Từ 6-12/7/2019

Câu chuyện tuần này:  “Từ thương chiến Mỹ – Trung đến EVFTA: Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội như thế nào?”: 

Hội thảo do Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Câu lạc bộ doanh nghiệp dẫn đầu LBC tổ chức, diễn ra từ 8g30 – 12g00, thứ Ba, ngày 16/07/2019 tới đây, tại sảnh Sunflower A, lầu 1, Khách sạn REX, (số 141 Nguyễn Huệ, Q.1, TP. Hồ Chí Minh).

Với chủ đề: “Từ thương chiến Mỹ – Trung đến EVFTA: Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội như thế nào?”, hội thảo sẽ giúp cho các doanh nghiệp thành viên nắm được những thông tin mới nhất, liên quan đến cuộc chiến Mỹ – Trung, cũng như  EVFTA – Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam.

Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung leo thang và EVFTA vừa được ký, Việt Nam nổi lên là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất. Xung đột thương mại giữa hai cường quốc có khả năng đẩy dòng vốn đầu tư sang Việt Nam, nhưng cũng có thể tác động tiêu cực đến hàng xuất khẩu. Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung cũng có thể gây hại đến mối liên kết giữa Trung Quốc và Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu, trong khi cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của chuỗi này.

Trong khi đó, EVFTA mở ra cả cơ hội, thách thức cho Việt Nam. Hiệp định này khi hiệu lực dự báo sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng lên và mang lại nhiều lợi thế cho các ngành có thế mạnh của Việt Nam.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, trong dài hạn, Việt Nam nên tranh thủ các lợi thế đang mở ra để thực hiện công cuộc đổi mới lần hai, nhằm tiến nhanh và xa hơn. Quan trọng nhất là Việt Nam phải có các sản phẩm “Made by Vietnam” chứ không phải “Made in Vietnam” như hiện nay. (Xem chi tiết tại đây)

-18/7/2019: Tọa đàm “Chiến lược kinh doanh thời đại số”: Chương trình do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao (DN HVNCLC) phối hợp cùng cộng đồng CIO Vietnam tổ chức. Nội dung trên nằm trong chuỗi chương trình “Digitalization for SMEs”. Với chủ đề “Chiến lược kinh doanh thời đại số”, ban tổ chức sẽ chia sẻ nhiều nội dung liên quan, thiết thực cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa: -Nhận dạng chân dung người tiêu dùng hiện đại  +  Hành vi tiêu dùng thời đại số đã khác như thế nào so với trước đây? + Chiến lược kinh doanh thay đổi như thế nào trong thời đại số + -Các câu chuyện thực tế và các chia sẻ kinh nghiệm

-Từ 29/7 đến 1/8: Trại hè Đại sứ hàng Việt tí hon lần thứ 9: Hoạt động thường niên do Hội doanh nghiệp HVNCLC khởi xướng từ năm 2010, với sự đồng hành của CLB doanh nghiệp dẫn đầu (LBC), CLB Đại sứ hàng Việt đã được triển khai tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Đây là hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội của Hội DNHVNCLC nhằm khuyến khích tinh thần học tập của các em. Chương trình Trại hè Đại sứ hàng Việt tí hon lần thứ 9 dự kiến sẽ được tổ chức trong 4 ngày, từ 29/7 đến 1/8 tại TP.HCM cho 100 học sinh nghèo hiếu học. Đến trại hè, các em có những tiết học hiểu thật vui, gặp và nghe các cô chú doanh nhân và nghệ sĩ nổi tiếng kể chuyện về tình yêu hàng Việt, đi thăm các thắng cảnh, đi xem phim và đi mua sắm ở siêu thị, thi vẽ tranh về thiên nhiên…

A – NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

Ngấm ‘thuốc thử’ Big C chưa? Tai nạn từ Big C nên được xem là một liều thuốc thử, qua đó thấy rõ tổng trạng ngành may sẵn của mình. Xác định rõ phân khúc và các nguồn lực mình có để tiếp tục xây dựng kênh phân phối riêng. thị của nước ngoài thật gian nan cho hàng Việt”.

>>Siêu thị lựa hàng lên kệ cũng tính hiệu quả kinh doanh

>>Hàng Việt vào siêu thị: thay đổi để tồn tại

-Lần đầu tiên công bố Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam: Theo nội dung của Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2019, tính đến ngày 31.12.2018, cả nước có 714.755 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước. Nội dung Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2019 gồm những thông tin cơ bản đánh giá mức độ phát triển của doanh nghiệp cả nước và các địa phương giai đoạn 2016-2018. Sách gồm 4 phần: bối cảnh phát triển của doanh nghiệp năm 2018, tổng quan phát triển doanh nghiệp Việt Nam năm 2018 và giai đoạn 2016-2018, các giải pháp phát triển doanh nghiệp, bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển doanh nghiệp năm 2018 và giai đoạn 2016-2018 (toàn quốc), bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển doanh nghiệp năm 2018 và giai đoạn 2016-2018 (địa phương). Dự kiến, ngày 22.7.2019, ấn phẩm Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019 sẽ được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê.

-Cấp bách hoàn thiện pháp lý hàng gắn mác ‘Made in Vietnam’: “Hoàn thiện thể chế pháp lý về ghi nhãn sản xuất “Made in Vietnam” đang là một nhu cầu cấp bách. Hy vọng với sự ra đời của khung pháp lý về vấn đề này, sản phẩm, hàng hóa Việt Nam sẽ tự tin hơn nữa khẳng định chất lượng, chỗ 

-Tuần lễ hàng Việt Nam tại Thái Lan 2019: Từ ngày 23 đến 27/10, tại trung tâm TP Bangkok (Thái Lan) sẽ diễn ra tuần lễ hàng Việt Nam tại Thái Lan 2019. Tuần lễ hàng Việt Nam tại Thái Lan 2019.

-Di động của Bkav, VinSmart đã giới thiệu và mở bán ở thị trường Myanmar,  xa hơn đến tận Tây Ban Nha, mở đường vào châu Âu. Trong chuyến mở đường ra thế giới này còn có Mobiistar, một thương hiệu Việt cũng góp mặt tại thị trường Ấn Độ. 

-Vừa lập hãng bay, Vingroup tuyên bố mở trường đào tạo phi công: Tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cho biết đã thành lập Trường đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành hàng không (VinAviation School) để đào tạo phi công và thợ máy. Mỗi năm, trường này dự kiến đào tạo 400 học viên. >>Lập Vinpearl Air, bao giờ máy bay của Vingroup có thể cất cánh? >> Nikkei: Tham gia hàng không, Vingroup có đang đầu tư quá dàn trải?

-Bamboo Airways tính bay thẳng Mỹ, chuyên gia quốc tế hoài nghi

-Xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2019 đạt gần 4 tỷ USD: Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 6/2019 ước đạt 794 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2019 đạt gần 4 tỷ USD.

-Cá tra Việt “tấn công” thị trường ASEAN, xuất khẩu tăng mạnh: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cá tra Việt sang một số nước ASEAN tăng mạnh… 

-An Giang: Nông dân đang rầu vì giá cá tra tụt thê thảm: Tại An Giang và các tỉnh ĐBSCL, hiện các nhà máy mua cá tra thương phẩm với giá 19.000 – 20.000 đồng/kg. Với giá này, người nuôi lỗ nặng khi giá thành đã ở mức 24.000 đồng/kg.

-Giá ớt cao kỷ lục: Giá ớt thu mua tại vườn có lúc lên tới 100.000 đồng một kg, cao nhất 5 năm trở lại đây.

-Phong Phú sẽ sản xuất hàng cho Zara, H&M, Levis tại Việt Nam: Nếu hàng mẫu tốt và đạt yêu cầu họ sẽ chuyển sang dùng hàng sản xuất tại Việt Nam thay thế hàng nhập. Dự kiến 2020 bắt đầu đi vào sản xuất chính thức.

-Tuần lễ du lịch ở ‘thủ phủ sen hồng’ có gì hay? Với chủ đề “Tình người thắm đượm hồn sen”, Tuần lễ văn hóa du lịch Đồng Tháp 2019 đã khai mạc tối 10-7 và sẽ kéo dài đến 14-7.

B – CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

-Dân số Việt Nam 96 triệu người, đông dân thứ 15 thế giới: Sáng 11/7, Ban Chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc để công bố kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Theo kết quả sơ bộ, tính đến thời điểm ngày 1/4/2019, dân số Việt Nam là hơn 96,2 triệu người.

-Việt Nam chi gần 5 tỷ USD nhập khẩu thép trong nửa đầu năm 2019: Hết 6 tháng, cả nước đã chi khoảng 4,97 tỷ USD để nhập khẩu thép các loại, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái khoảng 7,2% về lượng và 0,8% về trị giá.>> Mỹ áp thuế cao, ngành thép Việt tăng nguồn cung nguyên liệu trong nước

-Tổng công ty Thuốc lá mỗi năm thu hơn 20.000 tỷ đồng: Doanh thu của Tổng công ty Thuốc lá liên tục tăng nhờ cơ cấu sản phẩm dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng phân khúc trung cấp.

-Go-Viet tuyển loạt ‘tướng’ mới, chuẩn bị nhảy vào ví điện tử: Sau khi bà Lê Diệp Kiều Trang về làm Tổng giám đốc Go-Viet hồi tháng 4, ứng dụng gọi xe này tăng tốc tuyển hàng chục giám đốc chuyên trách.

-Cảnh báo: Các ngân hàng cẩn trọng khi hợp tác với công ty cho vay ngang hàng: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định về hoạt động P2P Lending (cho vay ngang hàng). Các hoạt động P2P Lending tiềm ẩn nhiều rủi ro (rủi ro cho vay, rủi ro thông tin, rủi ro phòng chống rửa tiền, rủi ro an ninh mạng…) có thể tác động bất lợi, bất ổn đến an sinh xã hội.

-Ông Cao Xuân Ninh xin từ chức chủ tịch HĐQT Eximbank: Đáng chú ý, đơn của ông Ninh được gửi chỉ ít ngày sau khi Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) lần 2 của Eximbank tổ chức bất thành.

–Văn phòng cho thuê ở TP.HCM ngày càng đắt đỏ: Chỉ trong nửa đầu năm 2019, giá bất động sản văn phòng cho thuê tăng mạnh ở các hạng, đặc biệt là nhóm văn phòng hạng A.

-Phát hiện kho chứa 280 kiện hàng nghi giả mạo xuất xứ Thái Lan: Lực lượng chức năng đã phát hiện bên trong một kho hàng tại Lạng Sơn có chứa 280 kiện hàng, bên trong là 8.400 chiếc cốc giữ nhiệt, trên sản phẩm thể có dòng chữ “Made in Thailand.”

-Đường ngoại nhập lậu ồ ạt vào Việt Nam: Mỗi bao đường nhập lậu 50 kg có giá 500.000 đồng, sau khi chở về Việt Nam bán rẻ vẫn lãi 80.000 – 100.000 đồng. 

-Hơn 2.000 con vịt giống Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam: Cục quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn vừa phối hợp với Công an huyện Văn Lãng tiến hành kiểm tra 2 môtô do người dân tỉnh này điều khiển, phát hiện 8 lồng sắt, nhựa bên trong có chứa 2.000 con vịt giống khoảng 2 ngày tuổi.

-Xoài mini Trung Quốc giá rẻ đổ vào Việt Nam: Từ cuối tháng 6 tới nay, xoài mini Trung Quốc về chợ đầu mối ở Sài Gòn trung bình hơn 100 tấn mỗi đêm.

-Đồ chơi Trung Quốc giá rẻ ồ ạt vào Việt Nam: Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung khiến giá đồ chơi Trung Quốc vào Việt Nam ngày càng nhiều và rẻ.

-5 triệu đồng một kg vải không hạt Nhật về Việt Nam: So với vải thiều Bắc Giang lập kỷ lục với bình quân 32.000 đồng mỗi kg thì vải không hạt Nhật Bản nhập về có giá gấp hơn 150 lần.

-Hãng điện tử Trung Quốc muốn sản xuất loa, tai nghe ở Quảng Ninh: TCL đã đăng ký triển khai 2 dự án sản xuất loa, tai nghe và sẽ nghiên cứu thêm các sản phẩm phụ trợ khác tại Quảng Ninh.

-Chủ tịch FED phát tín hiệu sẵn sàng hạ lãi suất: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đang chuẩn bị sẵn sàng để cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong một thập kỷ do nền kinh tế toàn cầu yếu đi và không có dấu hiệu nào cho thấy thị trường việc làm trong nước quá nóng. >> -Giá vàng trong nước tăng vọt sau bài phát biểu của chủ tịch FED

-Ông Trump yêu cầu cấp dưới tìm cách phá giá đồng USD? Hãng Bloomberg cho biết Tổng thống Trump đã yêu cầu các trợ lý tìm cách phá giá đồng đôla Mỹ nhằm thúc đẩy nền kinh tế trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

-Spider-Man thành công hơn khi quay về ‘gia đình’: Spider-Man là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trong chuỗi truyện tranh của hãng Marvel.

-Lãnh đạo của Facebook, Google, Apple, Amazon sắp điều trần trước Hạ viện Mỹ: Phiên điều trần sẽ diễn ra vào ngày 16.7 tới. Nội dung của buổi điều trần sẽ liên quan đến vấn đề chống độc quyền.

-Người Ấn Độ cứu ngành du lịch Thái Lan khi khách Trung Quốc sụt giảm: Du lịch Thái Lan gặp khó khăn khi lượng du khách khổng lồ đến từ Trung Quốc giảm mạnh, nguồn lợi nhuận dồi dào dần cạn kiệt. Nhưng thị trường Ấn Độ là nguồn bù đắp.

C – HỘI NHẬP

-Những bước chuyển đổi đầu tiên cho DNVVN: Cạnh tranh khốc liệt, chi phí kinh doanh tăng cao, đang bóp nghẹt lợi nhuận của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Nếu doanh nghiệp không thay đổi, cơ cấu danh mục sản phẩm, tối ưu hoá dây chuyền sản xuất, dự đoán khả năng xảy ra để lên kế hoạch, thì sẽ bị tụt hậu xa hơn.>>Bài học hội nhập cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

-Tiếp cận EVFTA chậm như CPTPP thì chỉ có cơ hội trên giấy: Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công thương) nhận định như vậy tại hội thảo “Nhận diện cơ hội kinh doanh – đầu tư trong bối cảnh Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) sớm được thông qua” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 10-7.

-600 doanh nghiệp sẽ tham gia diễn đàn về EVFTA và xung đột thương mại Mỹ – Trung Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Việt Nam cho biết, vào ngày 18-7 sắp tới, tại TPHCM, khoảng 600 doanh nghiệp trên cả nước sẽ cùng gặp nhau tại một diễn đàn để cùng bàn bạc, trao đổi về những chiến lược kinh doanh khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực và khai thác cơ hội từ cuộc xung đột thương mại Mỹ – Trung.

-Quy định về nông nghiệp an toàn của Ba Lan: Poland tastes good” là thương hiệu quốc gia dành cho những sản phẩm truyền thống của Ba Lan, đã được kiểm chứng và đảm bảo xuất sắc về hương vị và chất lượng.

-Hoa Kỳ giúp Việt Nam tạo thuận lợi trong thương mại: Sáng 10-7, tại Hà Nội, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ Tài chính đã khởi động dự án tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ.

-Xuất khẩu da giày năm 2019 có thể đạt 21,5 tỷ USD: Hiệp hội Da-Giày-Túi xách Việt Nam (Lefaso) dự báo nhu cầu tiêu dùng sản phẩm da giày tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam những tháng cuối năm tăng trưởng ổn định.

-Nintendo chuyển một phần cơ sở sản xuất máy chơi game từ Trung Quốc sang Việt Nam: Ngày 9/7, một phát ngôn viên của Nintendo cho biết, hãng có kế hoạch chuyển một phần sản xuất máy chơi game cầm tay (Switch) từ Trung Quốc sang Việt Nam. Đây là nỗ lực đa dạng hóa các cơ sở sản xuất của hãng sản xuất máy chơi game Nhật Bản.

-‘Lộ diện’ các nhà đầu tư Trung Quốc, Hàn Quốc tham gia đấu thầu dự án cao tốc Bắc – Nam: Có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia dự thầu 8 dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam theo hình thức đối tác công tư (PPP). Trong đó có 1 nhà đầu tư đến từ Trung Quốc dự thầu đến 2 dự án…

-Tập đoàn điện tử Trung Quốc đang chờ hai dự án được phê duyệt tại Quảng Ninh: TCL, một trong những tập đoàn điện tử lớn nhất Trung Quốc, đang chờ Quảng Ninh phê duyệt hai dự án liên quan tới sản xuất loa, tai nghe…

-Mỹ chỉ mở cửa cho Huawei mua các công nghệ ‘không có rủi ro an ninh quốc gia’: Chính phủ Mỹ sẽ cho phép các công ty Mỹ bán các công nghệ được xác định là ‘không có mối đe dọa nào đối với an ninh quốc gia’ cho Huawei. >> Ông Trump vẫn ‘chờ’ Trung Quốc mua nông sản Mỹ

-Trung Quốc sẽ không dùng chương trình kích cầu khổng lồ để cứu nền kinh tế: Theo một cố vấn của chính phủ Trung Quốc, nước này sẽ không tung ra một chương trình kích cầu khổng lồ nữa để phục hồi nền kinh tế, bù đắp cho cuộc chiến thương mại với Mỹ.>>Trung Quốc đối mặt nguy cơ xảy ra ‘một làn sóng vỡ nợ mới’

-Mỹ áp thuế mới lên thép Trung Quốc, Mexico: Chính phủ Mỹ tuyên bố áp thuế quan mới lên một số sản phẩm thép từ Mexico và Trung Quốc với lý do các nhà xuất khẩu các sản phẩm này ở hai quốc gia nhận được trợ cấp bất bình đẳng.

-Mỹ trừng phạt Venezuela sau cái chết của đại tá hải quân: Ngày 11-7, Mỹ tuyên bố áp lệnh trừng phạt đối với Tổng cục Phản gián quân đội Venezuela (DGCIM), sau cái chết của một đại tá hải quân Venezuela khi bị bắt một tuần.

-Có thể bùng nổ chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Pháp vì Thuế công nghệ: Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa sẽ mở một cuộc chiến thương mại mới với Pháp, sau khi nước này có thể áp dụng Thuế công nghệ với các công ty Mỹ như Facebook và Amazon.

-Hàn Quốc kêu gọi Nhật Bản dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu vật liệu bán dẫn: Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki ngày 8/7 hối thúc Nhật Bản rút lại những hạn chế đối với xuất khẩu các vật liệu bán dẫn chủ chốt.
 
-Nhật Bản – Hàn Quốc leo thang căng thẳng thương mại, Trung Quốc ‘đắc lợi’

-Chủ tịch tập đoàn Mường Thanh bị khởi tố: Ngày 10/7, đại diện VKSND thành phố Hà Nội cho biết đã phê chuẩn quyết định khởi tố ông Lê Thanh Thản về tội Lừa dối khách hàng theo điều 198 Bộ luật hình sự 2015. Ông Thản bị Công an Hà Nội cáo buộc liên quan sai phạm của Công ty cổ phần Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bemes trong xây dựng dự án nhà ở CT6 ở khu đô thị Kiến Hưng (phường Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội). “Bước đầu, nhà chức trách mới khởi tố như vậy”, lãnh đạo VKSND Hà Nội nói và cho hay cơ quan điều tra đang xem xét điều tra nhiều dự án khác của Tập đoàn Mường Thanh tại Hà Nội.

 -Mường Thanh đã sai phạm những gì? Dự án nào cũng xây vượt nhiều lần so với quy hoạch, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, lừa dối khách hàng… những vi phạm nghiêm trọng của Mường Thanh không phải đến bây giờ mới bị phát hiện …

-Ông chủ Nhật Cường Mobile bị khởi tố thêm tội rửa tiền: Bùi Quang Huy bị cáo buộc sử dụng tiền có được do buôn lậu để đầu tư vào Nhật Cường Software và kinh doanh.

-Bộ GT-VT lên tiếng về tổng mức đầu tư dự án đường sắt Bắc – Nam tốc độ cao: Sau khi các cơ quan báo chí đăng tải thông tin tổng mức đầu tư dự án đường sắt Bắc – Nam tốc độ cao theo ý kiến của Bộ KH-ĐT chỉ 26 tỉ USD, rẻ hơn đến 32 tỉ USD so với phương án mà Bộ GT-VT trình Thủ tướng, Bộ GT-VT đã có thông tin về việc này,  nhấn mạnh rằng đây là báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

-TP.HCM chuẩn bị mời thầu xây trung tâm triển lãm quốc tế ở Thủ Thiêm: Trong đấu thầu các dự án, công trình theo hình thức đối tác công tư (PPP) thời gian tới, TP.HCM sẽ ưu tiên nhà đầu tư có năng lực thực hiện trọn gói dự án, từ ý tưởng thiết kế, thi công đến quản lý khai thác, hạn chế bố trí vốn ngân sách.

-Bình Định: Khu kinh tế Nhơn Hội hơn 10 năm chưa xong: Ngày 11-7, kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Bình Định khóa XII bước vào phiên chất vấn với nhiều vấn đề nổi cộm được đưa ra mổ xẻ. Trong đó có vấn đề Khu kinh tế 

-Bàn giao “11 đại dự án thua lỗ” sang cơ quan quản lý mới:  Ngày 9-7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh và Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh đã ký kết bàn giao nhiệm vụ xử lý 11 trong tổng số “12 đại dự án thua lỗ, kém hiệu quả” sang cơ quan quản lý mới.

-Nhà thầu dọa ngừng làm đường sắt Nhổn – Ga Hà Nội vì chậm thanh toán vốn Hiện các nhà thầu của dự án đường sắt Nhổn – Ga Hà Nội có ý kiến sẽ dừng thi công, thực hiện các gói thầu nếu không được thanh toán vốn…

Nhóm thông tin hội nhập (Theo BSA)