“Chuyển dịch năng lực lãnh đạo” là gì và những giai đoạn để trở thành nhà lãnh đạo, nhà quản lý, quản trị doanh nghiệp, là nội dung chính trong buổi trò chuyện tháng này giữa Câu lạc bộ LBC với ông Alain Goudsmet –Diễn giả TEDx, Nhà sáng lập & Chủ tịch Tập đoàn Mentally Fit Global. Không chỉ trò chuyện, ông Alain Goudsmet còn mang đến cho doanh nghiệp những thông điệp, giải pháp mà các Tập đoàn đa quốc gia đang huấn luyện Lãnh đạo cao cấp của họ.
Theo ông Alain Goudsmet, chuyển dịch năng lực lãnh đạo doanh nghiệp là một khái niệm khá mới, công cụ quản trị và lãnh đạo đảm bảo yên cầu tối giản để kích hoạt năng lượng đội nhóm, toàn bộ đội ngũ nguồn nhân lực doanh nghiệp để hướng đến mục tiêu chung phát triển chung của công ty. Đặc biệt, với nhiều nhà lãnh đạo và thành viên Ban quản trị cấp cao đến từ gia đình, công ty gia đình có quy mô và là tập đoàn đa quốc gia như Heniken, Tata… nhờ áp dụng những công cụ quản trị và lãnh đạo, mà có thể khơi thông nguồn năng lượng trong đội ngũ nguồn nhân lực phục vụ những định hướng phát triển trong tương lai.
*Tại sao cần bàn về sự dịch chuyển năng lực lãnh đạo?
Ông Alain Goudsmet: Chuyển dịch năng lực lãnh đạo giải quyết những thách thức và trăn trở về người lãnh đạo doanh nghiệp kế thừa và tương lai phát triển của công ty. Hiện nay, tại các doanh nghiệp Việt Nam phổ biến nhiều nhà lãnh đạo chỉ mới dừng lại ở công việc quản lý là chính. Trong đó, các nhà lãnh đạo Việt Nam thường thực hiện lập kế hoạch, triển khai hoạt động hàng ngày, chứ chưa truyền cảm hứng hay truyền năng lượng đến đội ngũ nguồn nhân lực của công ty.
Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam cũng tập trung vào quy trình triển khai hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh… hơn là huấn luyện. Bởi song song với làm việc cùng nhau, thông qua những kỹ năng, đội ngũ nguồn nhân lực cần có cơ chế phản hồi, đóng góp ý kiến để công việc được thực hiện tốt hơn và đạt hiệu quả cao.
WIN: Hiện nay, tại các doanh nghiệp Việt Nam phổ biến nhiều nhà lãnh đạo chỉ mới dừng lại ở công việc quản lý là chính.
*Thế nào là huấn luyện quản trị và lãnh đạo doanh nghiệp?
-Trước tiên cần hiểu “Huấn luyện viên” của các nhà lãnh đạo, nhà quản lý cao cấp không phải là một chức danh, vai trò, vị trí trong doanh nghiệp, mà là một tên gọi chỉ về đội ngũ thực hiện chức năng huấn luyện công cụ quản trị và lãnh đạo. Trong ngành huấn luyện, những công cụ có thể được chuyển thể bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như Anh, Mỹ, EU… với những cách thức tiếp cận khác nhau nhưng chỉ hướng đến một kết quả giống nhau. Bởi trong doanh nghiệp, công cụ quản trị và lãnh đạo cần kích hoạt được năng lượng của đội ngũ người lao động hướng đến đổi mới và phát triển.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phân biệt giữa đào tạo và huấn luyện, bởi không ít tổ chức, cá nhân hay nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Trong đó, có thể hiểu đào tạo là dạy một kỹ năng mới, nhưng huấn luyện lại là hướng dẫn cách áp dụng và thực hành kỹ năng mới đó trong thực tế. Đối với đào tạo thì kết quả là kiến thức, tri thức, kỹ thuật để một người có thể làm được một công việc nhất định.
Còn đối với huấn luyện cần sự tự tin, nhạy bén trong việc triển khai công việc đó. Đáng chú ý nữa, đào tạo tức tiếp thu kiến thức từ bên ngoài, còn huấn luyện đòi hỏi đã được đào tạo và thực hiện những gì được đào tạo để làm một công việc trong thực tế.
*Sự khác biệt các vị trí trong Ban quản trị doanh nghiệp là gì?
-Ở các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có những người được đào tạo kiến thức, tri thức, kỹ thuật… rất tốt nhưng do rào cản tâm lý hay vì một lý do nào đó mà họ không phát huy được những gì đã được đào tạo. Nên cần huấn luyện khơi thông nguồn năng lượng tiềm năng trong nguồn nhân lực của công ty bằng những công cụ quản trị và lãnh đạo cụ thể.
Một vấn đề khác, cần phân biệt giữa sếp và nhà lãnh đạo, trong đó sếp là người ở vị trí trên cùng và là một chức danh, còn nhà lãnh đạo là người liên quan đến thái độ, tư duy… Theo đó, sếp có quyền lực và thâm niên, còn nhà lãnh đạo là người có năng lực và biết truyền đạt năng lượng, cảm hứng cho độ ngũ nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Có thể rất dễ dàng nhận ra hai đối tượng này cũng có sự khác biệt và cần hiểu rõ vị trí để xác định vai trò đúng của họ. Nếu nhà quản lý liên quan đến tổ chức, thực hiện kế hoạch và tập trung vào những công việc hàng ngày, nhà lãnh đạo có tầm nhìn, truyền cảm hứng, kết nối và định hướng ra tương lai mà tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sẽ phát triển.
Trong một số công ty, Ban quản trị doanh nghiệp chỉ thực hiện công việc hàng ngày, không có tầm nhìn, truyền cảm hứng, kết nối và định hướng ra tương lai. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần tự đặt ra bài toán muốn dừng lại ở vị trí nhà quản lý hay trở thành một nhà lãnh đạo.
WIN: Trong một số công ty, Ban quản trị doanh nghiệp chỉ thực hiện công việc hàng ngày, không có tầm nhìn, truyền cảm hứng, kết nối và định hướng ra tương lai
*Vì sao nhà lãnh đạo cần là người tiên phong?
-Hiện nay, một số tổ chức, doanh nghiệp đã và đang tập trung vào chuyển đổi số. Trong bối cảnh doanh nghiệp thực hiện số hóa, vấn đề huấn luyện công cụ quản trị và lãnh đạo càng trở nên rất cần thiết . Đơn cử, hiện nay mọi người vẫn ghi chép bằng giấy bút, nhưng đã và đang có một bộ phận ghi chép bằng máy vi tính, máy tính bảng, điện thoại… thì đây chính là số hóa.
Trong doanh nghiệp, muốn triển khai số hóa trong hoạt động quản trị và lãnh đạo doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nhà lãnh đạo phải trở thành người tiên phong dẫn dắt. Đồng thời, nếu chỉ đưa ra những chủ trương như chúng ta phải xúc tiến, thúc đẩy chuyển đổi số hóa, đi theo công nghệ số… sẽ không đạt được hiệu quả cao bằng việc nhà lãnh đạo phải trở thành điển hình thực tế để đội ngũ nhân lực học hỏi theo.
Việc số hóa, mang lại lợi ích thiết thực cho nhà lãnh đạo và hoạt động quản trị doanh nghiệp. Do đó, người chủ doanh nghiệp khi đã được đào tạo kỹ năng, cần được huấn luyện thêm và thực hiện trong thực tế. Đây là giá trị mà công cụ quản trị và lãnh đạo mang lại cho các tổ chức, cá nhân thông qua huấn luyện.
Có thể trong giai đoạn đầu tiếp cận còn nhiều sai sót và chưa hoàn hảo, nhưng hiệu quả cho doanh nghiệp cũng như chính nhà lãnh đạo doanh nghiệp đó là sự cải thiện năng lực từng bước. Dẫn chứng cụ thể, ông Alain Goudsmet chỉ ra rằng, khi ứng dụng số hóa, chuyển đổi số, nhà lãnh đạo không mất thời gian truyền đạt lại cho nhân viên bằng lời nói, quyết định trong cuộc họp mà bằng những file PDF chính xác những gì nhà lãnh đạo mong muốn các phòng ban thực hiện.
WIN: Việc số hóa, mang lại lợi ích thiết thực cho nhà lãnh đạo và hoạt động quản trị doanh nghiệp
*Nhà lãnh đạo giỏi cần những yếu tố nào?
-Đây là câu hỏi của cả cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu, chứ không chỉ riêng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những bí quyết để trở thành nhà lãnh đạo giỏi là tạo ra được năng lượng cho đội ngũ nguồn nhân lực trong tổ chức, doanh nghiệp.
Từ đó, nhà lãnh đạo và đội ngũ nguồn nhân lực của mình sẽ tạo ra những giá trị và kết quả chung. Song song đó, muốn có kỹ năng của nhà lãnh đạo, doanh nghiệp phải có tầm nhìn, chỉ ra được những chặng đường, hành trình phát triển… và đây là những yếu tố cho thấy sự khác biệt với một nhà quản lý. Ngoài ra, để sở hữu kỹ năng của nhà lãnh đạo phải là người có thể đưa ra được những chiến lược chứ không phải chỉ tập trung vào những công việc hàng ngày.
Hiện nay nhiều công ty đã sử dụng việc vẽ ra những chặng đường trên hành trình xây dựng, hình thành, phát triển và tầm nhìn tương lai của doanh nghiệp. Khi một nhân sự mới được tuyển vào doanh nghiệp, họ có thể tìm hiểu và nắm bắt được hoạt động của công ty và đó là một trong những giải pháp truyền năng lượng, cảm hứng đối với đội ngũ nguồn nhân lực.
Mặc dù vậy, muốn làm được điều này, đòi hỏi một nhà lãnh đạo cho mọi người thấy giá trị hữu hình và vô hình, với những hoạt động thực tế bằng hình ảnh, sản phẩm, thông điệp…
Trong đó, tầm nhìn là dự báo lâu dài mà doanh nghiệp muốn hướng đến trong tương lai, còn tham vọng là kết quả muốn đạt được trong khoảng thời gian nhất định. Chính vì vậy, bằng cách nào đó, dù hữu hình hay vô hình, nhà lãnh đạo cũng phải truyền được năng lượng đến đội ngũ nguồn nhân lực công ty.
Win: một trong những bí quyết để trở thành nhà lãnh đạo giỏi là tạo ra được năng lượng cho đội ngũ nguồn nhân lực trong tổ chức, doanh nghiệp
*Vai trò nhà lãnh đạo trong gắn kết đội ngũ nhân lực là gì?
-Trên thực tế, các hoạt động, vấn đề diễn ra hàng ngày và doanh nghiệp tiếp nhận nó, nhưng để biến những sự kiện, vấn đề này thành kinh nghiệm và trải nghiệm cần phải có vai trò của huấn luyện. Vậy với vai trò của nhà lãnh đạo phải làm thế nào để gắn kết trong một đội nhóm và nhận lại được sự phản hồi từ họ.
Để đội ngũ nhân lực làm việc tốt hơn, nhà lãnh đạo đưa ra những góp ý, chứ không nên chỉ dừng lại ở khuyến khích, khen ngợi. Qua đó, trong những lần sau đội ngũ nhân lực sẽ làm tốt hơn, khắc phục tình trạng của văn hóa ngại thử thách nhau trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra, nhà lãnh đạo đi trước cần tạo ra định hướng để nhà lãnh đạo kế thừa đi theo con đường đó, cũng như không cần gượng ép hay thúc giục họ. Cùng với đó, cần huấn luyện nhà lãnh đạo kế thừa trong những hoạt động thực tế, chia sẻ kinh nghiệm mà mọi người đã tích lũy và học hỏi. Đặc biệt, hãy biến những trải nghiệm thành kiến thức, tri thức, kỹ năng… có thể học hỏi và vận dụng trong tương lai phát triển doanh nghiệp hay hoàn thiện bản thân.
Chỉ có như vậy, kinh nghiệm và trải nghiệm mới trở thành những công cụ giúp nhà lãnh đạo cải thiện và thay đổi cách thức đã và đang thực hiện theo thói quen truyền thống. Đồng thời, hỗ trợ nhà lãnh đạo chủ động hơn trong định hướng và triển khai những chương trình hành động, chiến lược về tầm nhìn và định hướng doanh nghiệp.
*Làm sao khơi thông được năng lượng nguồn nhân lực?
-Để từ một nhà quản lý chuyển sang nhà lãnh đạo, từ đào tạo chuyển sang huấn luyện, doanh nghiệp sử dụng công cụ quản trị và lãnh đạo nhằm tạo nên những giá trị hữu hình, cũng như những phương thức đơn giản. Khi là một nhà lãnh đạo, doanh nghiệp khơi thông năng lượng nguồn nhân lực bằng hình ảnh quá khứ, hiện tại, tương lai của công ty, sản phẩm… Từ đó, tạo ra một môi trường hay văn hóa doanh nghiệp đầy năng lượng và cảm hứng đến đội ngũ nguồn nhân lực. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo nên đưa ra được quyết định nên truyền thông và sử dụng những gì phù hợp để mang lại hiệu quả tích cực.
Mặt khác, muốn quản trị tốt, nhà lãnh đạo phải có sự động viên và tạo động lực cho người khác, trong đó tính hiệu quả với năng lượng luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, hay nói cách khác là tỷ lệ thuận với nhau. Đặc biệt, năng lượng là chìa khóa quan trọng trong khơi thông nguồn năng lượng, mang lại hiệu quả công việc quản trị và lãnh đạo doanh nghiệp. Việc truyền năng lượng không chỉ bằng kiến thức, tri thức, kỹ thuật… mà còn cần bằng trái tim nữa, cũng như cơ thể với sự nhiệt huyết, ngôn ngữ cơ thể.
Đồng thời, khi giao tiếp, truyền năng lượng bằng những cách thức này sẽ phát huy hiệu quả hơn. Khảo sát thực tế, quá trình xây dựng được văn hóa phản hồi (feedback) hiệu quả trong nội bộ các phòng ban chức năng chuyên môn sẽ tạo điều kiện thay đổi tư duy trong quản lý và lãnh đạo, cũng như những mục tiêu khác của công ty.
*Yếu tố nào chỉ về tương lai của doanh nghiệp?
-Liên quan đến vấn đề định hướng tương lai, mọi người thường nghĩ về 3 yếu tố, gồm: tầm nhìn, tham vọng và ưu tiên tương ứng với tương lai dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Trên cơ sở này, quản lý con người là một trong những định hướng tương lai quan trọng của doanh nghiệp, mang lại cơ hội phân bổ nguồn năng lượng phù hợp cho đội ngũ nhân lực.
Vấn đề của nhà lãnh đạo, bên cạnh nhận thức tầm quan trọng, còn phải có giải pháp truyền tải được thông điệp này một cách hữu hình, đơn giản vàn ngắn gọn. Doanh nghiệp cần bắt đầu từ đâu khi quản trị nguồn nhân lực đối mặt với nhiều phòng ban, vị khác nhau, thì doanh nghiệp phải xác định được ý nghĩa của việc huấn luyện hướng đến mục tiêu gì. Tiếp theo đó, ứng dụng quy trình huấn luyện như thế nào phù hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp gặp vấn đề về nội dung thì quay về giải quyết quy trình và ngược lại.
Với phương pháp huấn luyện thực chiến (on-field coaching), các nhà lãnh đạo Tập đoàn đa quốc gia cùng đội ngũ của họ đạt được những mục tiêu quan trong trong môi trường kinh doanh luôn biến động trên phạm vị toàn cầu.
Phương pháp huấn luyện này tạo ra đột phá về hiệu quả kinh doanh trong ngắn hạn, sáp nhập và hợp nhất các công ty, mở rộng thị trường nội địa và đa quốc gia… Đặc biệt, xây dựng đội ngũ nhà lãnh đạo kế cận, chuyển giao giữa các thế hệ nhà lãnh đạo, thúc đẩy văn hóa đổi mới sáng tạo và liên tục cải tiến trên toàn hệ thống để tạo ra lợi thế cạnh tranh tốt hơn cho doanh nghiệp.
Tập đoàn Mentally Fit Global (Đơn vị hỗ trợ các lãnh đạo, quản lý cấp cao và cấp trung tại các Tập đoàn đa quốc gia, sở hữu đội ngũ khoảng 70 Huấn luyện viên) sử dụng phương pháp luận nằm ở 6 chữ S-E-S-A-M-EA:
Simplicity: Tối giản hóa mọi công cụ quản trị nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng thực tiễn xuyên suốt toàn hệ thống.
Energy: Kích hoạt và chuyển hóa mọi nguồn năng lượng của từng cá nhân, đội ngũ trong tổ chức thành sức mạnh tập thể sẵn sàng hành động nhằm đạt được mọi mục tiêu chung.
Sport & Science: Kết hợp độc đáo giữa phương pháp huấn luyện khoa học quản trị đã ứng dụng thành công tại các Tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Action: Thúc đẩy tính kỷ luật và cam kết hành động của từng cá nhân, đội ngũ giúp nâng cao hiệu quả làm việc trên toàn hệ thống theo nguyên tắc “Hành động – Trải nghiệm – Học hỏi – Chia sẻ”.
Measurement: Đưa ra các mục tiêu, tiêu chí cụ thể để đo lường kết quả công việc và thể hiện những mục tiêu, thành tựu để truyền cảm hứng, cũng như thúc đẩy hành động của từng cá nhân, đội ngũ trong tổ chức mỗi ngày
Efficiency: Tập trung vào tính hiệu quả của hành động và giảm thiểu tối đa những “điểm rò rỉ” năng lượng làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh trên toàn hệ thống.
Nhân Phương (Theo BSA)