Từ 27/4 đến 3/5/2019

Câu chuyện tuần này: Chanh leo Quảng Trị đi Pháp

Những lô hàng chanh leo đầu tiên được thu hoạch theo mô hình liên kết sản xuất, phát triển trên địa bàn H.Hướng Hóa (Quảng Trị), đã đạt tiêu chuẩn để “chu du” tận trời Âu, mở ra hướng đi mới cho vùng đất này.

Lãnh đạo ngành nông nghiệp phấn khởi khi thăm vườn chanh leo trĩu quả của nông dân
Huyện miền núi Hướng Hóa có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu phù hợp với nhiều cây trồng, từng được mệnh danh là “thủ phủ” của cây cà phê Arabica, “vương quốc” của chuối và cũng là nơi “ươm mầm” cho cây mắc ca. Giờ đây, vùng đất có nhiệt độ bình quân cả năm khoảng 220C này mở ra “cơ hội” mới cho cây chanh leo.
Tháng 5.2018, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị ký biên bản hợp tác trồng và thu mua chanh leo với UBND H.Hướng Hóa và Công ty CP Nafoods Tây Bắc. Trên cơ sở đó, tháng 6.2018, Chi cục Trồng trọt – Bảo vệ thực vật (TT-BVTV) Quảng Trị triển khai dự án phát triển chanh leo với quy mô 12 ha tại 3 xã Hướng Phùng, Tân Liên, Tân Lập.
Theo bà Nguyễn Hồng Phương, Chi cục trưởng Chi cục TT-BVTV Quảng Trị, đơn vị đã tập huấn, hướng dẫn, theo dõi, giám sát mô hình theo quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt. Trong khi đó, phía Công ty CP Nafoods Tây Bắc sẽ cho các nhóm hộ ứng trước 50% giá giống và thanh toán vào cuối vụ thông qua khấu trừ sản phẩm bán quả chanh leo. Công ty cũng cam kết thu mua 100% sản phẩm theo giá thị trường
Ông Lê Hoài Hưng, Giám đốc Công ty CP Nafoods Tây Bắc, cho biết đã mua khoảng 2 tấn chanh leo tươi đầu tiên tại H.Hướng Hóa và đưa về nhà máy chế biến thành sản phẩm. Ông Hưng cũng báo tin, một phần chanh leo thu mua đã được xuất qua Pháp.

A- NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

-Ông Tây nước mắm Didier Corlou: Nước mắm xuất khẩu chỉ nên là cá và muối: Với kinh nghiệm của một đầu bếp lừng danh, sử dụng nước mắm trong nhiều món ăn phục vụ cho các nguyên thủ quốc gia trên thế giới, khi đến Việt Nam, “ông Tây nước mắm” Didier Corlou đã chia sẻ như thế tại hội thảo: “Tìm giải pháp phát triển thị trường cho nước mắm truyền thống Việt” trong khuôn khổ Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao TP.HCM 2019.

-Dàn giám khảo “khủng” chấm thi pha nước chấm 3 miền tại hội chợ HVNCLC TP.HCM 2019: Họ là những tên tuổi lớn trong nền ẩm thực Việt Nam. Điều này đã đem lại sự khích lệ, động viên rất lớn cho các đội thi và khách tham quan hội chợ.

-Đánh thức gia vị Việt: Không hẹn mà gặp, gần 300 loại gia vị khác khắp mọi miền đất nước cùng xuất hiện tại sự kiện thương mại lớn là Hội chợ HVNCLC TP.HCM vào dịp 30/4/2019, tạo nên một không gian gia vị đặc sắc chưa từng có với người dân khu vực Nam bộ.

-Sữa, măng cụt Việt Nam sẽ sang Trung Quốc theo đường chính ngạch: Theo nghị định thư vừa được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, các sản phẩm sữa và sữa sản xuất ở Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường chính ngạch.

-Đột phá từ HTX nông nghiệp kiểu mới. Gần đây đã có hàng chục HTX nông nghiệp ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau… tổ chức cho nông dân chuyển đổi sản xuất từ 2 lúa sang mô hình lúa – tôm

-DOC công bố kết quả cuối cùng thuế chống bán phá giá POR14 với cá tra Việt Nam: Mức thuế cuối cùng này tăng cao hơn nhiều so với kết quả sơ bộ đã được công bố hồi tháng 9/2018. Theo đó, mức thuế cuối cùng của POR14 đối với HUNG VUONG GROUP là 3,87 USD/kg (so với mức 0 USD/kg của kết quả sơ bộ).

-150 thương hiệu cà phê trong và ngoài nước tham gia VietNam Cafe Show: 150 thương hiệu càphê nổi bật trong ngành và các doanh nghiệp quốc tế đã tham gia Triển lãm VietNam Cafe Show 2019, khai mạc ngày 2/5, tại Trung tâm SECC ở TP.HCM.

-Cơ cấu ngành mía đường theo chuỗi giá trị. Ngành mía đường Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn do không cạnh tranh lại với đường nhập lậu. Trong tiến trình hội nhập, ngành mía đường sẽ lựa chọn hướng đi nào để phát triển bền vững?

-Sự thật việc HAGL bán 20.000 ha đất cho Thaco: Trước thông tin Công ty cổ phần nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG) bán 20.000 ha đất tại Campuchia cho Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco), chia sẻ với báo chí ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch hội đồng quản trị HNG cho biết, thực chất đây là hoạt động chuyển nhượng công ty con. Và đây là sự thật việc HAGL bị thu hồi đất cao su tại Campuchia

-Vingroup rót 1.000 tỷ đồng thành lập VinBus tham gia lĩnh vực vận tải hành khách: Vingroup cho biết VinBus sẽ sử dụng 100% xe buýt điện. Trước mắt, công ty sẽ đưa vào vận hành 3.000 xe buýt điện do hãng xe VinFast sản xuất. Quỹ bóng đá thuộc VinGroup mua đội bóng châu Âu dự Champions League

-Cao tốc Bắc – Nam: Cửa hẹp cho nhà đầu tư nội: Điều kiện khá ngặt về tài chính trong hồ sơ mời tuyển có thể khiến nhiều nhà đầu tư trong nước bị “loại từ vòng gửi xe” khi tham gia dự tuyển dự án cao tốc Bắc – Nam phía đông.

-Dự án nhà máy thép ngàn tỷ được bán đấu giá hơn 200 tỷ đồng: Dự án nhà máy thép Vạn Lợi có tổng mức vốn đầu tư ban đầu là hơn 1.700 tỷ đồng. Tuy nhiên, không như kỳ vọng, sau đó dự án bị đình trệ và “bỏ quên”, nhiều trang thiết bị máy móc bị hoen gỉ, khuôn viên dự án cỏ dại mọc um tùm.

-Thua lỗ tiếp tục ‘nhấn chìm’ ngành vận tải biển: Bán trụ sở, bán tàu nhưng nhiều công ty vẫn chưa đủ để trả hết khoản nợ tồn đọng.

-Xót xa ‘đại đô thị’ ngàn tỉ để… thả bò: Các ‘đại dự án’ thu hồi đất nông nghiệp hơn 10 năm nay, ‘đại đô thị’ cắm cọc phân lô, làm đường, xây biệt thự ngàn tỉ rồi bỏ hoang… là những hình ảnh ghi nhận được tại huyện Mê Linh, chỉ cách trung tâm Hà Nội 20km.

-Năng suất lao động ngành chế biến, chế tạo của Việt Nam chỉ bằng 7% Nhật Bản, Hàn Quốc. Năng suất lao động ngành chế biến chế tạo của Việt Nam vẫn chỉ bằng khoảng 1/4 năng suất lao động của Trung Quốc và Malaysia; 1/3 của Indonesia và Philippines; 1/2 của Ấn Độ và Thái Lan và chỉ bằng khoảng 7% của Nhật Bản và Hàn Quốc vào năm 2015.

-Chợ dưới lòng đất Sense Market được tiếp tục hoạt động: Hàng trăm tiểu thương đang kinh doanh ở chợ dưới lòng đất tại công viên 23 Tháng 9 vui mừng khi biết Thành ủy – UBND TP.HCM đã xem xét tạo điều kiện cho chợ được tiếp tục hoạt động ổn định lâu dài cho đến khi thành phố tiến hành xây dựng lại toàn bộ công viên.

-Hơn 4.000 chuyến bay chậm, hủy chuyến trong tháng 4: Tỷ lệ chậm, hủy chuyến chiếm 15,9%, theo  Cục Hàng không VN

B- CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

-Giá xăng tiếp tục tăng mạnh, vượt ngưỡng 22.000 đồng/lít: Mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng 985 đồng, xăng RON 95 thêm 956 đồng sau điều chỉnh từ 16h chiều nay.

-Giá nhân công Việt Nam đang tăng cao: Một báo cáo hồi cuối năm 2018 của WB nói rằng, chi phí nhân công ở Việt Nam vào hàng cao nhất trong các nước ở khu vực Đông Nam Á.

-Doanh nghiệp sản xuất thiệt hại vì “chớp điện”. Các DN trong KCX Tân Thuận đề nghị EVN HCMC khi có sự cố điện xảy ra cần thông báo ngay cho các DN biết nguyên nhân và thời gian khắc phục, để DN chủ động sắp xếp các khâu trong sản xuất kinh doanh.

-Dân TP.HCM khổ sở vì cúp điện 3 lần trong một buổi sáng: Sáng nay 2.5, nhiều khu vực ở TP.HCM bị cúp điện, có nơi đến 3 lần làm cho cuộc sống và sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn trong ngày đầu trở lại làm việc sau kỳ nghỉ lễ kéo dài.

-Bốn tháng, lượng ô tô nhập khẩu đạt 2,4 tỷ USD, tăng tới 95,6%: Mặt hàng ô tô nhập khẩu đạt 2,4 tỷ USD, tăng 95,6%; trong đó ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ thị trường ASEAN tăng tới 619,3%. -Giá ô tô tính lệ phí trước bạ cao nhất hơn 66 tỉ đồng

-Phát triển lan nhiệt đới.  Với khí hậu nóng ẩm, ít bị ảnh hưởng của bão, TPHCM và các tỉnh phía Nam phù hợp với việc trồng lan nhiệt đới như Dendrobium, Mokara, Catleaya, Vanda, Vũ nữ… Trong đó, giống lan Mokara trồng ở TPHCM tăng trưởng và ra hoa tốt hơn trồng tại Thái Lan.

-350 tỷ đồng xây dựng Trung tâm hỗ trợ nông dân Lavifarm. Ngày 26-4, tại xã Bình Phú, huyện Càng Long (Trà Vinh), Công ty Cổ phần Lavifood tổ chức lễ khởi công xây dựng Trung tâm hỗ trợ nông dân Lavifarm. Đây là Trung tâm hỗ trợ nông dân đầu tiên trên cả nước và công bố giải pháp phần mềm hỗ trợ nông dân E-Farm, hiện thực hóa mục tiêu đồng hành phát triển cùng nông dân Việt Nam.

-Gỡ nút thắt cho du lịch Việt: Kiến nghị bỏ visa càng nhiều nước càng tốt Đại diện các doanh nghiệp du lịch cho rằng, visa đang là rào cản lớn nhất đối với việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam…

-Du thuyền hạng sang dồn dập cập cảng Việt Nam: Hàng ngàn du khách quốc tế đang đổ đến VN mỗi tuần từ những con tàu cao cấp, nhưng lượng ngoại tệ khổng lồ từ dòng khách này vẫn đang bị bỏ phí.

-Cơ hội nào cho “mạng di động ảo” Đông Dương Telecom? Giữa một thị trường viễn thông di động gần như đã bão hòa, lại “chạy nhờ” trên hạ tầng mạng của một nhà mạng khác, liệu cơ hội cho mạng ảo Đông Dương Telecom có rộng mở?…

-Nhiều đại gia điện thoại nước ngoài đổ vào Việt Nam: Trước sự trỗi dậy và sức ép cạnh tranh từ các hãng điện thoại Trung Quốc (TQ), nhiều đại gia điện thoại thế giới đã chọn Việt Nam (VN) là cứ điểm sản xuất để cân bằng cạnh tranh, tìm kiếm lợi nhuận.

-Thủ tướng yêu cầu bộ ngành sửa loạt chính sách ưu đãi cho sản xuất ôtô: Bộ Khoa học và Công nghệ được yêu cầu xem xét điều chỉnh khái niệm “lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ôtô và một số linh kiện ôtô” trở thành “ngành sản xuất có hàm lượng công nghệ cao”…

-Vingroup: Mảng bán lẻ tăng trưởng 70%, tổng giá trị hợp đồng bán bất động sản trong quý 1 đạt hơn 12.000 tỷ đồng

-Quỹ bóng đá thuộc VinGroup mua đội bóng châu Âu dự Champions League, cơ hội cho Quang Hải, Công Phượng đối đầu Ronaldo, Messi đang tới gần?

C- HỘI NHẬP

-6 vấn đề kinh tế then chốt được bàn thảo tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân: Chiều 2-5, Diễn đàn kinh tế tư nhân 2019 diễn ra phiên toàn thể với sự tham gia của ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ; ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế Trung ương; Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình.

-Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lắng nghe 2.500 doanh nghiệp tư nhân hiến kế: Người đứng đầu Chính phủ cùng lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, các bộ, ngành và địa phương tham dự phiên toàn thể, đối thoại với gần 2.500 doanh nghiệp tư nhân để góp phần tháo gỡ các rào cản, nút thắt để phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.

-Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể hùng mạnh khi có những doanh nghiệp với năng lực cạnh tranh toàn cầu!

-‘Chính phủ Việt Nam cần làm gương để phát triển kinh tế số’: Hành lang pháp lý Việt Nam hiện được các chuyên gia đánh giá là “chậm 3-5 năm” so với sự phát triển của kinh tế số.

-Xuất khẩu vào CPTPP tăng tới 22,5%. Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, trong 3 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang các nước thuộc thị trường CPTPP tăng tới 22,5% (trong đó có tới 90% là sang Canada và Mexico).

-Chuyển đổi số: Đến lúc không thể chậm trễ: Doanh nghiệp cần một chiến lược và lộ trình chuyển đổi số rõ ràng…

-Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung có thể công bố vào tuần sau: Cuộc gặp vào tuần tới có thể sẽ là vòng đàm phán cuối cùng để khép lại cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung…

-Vì sao loạt ngân hàng quốc tế tẩy chay khách sạn thuộc sở hữu Brunei? Đang có một bản danh sách ngày càng dài các ngân hàng quốc tế cấm nhân viên nghỉ tại các khách sạn thuộc sở hữu của Brunei…

-Malaysia nối lại các dự án hợp tác với Trung Quốc: Malaysia mới đây đã chính thức tuyên bố nối lại hai dự án hợp tác lớn với Trung Quốc, bao gồm dự án xây dựng tuyến đường sắt kết nối bờ biển phía Đông (East Coast Rail Link – ECRL) và dự án khu đô thị kết hợp dịch vụ thương mại tại Bandar (Bandar Malaysia).

-Thái Lan tung gói kích thích kinh tế mới: Gói kích thích kinh tế trị giá 21,8 tỷ baht (khoảng 681 triệu USD) nhằm đối phó với dấu hiệu giảm tăng trưởng kinh tế, đồng thời thúc đẩy tiêu dùng nội địa.

-Campuchia xuất khẩu chuối trực tiếp sang Trung Quốc không qua cảng Việt Nam: 5 công ty của Campuchia vừa được Trung Quốc cho phép xuất khẩu chuối trực tiếp sang thị trường Trung Quốc không phải qua cảng Việt Nam như trước đây.

D-NHÀ NƯỚC & DOANH NGHIỆP

-Giá tăng mạnh, doanh nghiệp xăng dầu vẫn kêu lỗ: Giá xăng dầu đã liên tục tăng trong hai kỳ điều hành tháng 4-2019 nhưng các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu cho rằng mức giá bán lẻ vẫn đang thấp hơn so với giá cơ sở.

-Sử dụng tiền bồi thường của Formosa đầu tư tại 4 tỉnh miền Trung. Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 476/QĐ-TTg ngày 1-5 giao UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế chỉ đạo thực hiện đầu tư các dự án “Xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá” và dự án “Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản” sử dụng khoản tiền bồi thường của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

-Nhiều người lao động vẫn muốn nhận bảo hiểm xã hội một lần: Đó là một trong nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam…

-Cần Thơ đứng chót bảng về bảo vệ động vật hoang dã: Đây là kết quả của “Báo cáo đánh giá hiệu quả xử lý các vi phạm về động vật hoang dã (ĐVHD) gia đoạn 2017 – 2018” tại 6 địa phương, bao gồm Hà Nội, TP.HCM, Thừa Thiên-Huế, Bà Rịa-Vũng Tàu, Khánh Hòa và Cần Thơ.

-Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông lại lỗi hẹn: Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông vẫn lỗi hẹn đưa vào khai thác, vận hành trước 30/4/2019.

Nhóm thông tin hội nhập (Theo BSA)