Home Hàng Việt & Thị trường Chuyển động Dịch vụ thu hộ, cổng thanh toán, ví điện tử là gì?

Dịch vụ thu hộ, cổng thanh toán, ví điện tử là gì?

2413
Ra đời chưa lâu và đã có một vài thương hiệu "chết lâm sàng" nhưng sự có mặt của ví điện tử đã góp phần hoàn thiện dịch vụ thương mại điện tử Việt Nam. Vì điều này mà "cuộc chiến" chiếm thị phần ví online vô tình trở thành ngòi nổ cho thương mại điện tử Việt Nam bước vào thời kỳ bùng nổ.

(Vietnamtimes) – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tổng Công ty truyền thông (VNPT-Media) vừa ký kết hợp đồng hợp tác “cung cấp các dịch vụ thanh toán hiện đại”.

Theo đó, có ba dịch vụ trong lĩnh vực thanh toán – tín dụng được các bên cam kết triển khai, là:

  • Dịch vụ thu hộ (BIDV-VNPT Pay)
  • Dịch vụ cổng thanh toán (BIDV-VNPT Pay)
  • Dịch vụ Ví điện tử (BIDV- VNPT Pay).

Đây được coi là các dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, có tính ứng dụng rộng rãi và phù hợp với thị hiếu, xu thế của người tiêu dùng hiện đại.

Vậy, các dịch vụ trên cụ thể là gì, cách sử dụng ra sao, mang lại tiện ích gì cho người dùng?

Dịch vụ thu hộ BIDV-VNPT Pay: Là dịch vụ cho phép khách hàng thực hiện nạp tiền, thanh toán hàng hóa, dịch vụ do VNPT và các nhà cung cấp dịch vụ hợp tác với VNPT cung cấp thông qua hệ thống kênh thanh toán đa dạng của BIDV (gồm trên 1.000 quầy giao dịch của BIDV trên toàn quốc, ủy quyền thanh toán tự động, BIDV ATM, Internet Banking, Mobile Banking của BIDV).

Dịch vụ cổng thanh toán BIDV-VNPT Pay: Là dịch vụ cho phép khách hàng thực hiện nạp tiền, thanh toán hàng hóa, dịch vụ do VNPT và các nhà cung cấp dịch vụ hợp tác với VNPT cung cấp thông qua hệ thống kênh thanh toán do VNPT-Media phát triển.

Dịch vụ Ví điện tử BIDV- VNPT Pay: Dịch vụ cung cấp công cụ thanh toán được thể hiện dưới dạng một tài khoản điện tử, hỗ trợ người dùng có thể nạp/rút tiền vào ví điện tử và sử dụng số dư ví để mua sắm, thanh toán hàng hóa, nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn ngay trên ứng dụng ví.

Xuất hiện ở Việt Nam từ 2008 nhưng mãi đến năm 2012, ví điện tử mới được coi là một dịch vụ trung gian thanh toán bên cạnh các loại hình khác như thu hộ, chi hộ, dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử. Từ đó đến nay, số lượng ví điện tử đã lên đến hơn 20 nhưng những cái tên thực thụ trên thị trường thì quá ít.

Với cách hợp tác và cho ra đời những dịch vụ này, các bên hy vọng đem đến cho khách hàng tiện ích “thanh toán không dùng tiền mặt”. Qua đó, khách hàng của BIDV có thể dễ dàng tiếp cận sử dụng và thanh toán các dịch vụ của VNPT và ngược lại khách hàng của VNPT dễ dàng trải nghiệm và thanh toán qua tài khoản tại BIDV.

Được biết, VNPT đang có khoảng 30 triệu khách hàng và BIDV có 8 triệu khách hàng. Đây được coi là lợi thế của việc hợp tác trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán và thu hộ cước viễn thông; thu hộ tại các bệnh viện; thu hộ các dịch vụ công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…


Ví điện tử của Jack Ma khiến ngành ngân hàng ĐNÁ khiếp sợ 

Các mảng kinh doanh xưa nay luôn được xem là “béo bở” của các ngân hàng truyền thống đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi một cái tên quen thuộc: Jack Ma!

Suốt 2 tháng vừa qua, khoảng 1.000 nhân viên bán thời gian của ngân hàng DBS Singapore chia nhau đứng ở khắp các trung tâm ăn uống nổi tiếng của cả nước để thuyết phục các chủ cửa hàng sử dụng dịch vụ thanh toán kỹ thuật số PayLah!.

Erica Chiang, 19 tuổi – người thuyết phục được 50 chủ quầy đăng ký sử dụng PayLah! trong 7 tuần làm việc cho DBS cho biết: “Những người bán hàng luôn quan tâm tới tốc độ và họ sợ việc sử dụng PayLah! sẽ tốn thời gian bởi người mua đang xếp hàng rất dài. Tuy nhiên khi dùng thử sản phẩm, họ cảm thấy rất thích thú”.

Việc làm của Chiang tại DBS cho thấy tình trạng chung của các ngân hàng trên khắp Đông Nam Á: Phòng thủ trước Alibaba và dịch vụ thanh toán Alipay!

Thậm chí những ngân hàng tại Trung Quốc, quê nhà của Alibaba còn đang chứng kiến tình trạng tồi tệ hơn. Hiện thị trường thanh toán tại quốc gia đông dân nhất thế giới rơi chủ yếu vào tay Alibaba và Tencent Holdings. Kịch bản tương tự có thể sớm xảy ra tại Đông Nam Á khi Jack Ma đang dần tạo dựng hợp tác trên khắp khu vực này nhằm tiếp cận khoảng 450 triệu người dân vốn có mức độ tiếp cận khá hạn chế đối với dịch vụ ngân hàng. Nếu thành công, tiếp theo Jack Ma sẽ tiếp cận tới cả nhóm khách hàng chủ đạo các ngân hàng truyền thống.

Ông Sandeep Lal, người đứng đầu bộ phận ngân hàng số tại DBS, cho biết: “Chúng tôi xem các công ty công nghệ hàng đầu với những nền tảng lớn là một mối quan ngại đáng kể”.

Vietnamtimes (TH)