Đưa hình ảnh một con ngựa bị cột dây vào ghế trong bài trình bày, ông Alain Goudsmet – Diễn giả TEDx, nhà sáng lập & Chủ tịch Tập đoàn Mentally Fit Global, huấn luyện viên lãnh đạo cao cấp của các tập đoàn đa quốc gia hỏi các doanh nghiệp Câu lạc bộ LBC rằng: “Chúng ta cần đào tạo (training) hay huấn luyện (coaching) với con ngựa này”.
Nhiều dẫn chứng khác cũng được ông Alain Goudsmet chia sẻ trong chương trình Ăn trưa làm việc của Câu lạc bộ LBC ngày 9/5 với chủ đề: “Chuyển dịch năng lực lãnh đạo”.
Những dẫn chứng mà ông Alain Goudsmet đều đưa ra những thông điệp riêng cho lãnh đạo doanh nghiệp về cách quản trị, huấn luyện nhân viên mình.
Đừng để nhân viên như con ngựa cột dây
Quay lại dẫn chứng về con ngựa cột dây, theo ông Alain Goudsmet con ngựa này cần huấn luyện, bởi nó tự biết mình phải đi như thế nào nên không phải đào tạo.
“Ở đây có một rào cản về mặt tâm lý đang ngăn cản con ngựa khiến nó không giám đi, ứng trong tổ chức mỗi doanh nghiệp cũng thế, nhiều người có kiến thức, kỹ năng, nhưng vì một sự e ngại nào đó, mà họ không thực hành những kỹ năng đó để phát huy bản thân mình.
Nên coaching cũng chính là việc chúng ta có thể “trích xuất” ra những năng lượng, năng lực “tiềm tàng” trong bản thân mỗi người”.
Và phải làm việc này bằng những công cụ và phương pháp luận cụ thể.
Theo cách mà Alain Goudsmet huấn luyện, người lãnh đạo phải truyền cảm hứng cho nhân viên của mình bằng cách nào đó, từ quá khứ, hiện tại và tương lai…để họ có niềm tin.
Theo dõi nhiều doanh nghiệp Việt Nam, ông Alain Goudsmet nhận xét, đa phân nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam chưa làm tốt việc chỉ ra tương lai và truyền cảm hứng cho đội ngũ, đội nhóm mình.
Hầu hết lãnh đạo doanh nghiệp, nhà quản lý chỉ tập trung vào quy trình, quy chuẩn, chưa quan tâm huấn luyện nhân viên, cũng như ít có cơ chế phản hồi, đóng góp ý kiến cho nhau.
Khen ít đi phản hồi nhiều hơn
Bất kỳ một đơn vị, tổ chức nào cũng cần có những đóng gọp ý kiến phản hồi để công việc được tốt hơn.
Người làm huấn luyện phải chuyển biến một sự kiện thành kinh nghiệm để nhân viên có thể tích lũy, học hỏi được từ đó. Sự kiện có thể diễn ra hàng ngày quanh ta, nên cần ngồi lại, đánh giá để trở thành bài học cho mình. Thời điểm mấu chốt ở đây là huấn luyện, để cùng nhau làm mọi việc tốt hơn.
Ông Alain Goudsmet dẫn dụ, trong đường đưa F1, các xe đều có “giây” nghỉ để tối ưu hóa động cơ, với môn bóng rổ, bóng chuyền đều có những phút xin “hội ý”, nhiều môn thể thao khác cũng thế. Và đó là lúc mọi người cần dừng lại để được đưa ra những chỉ đạo tốt hơn.
“Ai là người đưa ra những điều trên, đó là huấn luyện viên. Bởi họ thấy được đội đang bị vấn đề gì để xin tạm nghỉ”, ông Alain Goudsmet nói. Với doanh nghiệp cũng thế, những lúc dừng lại là đội ngũ phải cố gắng, gồm mình để làm tốt hơn. Đây là lúc huấn luyện viên tạo ra áp lực để các cầu thủ cố gắng làm tốt nhất.
Nếu không huấn luyện thì như quả bóng bàn ném xuống nó sẽ nảy lại như cũ. Nên vai trò người lãnh đạo phải truyền cảm hứng để sao cho quả bóng đó mỗi lần nảy luôn cao hơn.
“Muốn như thế cần sự chắc chắn và gắn kết trong một đội nhóm”, ông Alain Goudsmet khẳng định.
Phân tích thêm, ông Alain Goudsmet cho hay, có 2 yếu tố tác động đến sức nảy lên của quả bóng, một là bản thân chất liệu trái banh, chắc, đặc, giống như đội nhóm có gắn kết. Hai là nền trái banh tiếp xúc, càng cứng, độ nảy cao hơn là nền tiếp xúc mềm.
Nói điều này, ông Alain Goudsmet cho rằng, người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp Việt Nam cũng vậy, phải đưa ra những phản hồi mang tính góp ý hơn, không nên khen nhiều. Điều này ngược với hiện nay là người Việt thường khen nhiều hơn phê bình.
Chia sẻ với doanh nghiệp về cách “kiểm tra”, “thử thách” đội nhóm của mình, ông Alain Goudsmet nói, có hai cách, tập trung vào những gì làm tốt, và những gì chưa tốt.
“Chúng ta đều thích sự cải thiện, nhưng cần những lời phản hồi, nhìn thẳng vào điểm yếu, đừng cảm ơn và nói làm tốt rồi”.
Ông Alain Goudsmet cho rằng, số hóa rất quan trọng trong kinh doanh hiện nay, nhưng để làm tốt thì nhà lãnh đạo phải noi gương về việc làm số hóa cho nhân viên mình.
Trần Quỳnh