Giá cao su tăng dựng đứng, cao nhất 13 tháng
Thị trường cao su bị ảnh hưởng sau khi OPEC cho rằng thế giới sẽ không thể thay thế được khoảng 7 triệu thùng dầu và các chất lỏng khác mỗi ngày bị mất từ Nga.Theo Trading Economics, giá cao su tự nhiên tương lai tại Nhật Bản ngày 15/4 là 284 yên/kg (2.250 USD/tấn), tăng 3,4% so với ngày hôm qua, cao nhất kể từ tháng 3/2021 vì nguồn cung thắt chặt. 
Nguồn: https://ndh.vn/nguyen-lieu/gia-cao-su-tang-dung-dung-cao-nhat-13-thang-1313785.html
  1. Sầu riêng không có gai: Kết quả sau 12 năm nỗ lực của các nhà khoa học Indonesia
Đây là một loài sầu riêng do các nhà khoa học của Bộ Nông nghiệp Indonesia lai tạo thành công sau 12 năm nỗ lực bền bỉ, thay vì có lớp gai nhọn và cứng như thông thường thì loại sầu riêng này lại có vẻ ngoài giống một trái… dưa hơn với bề mặt da trơn láng. Hơn nữa phần vỏ của loài sầu riêng này mỏng hơn một chút so với các loài sầu riêng thông thường và chúng lại có vị ngọt hơn. Từ đó cho phép người ăn có thể dễ dàng tách vỏ ra mà không bị gai đâm như các loài sầu riêng khác.
Nguồn: https://phapluat.suckhoedoisong.vn/sau-rieng-nhung-lai-khong-co-gai-ket-qua-sau-12-nam-no-luc-cua-cac-nha-khoa-hoc-indonesia-162221704210010061.htm
  1. Các nhà khoa học Nhật Bản chế ra loại đũa ‘thần kỳ’ có khả năng tạo ra vị muối
Lần đầu tiên được phát minh, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát triển loại đũa tạo ra vị muối nhân tạo, như một phần trong nỗ lực giảm mức natri trong một số món ăn phổ biến của quốc gia này. Đũa hoạt động bằng cách sử dụng kích thích điện và một máy tính mini đeo trên cổ tay của người ăn. Theo Homei Miyashita, giáo sư tại Đại học Meji ở Tokyo, thiết bị này truyền các ion natri từ thức ăn, qua đũa, đến miệng – nơi chúng tạo ra cảm giác mặn. Loại đũa đặc biệt này được hợp tác sản xuất bởi nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống Kirin.
Nguồn: http://ttvn.toquoc.vn/cac-nha-khoa-hoc-nhat-ban-buoc-phai-che-ra-loai-dua-than-ky-nay-de-tri-thoi-quen-an-man-vo-doi-cua-nguoi-dan-ve-viet-nam-chac-chan-thanh-hang-hot-42022194161119574.htm
  1. Giá khí đốt tự nhiên tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2008
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tăng 9% lên 7,96 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (BTU) trong giao dịch gần đây. Đó là mức giá cao nhất kể từ tháng 9/2008 và diễn ra sau khi khí đốt tự nhiên tăng 16% trong tuần trước. Khi vùng Đông Bắc Mỹ hứng chịu một đợt tuyết dày đặc biệt hiếm trong tháng 4 và tồn kho khí đốt tự nhiên dưới mức trung bình, mức tăng đáng kể khiến giá khí đốt tự nhiên tăng 113% kể từ cuối năm ngoái.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/gia-khi-dot-tu-nhien-tang-len-muc-cao-nhat-ke-tu-nam-2008-42022194151332651.htm
  1. Muốn chuyển đổi năng lượng để ‘thoát’ khỏi Nga, châu Âu phải phụ thuộc vào các kim loại quan trọng của Trung Quốc
Theo trang DW, ngay cả khi EU cố gắng cắt giảm nguồn cung cấp năng lượng từ Nga, khối này cũng còn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc khi quốc gia này cung cấp rất nhiều kim loại công nghiệp và đất hiếm. EU cần những nguyên liệu cho turbine gió, xe điện, pin mặt trời và chất bán dẫn. Điều này có nghĩa là trong tương lai Trung Quốc có thể gây ra một cơn đau đầu lớn khác cho Liên minh châu Âu. Quốc gia châu Á xuất khẩu nhiều nguyên liệu thô không thể thiếu cho các ngành công nghiệp định hướng tương lai. 
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/tranh-vo-dua-gap-vo-dua-muon-chuyen-doi-nang-luong-de-thoat-khoi-nga-chau-au-phai-phu-thuoc-vao-cac-kim-loai-quan-trong-cua-trung-quoc-42022194101814890.htm
  1. Giống cây trồng chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới đang chờ cấp phép thương mại
Tại Trung Quốc vào cuối tháng 3/2022, Công ty Công nghệ nông nghiệp Origin Agritech và Trường Đại học Nông nghiệp Trung Quốc đã nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho giồng ngô chỉnh sửa gen. Đây là giống cây trồng chỉnh sửa gen đầu tiên, với 6 đặc tính chỉnh sửa gen có khả năng tăng năng suất cây ngô một cách đáng kể.
Nguồn: https://vneconomy.vn/giong-cay-trong-chinh-sua-gen-dau-tien-tren-the-gioi-dang-cho-cap-phep-thuong-mai.htm
  1. Chính phủ Thái Lan cam kết chuyển đổi để hướng tới xây dựng nền công nghiệp thực phẩm công nghệ cao
Chính phủ Thái Lan vừa cam kết sẽ theo sát kế hoạch chuyển đổi số quốc gia cho các công ty thực phẩm và nông nghiệp nội địa trong năm nay, với sự tập trung chủ đạo hướng đến dữ liệu big data, nông nghiệp thông minh, thương mại điện tử và phát triển kinh doanh nông sản.
Cụ thể về mảng nông sản, Thái Lan muốn hướng đến nền nông nghiệp định hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường; với hệ thống thương mại đa kênh trên quy mô toàn quốc; ứng dụng các công nghệ hiện đại trong toàn chuỗi cung ứng để đảm bảo 3 tiêu chí: an toàn, đảm bảo an ninh lương thực và bền vững; đồng thời xây dựng và phát triển những mô hình thương mại nông sản mới mẻ và  hiệu quả.
Nguồn: https://www.foodnavigator-asia.com/Article/2022/04/18/thailand-pledges-to-step-up-transformation-of-food-and-agri-sector
  1. Google thành lập trung tâm phát triển sản phẩm đầu tiên ở châu Phi
Ngày 20/4, Google cho biết đang đầu tư vào trung tâm phát triển sản phẩm đầu tiên của châu Phi ở thủ đô Nairobi của Kenya để phục vụ lượng người dùng internet ngày càng tăng trên lục địa này. Công ty có trụ sở tại California cho biết, vào cuối thập kỷ, lục địa này sẽ có 800 triệu người dùng internet, chiếm 1/3 dân số trẻ trên thế giới, khiến nó trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn.
Nguồn: https://nhandan.vn/thong-tin-so/google-thanh-lap-trung-tam-phat-trien-san-pham-dau-tien-o-chau-phi-693833/
  1. Giá trái cây nội địa tại Trung Quốc tăng cao
Vào đầu tháng tư này, giá trung bình của trái cây nội địa Trung Quốc đạt mức cao kỉ lục so với cùng kì trong vòng 10 năm. Theo dữ liệu của Bộ Nông Nghiệp và Nông Thông Trung Quốc, mức giá trung bình của 6 loại trái cây được theo dõi là 7.14 nhân dân tệ (1.12 USD), tăng 3% so với tuần trước và tăng 9,9% so với cùng kì năm ngoái.
Giá trái cây nội địa sẽ còn tiếp tục tăng cao trong bối cảnh cung không đủ cầu, vì sản lượng trái cây nội địa có xu hướng giảm vào giai đoạn giữa tháng 3 và tháng 6, trong khi nguồn nhập khẩu bị hạn chế do các chính sách kiểm soát dịch khắc nghiệt và nhu cầu tích trữ trái cây của người dân tăng cao trước nỗi lo phong tỏa.
Nguồn: https://www.producereport.com/article/domestic-fruit-prices-rising-apples-bananas-hit-10-year-highs
TIN TỨC TRONG NƯỚC
  1. Doanh nghiệp đói nhân sự: Chuyển đổi số hay là chết?
Nhân công ngày càng khan hiếm, đắt đỏ buộc các doanh nghiệp phải gấp rút chuyển đổi số nếu muốn tồn tại giữa thương trường khắc nghiệt. Nếu không chuyển đổi số, nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp địa phương sẽ thua thiệt rất nhiều khi phải đối mặt với sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt từ việc tuyển dụng nhân sự, cạnh tranh sản phẩm, thương hiệu với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.
Nguồn: https://vtc.vn/doanh-nghie-p-do-i-nhan-su-chuye-n-do-i-so-hay-la-che-t-ar670103.html
  1. Bộ Công Thương đề nghị thu hồi sản phẩm kẹo trứng Kinder Surprise của nhãn hiệu Ferrero
Ngày 13/4, Bộ Công Thương đã có công văn gửi tới các đơn vị liên quan nhằm phối hợp rà soát thu hồi sản phẩm kẹo trứng Kinder Surprise do nghi ngờ nhiễm khuẩn Samonella spp.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/bo-cong-thuong-de-nghi-thu-hoi-san-pham-keo-trung-kinder-surprise-cua-nhan-hieu-ferrero-42022154141353504.htm
  1. Đà tăng của giá cả đã được “hãm phanh”
So với cùng kì năm trước, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 1,92%, tức gần bằng một nửa mục tiêu kiểm soát lạm phát cho cả năm là 4%. Để kiểm soát và kìm chế lạm phát, nhiều chính sách, biện pháp đã được thực thi. Trên thực tế, những chính sách này đã tác động tích cực đến mặt bằng giá cả hàng hóa, dịch vụ. Dù còn nhiều thách thức nhưng đà tăng của giá cả đã được hãm phanh.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/da-tang-cua-gia-ca-da-duoc-ham-phanh-2022041511140845.htm
  1. Tương lai ngành ong Việt Nam như thế nào sau phán quyết của Hoa Kỳ?
Mức thuế khoảng 60% thay vì 410% là một tín hiệu tốt giúp mở lại cánh cửa xuất khẩu mật ong Việt Nam sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, mức thuế trên cao gấp gần 10 lần thuế dành cho mật ong cùng phân khúc từ Ấn Độ bởi vậy theo các doanh nghiệp rất khó để mật ong nước ta cạnh tranh được trên thị trường Hoa Kỳ. Theo Hội nuôi ong Việt Nam mức giảm gần 7 lần so với mức thuế sơ bộ ban đầu dành cho mật ong Việt Nam là một kết quả tích cực nhưng trên thực tế lại chưa có ý nghĩa thương mại. Các đối tác nhập khẩu lâu năm tại Hoa Kỳ hiện vẫn chờ đợi kết luận chính thức vào ngày 23/5.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/tuong-lai-nganh-ong-viet-nam-nhu-the-nao-sau-phan-quyet-cua-hoa-ky-20220415090940929.htm
  1. Hà Nội sắp lắp máy bán hàng tự động có trái cây tươi để thay thế hàng rong hè phố
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký, ban hành kế hoạch triển khai lắp đặt máy bán hàng tự động tại các địa điểm công cộng trên địa bàn thành phố đến năm 2025. Theo kế hoạch, máy bán hàng tự động sẽ được lắp đặt tại các địa điểm công cộng như công viên, vườn hoa, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, trường học, bệnh viện, rạp chiếu phim, nhà ga, ga đường sắt đô thị, nhà chờ khách, bến xe, trạm xe buýt, trung tâm thương mại, khu vui chơi, giải trí công cộng… và các địa điểm công cộng khác có tính chất tương tự, phù hợp.
Nguồn: http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/ha-noi-sap-lap-may-ban-hang-tu-dong-co-trai-cay-tuoi-de-thay-the-hang-rong-he-pho-4202215492940539.htm
  1. Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất cho xuất khẩu nông sản Việt Nam
Hoa Kỳ đã trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của nông lâm thủy sản Việt Nam, với kim ngạch lên đến 11,9 tỷ USD trong năm 2021, chiếm 27,5% thị phần trong tổng giá trị hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Trong 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Hoa Kỳ đạt tới 3,5 tỷ USD và còn rất nhiều dư địa tăng trưởng trong thời gian tới.
Nguồn: https://vneconomy.vn/hoa-ky-la-thi-truong-lon-nhat-cho-xuat-khau-nong-san-viet-nam.htm
  1. Cùng với TopZone, Thế Giới Di Động đặt mục tiêu doanh thu 1 tỉ USD vào năm 2023
Tới thời điểm hiện tại TopZone đang có tổng cộng 30 cửa hàng với mô hình AAR (Apple Authorized Reseller) tại 15 tỉnh thành trên toàn quốc, đứng đầu về quy mô cửa hàng Apple mono store tại Việt Nam. Trong tương lai, TopZone có kế hoạch mở rộng lên 200 cửa hàng, trở thành đơn vị dẫn đầu về số lượng cửa hàng phân phối sản phẩm Apple chính hãng. Nếu kế hoạch thành hiện thực, cùng với TopZone, Thế Giới Di Động đặt mục tiêu doanh thu 1 tỉ USD vào năm 2023, chiếm ít bậc nhất 40% thị phần Apple tại Việt Nam.
Nguồn: https://thitruong.nld.com.vn//tieu-dung/cung-voi-topzone-the-gioi-di-dong-dat-muc-tieu-doanh-thu-1-ti-usd-vao-nam-2023-20220416185044682.htm
  1. Giá lợn hơi tăng đồng loạt, tiến sát mốc 60.000 đồng/kg
Sau đà giảm mạnh từ cuối năm ngoái, giá lợn hơi đang có dấu hiệu khởi sắc trở lại trong những ngày gần đây. Đặc biệt, trong tuần này, giá lợn hơi trên 3 miền cả nước đồng loạt tăng, đưa giá lợn hơi chạm sát ngưỡng 60.000 đồng/kg.
Nguồn: https://tienphong.vn/gia-lon-hoi-tang-dong-loat-tien-sat-moc-60-000-dong-kg-post1431484.tpo
  1. Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao chưa từng có, người chăn nuôi chọn phương án an toàn nhất là giảm đàn
Trong quý I/2022, chăn nuôi cả nước vẫn gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, giá nguyên vật liệu đầu vào ở mức cao, giá TACN biến động mạnh, thêm vào đó là giá xăng dầu tăng cao đã gây áp lực đến các hoạt động chăn nuôi cả nước. Đầu vào tăng cao nhưng sản phẩm bán ra đang ở mức thấp buộc người chăn nuôi phải giảm đàn, làm ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi heo trong nước.
Nguồn: https://nhipsongkinhdoanh.vn/gia-thuc-an-chan-nuoi-tang-cao-chua-tung-co-nguoi-chan-nuoi-chon-phuong-an-an-toan-nhat-la-giam-dan-post3096144.html
  1. Người trồng thanh long càng làm càng lỗ
Người trồng thanh long ở Bình Thuận nói riêng và cả nước nói chung lâm vào cảnh khó khăn, đặc biệt ở vùng trồng thanh long trái vụ, cần phải chong đèn. Mỗi giai đoạn chong đèn, 1 ha thanh long tốn khoảng 50 – 60 triệu đồng chi phí tiền điện, chưa kể các nguyên liệu đầu vào như phân bón, nhân công đều tăng cao, nên khó lại càng thêm khó. Không chỉ nhà vườn bị thua lỗ, mà các chủ vựa thu mua thanh long cũng không tránh khỏi bị thiệt hại về kinh tế.
Thực tế hiện nay, hơn 90% thanh long tươi xuất khẩu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Do đó, mỗi khi phía Trung Quốc siết chặt cửa khẩu, việc sản xuất của nông dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng do hàng hóa ứ đọng, giá giảm mạnh.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/nguoi-trong-thanh-long-cang-lam-cang-lo-20220418103250719.htm
  1. Nông dân Sơn La phấn khởi vì mận đầu mùa được giá
Tuy mới đầu vụ nhưng nông dân thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La đã bán được hơn 1.700 tấn quả mận tươi với giá cao. Mận đầu vụ được thương lái thu mua giá cao, như  mận tam hoa dao động từ 20.000 – 30.000 đồng/kg tùy từng loại quả; hiện vào vụ, mận tam hoa bán trung bình là 10.000 đồng/kg; mận hậu có giá bán dao động từ 20.000 – 30.000 đồng/kg, loại đẹp là 50.000 đồng/kg, tuy nhiên sản lượng bán chưa nhiều.
Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/thi-truong/nong-dan-son-la-phan-khoi-vi-man-dau-mua-duoc-gia-post937857.vov
  1. Thị trường xe máy xăng sụt giảm 3 năm liên tiếp
Theo số liệu cửa Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), thị trường xe máy đã trải qua 3 năm liên tiếp sụt giảm về doanh số. Trong một sự kiện mới đây, ông Suzuki Yasutaka, Tổng giám đốc Công ty Yamaha Việt Nam đã nêu ra 3 nguyên nhân khiến thị trường xe máy sụt giảm. Theo đó, ông Suzuki Yasutaka cho biết chính sách hạn chế số lượng xe máy hoạt động; sự tăng trưởng của thị trường xe điện và việc mở rộng sở hữu ô tô trong nước là những nguyên nhân chính khiến thị trường xe máy Việt Nam sụt giảm trong các năm qua.
Nguồn: https://ictnews.vietnamnet.vn/kham-pha/tong-giam-doc-yamaha-chi-ra-3-nguyen-nhien-khien-thi-truong-xe-may-viet-nam-sut-giam-409014.html
  1. Việt Nam tăng cường nhập khẩu than từ Nam Phi
Các doanh nghiệp lớn Việt Nam hiện đang tìm kiếm nguồn than nhập khẩu từ Nam Phi phục vụ sản xuất điện và sản xuất công nghiệp trong nước. Nhiều năm qua, Việt Nam đã nhập khẩu than từ nước này và trở thành 1 trong 5 đối tác nhập khẩu than lớn nhất của Nam Phi trong năm 2019, 2020. Thông tin từ Bộ Công Thương cho thấy, nhu cầu nhập khẩu than của Việt Nam ngày càng cao, dự báo khoảng gần 47 triệu tấn than trong năm 2025 và lên đến 124 triệu tấn vào năm 2045.
Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/viet-nam-tang-cuong-nhap-khau-than-tu-nam-phi-20220418082242171.htm
  1. 4 mặt hàng gỗ Việt Nam có nguy cơ bị Mỹ áp phòng vệ thương mại
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam sang Mỹ liên tục tăng trưởng và ước đạt 8,8 tỷ USD năm vừa qua. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý về nguồn gốc xuất xứ gỗ nguyên liệu để tránh nguy cơ bị áp phòng vệ thương mại tại thị trường này.
Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, trong danh sách cảnh báo sản phẩm có nguy cơ bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp hoặc biện pháp phòng vệ thương mại, có 11 sản phẩm thì có đến 4 sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ bắt đầu từ năm 2022.
Nguồn: https://mekongasean.vn/4-mat-hang-go-viet-nam-co-nguy-co-bi-my-ap-phong-ve-thuong-mai-post5407.html
  1. Đầu năm 2022 Việt Nam nhập khẩu gần 90.000 tấn thịt
Theo Bộ Công Thương, Việt Nam nhập khẩu khoảng 87.810 tấn thịt và các sản phẩm từ thịt trong 2 tháng đầu năm 2022, chủ yếu từ thị trường Ấn Độ. Về giá trị nhập khẩu, trong 2 tháng đầu năm 2022 Việt Nam nhập khoảng 197 triệu USD thịt và các sản phẩm từ thịt, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2021. Có 39 thị trường xuất khẩu mặt hàng này vào Việt Nam, trong đó Ấn Độ là thị trường lớn nhất đạt 25.680 tấn chiếm 29,2%, trị giá 77,9 triệu USD (tăng 9,1% về lượng và tăng 2,4% về trị giá).
Nguồn: https://mekongasean.vn/dau-nam-2022-viet-nam-nhap-khau-gan-90-000-tan-thit-post5517.html
  1. Xoài Úc trồng tại Cam Lâm rớt giá mạnh
Hiện nay, “thủ phủ xoài Úc” của Nam Trung Bộ là huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đang vào mùa thu hoạch rộ nhưng giá lại giảm mạnh, nông dân rất khó khăn. Nguyên nhân chính là do thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc đóng băng.
Ông Trần Văn Mười, chủ vựa xoài Trường Lan, cho biết năm ngoái giá xoài loại 1 là 35.000 – 40.000 đồng/kg thì nay chỉ còn 10.000 – 12.000 đồng/kg, còn xoài loại 3 chỉ trên dưới 2.000 đồng/kg.
Nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/xoai-cam-lam-rot-gia-manh-20220417193848901.htm
  1. Nông sản Việt có thể “góp gió thành bão” xây dựng thương hiệu chung
Thông tin từ các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài cho thấy, nông sản Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường quốc tế thường gặp các vấn đề về rào cản kỹ thuật, quy định an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng. Đặc biệt, doanh nghiệp Việt thường lúng túng trong xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, tiếp cận thị trường. Từ yêu cầu đó, ông Mã Thanh Danh  (Phó Tổng giám đốc CTCP KIDO) đưa ra 3 khuyến cáo cần sớm thực hiện để có thể gia tăng giá trị cho nông sản Việt: Tư duy lại công tác nghiên cứu thị trường, vừa đủ sâu vừa đủ bao quát; đầu tư lại vấn đề kỹ thuật và công nghệ; thay đổi cách làm thị trường, cách làm hình ảnh để hướng đến xây dựng một thương hiệu.
Nguồn: https://mekongasean.vn/nong-san-viet-co-the-gop-gio-thanh-bao-xay-dung-thuong-hieu-chung-post5391.html
  1. Đồng Tháp đăng cai kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Với mục tiêu tạo ra một diễn đàn quảng bá sản phẩm OCOP, Bộ NN&PTNT phối hợp cùng UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức thí điểm lần đầu tiên Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP cho khu vực ĐBSCL năm 2022, hướng đến trở thành một sự kiện thường niên.
Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP của vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại Đồng Tháp diễn ra từ ngày 28/4 – 3/5, với chủ đề “Liên kết cùng phát triển – Đồng Tháp 2022”. Sự kiện nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc trưng, tiềm năng và thế mạnh về sản phẩm OCOP của mỗi vùng, khơi gợi sự liên kết với tiềm năng du lịch gắn kết với địa phương.
Nguồn: https://mekongasean.vn/dong-thap-dang-cai-ket-noi-san-pham-ocop-vung-dong-bang-song-cuu-long-post5549.html
  1. Xuất khẩu dệt may, giày dép của Việt Nam tăng trưởng cao tại Mỹ và EU
Các doanh nghiệp dệt may, giày da đang phục hồi trong quý I/2022, trong đó kim ngạch xuất khẩu riêng sản phẩm dệt may đã đạt 8,6 tỷ USD, tăng 20%  so với cùng kỳ và Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Nguồn: https://mekongasean.vn/xuat-khau-det-may-giay-dep-cua-viet-nam-tang-truong-cao-tai-my-va-eu-post5522.html
  1. Thủy, hải sản miền Tây khan hiếm, tăng giá gần gấp đôi
Hơn một tuần qua, thị trường thủy, hải sản tươi sống ở vài tỉnh miền Tây có sự biến động khi cua biển và một số loại cá đặc sản ở miền Tây đang khan hiếm khiến giá tăng cao. Trong đó, cá kèo và cá khoai là đặc sản tại Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu đã trở nên hút hàng, cung không đủ cầu.
Nguồn: https://zingnews.vn/thuy-hai-san-mien-tay-khan-hiem-tang-gia-gan-gap-doi-post1310665.html
  1. Ba tháng đầu năm, cá tra Việt Nam xuất khẩu đạt 646 triệu USD
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu (XK) cá tra những tháng đầu năm 2022 hồi phục mạnh, riêng tháng 3 đạt 261 triệu USD, tăng 80% so với cùng kỳ năm trước. Ở hầu hết các thị trường XK lớn, giá trị XK cá tra đang tăng trưởng dương từ hai tới ba con số và xu hướng lạc quan này được dự báo sẽ tiếp tục trong quý II khi nhu cầu tiêu thụ gia tăng và ổn định do giá cạnh tranh.
Nguồn: https://tienphong.vn/ba-thang-dau-nam-ca-tra-viet-nam-xuat-khau-dat-646-trieu-usd-post1431899.tpo
  1. Doanh nghiệp thủy sản trước cơ hội bứt tốc
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính chung 3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản cả nước ước đạt 307 nghìn tấn, đạt 2,41 tỷ USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 38,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Kết quả này cho thấy ngành thủy sản Việt Nam có khả năng phục hồi nhanh với nhiều nhà cung cấp thủy sản đã chuyển hướng thành công các chiến lược kinh doanh, hướng đến các kênh bán lẻ và thương mại điện tử để tăng cường kết nối và mở rộng khách hàng.
Nguồn: https://vneconomy.vn/doanh-nghiep-thuy-san-truoc-co-hoi-but-toc.htm
  1. Cà phê xác lập kỷ lục mới về kim ngạch xuất khẩu
Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam trong quý đầu năm 2022 đạt mức 2.230 USD/tấn, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhờ giá xuất khẩu tăng mạnh, đã đưa kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng tới 60,2% và lập mức kỷ lục cao nhất tính theo quý.
Nguồn: https://vneconomy.vn/ca-phe-xac-lap-ky-luc-moi-ve-kim-ngach-xuat-khau.htm
  1. Việt Nam nâng cấp hệ thống an toàn thực phẩm với sự hỗ trợ từ Hàn Quốc
Hàn Quốc vừa hoàn tất 2 giai đoạn đầu tiên trong quá trình hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mới cho Việt Nam, dựa trên những công nghệ và dữ liệu có được từ thị trường nội địa của mình. Hệ thống này được xây dựng dựa trên mô hình hiện đang được sử dụng bởi Bộ An Toàn Thực Phẩm và Dược Phẩm Hàn Quốc, bao gồm một mạng lưới tích hợp các thông tin về an toàn thực phẩm, một hệ thống quản lý thông tin từ các phòng nghiên cứu, một cổng thông tin đại chúng và một cổng thông tin hành chính tổng thể.Nguồn: https://www.foodnavigator-asia.com/Article/2022/04/14/vietnam-food-safety-systems-upgraded-with-tech-help-from-south-korea 
  1. Người nuôi tôm hùm ở Phú Yên thiếu vốn tái sản xuất sau thiên tai bất thường
Đợt áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn bất thường vào cuối tháng 3 vừa qua gây thiệt hại nặng nề về sản xuất nông nghiệp ở khu vực miền Trung. Tại tỉnh Phú Yên, gần 2.500 lồng tôm hùm nuôi với 600.000 con tôm đang thời kỳ xuất bán bị sóng đánh dạt bờ hoặc cuốn trôi. Nhiều gia đình lâm cảnh nợ nần. Ông Huỳnh Tấn Khoa, Chủ tịch UBND huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên cho biết, phần lớn các hộ nuôi tôm hùm đều vay vốn ngân hàng. Hiện nay, nhiều hộ gặp khó khăn về vốn để tiếp tục vụ nuôi mới trở lại.Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/nguoi-nuoi-tom-hum-o-phu-yen-thieu-von-tai-san-xuat-sau-thien-tai-bat-thuong-post938322.vov 
  1. Hàng hóa thông quan “nhỏ giọt” qua Lào Cai
Sau thời gian dài tạm dừng hoạt động xuất nhập khẩu theo đề nghị từ phía Trung Quốc, hàng hóa bắt đầu có thể thông quan qua Lào Cai, nhưng trong trạng thái “nhỏ giọt” với số lượng khiêm tốn khoảng 20 – 30 xe mỗi ngày, chưa bằng 1/10 so với trước kia,do yêu cầu ngặt nghèo về phòng dịch ở bên kia biên giới.Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/hang-hoa-thong-quan-nho-giot-qua-lao-cai-post938217.vov 
TIN TỨC VỀ XU HƯỚNG XANH – SẠCH – THỰC PHẨM TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH
  1. Công ty nghiên cứu công nghệ cho ngành thịt thực vật thu hút được nguồn vốn lớn từ các nhà đầu tư
Vừa qua, công ty Umiami (Pháp) vừa kêu gọi được 30 triệu USD vốn đầu tư khi ra mắt công nghệ phun độ ẩm cao (HME) ứng dụng trong công đoạn tạo hình cho sản phẩm thịt thực vật. Theo công ty, công nghệ mới này hoàn toàn vượt trội so với công nghệ phun độ ẩm thấp hiện đang được các công ty thịt thực vật trên thị trường đang sử dụng, khi có thể tạo ra những miếng thịt dày hơn, cũng như có tỉ lệ sợi, độ dai và vân giống thịt thật hơn.
Nguồn: https://www.foodnavigator.com/Article/2022/04/14/It-s-all-about-the-whole-cuts-alt-meat-start-up-reveals-tech-is-key-as-it-celebrates-largest-ever-fund-raise
  1. Nước uống chức năng với hàm lượng calorie thấp đang là xu hướng tại Thái Lan
Công ty thức uống dinh dưỡng QminC tại Thái Lan đang tạo ra một xu hướng mới trên thị trường với dòng sản phẩm nước uống đóng chai có chứa tinh chất Bồng NgaTruật (Finger Root) có tác dụng giảm các triệu chứng nặng và tăng cường sức đề kháng với Covid 19, đồng thời có lượng calorie thấp giúp kiểm soát cân nặng. Sản phẩm này đã được đón nhận rộng rãi tại Thái Lan trong thời gian bùng nổ đại dịch, từ đó công ty đang lên kế hoạch để đưa sản phẩm đến các thị trường quốc tế như Mĩ, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc…
Nguồn: https://www.foodnavigator-asia.com/Article/2022/04/19/functional-drinks-with-low-calorie-count-trending-in-thailand-qminc