Nhật Bản chú trọng xuất khẩu gạo phẩm cấp cao đến các nước giàu có và thị trường quà tặng.

Dù giá cao hơn nhiều so với gạo của các nước khác,  xuất khẩu gạo phẩm cấp cao của Nhật Bản đã tăng với mức kỷ lục hai con số trong năm 2021, nhất là sau khi các nước mở cửa trở lại. Thị trường chủ yếu của gạo Nhật Bản là các nước giàu có và thị trường quà tặng. 

Xuất khẩu gạo của Nhật Bản, không bao gồm viện trợ nước ngoài, tăng 15% lên 22.833 tấn vào năm 2021. Doanh số bán gạo thương mại của Nhật Bản cho các nhà hàng sushi băng chuyền và nhà hàng Nhật Bản tăng lên, đặc biệt là ở các nước châu Á đang mở cửa kinh tế trở lại.

Một nhà hàng yakitori Nhật Bản tại một trung tâm mua sắm Singapore đang thu hút khách với các hộp cơm bento mang đi. Nhà hàng sử dụng loại gạo từ Nhật Bản do hãng sản xuất nông cơ Kubota cung cấp.

Hộp cơm bento được chuộng ở Singapore trong giai đoạn nhiều người tránh đi ăn bên ngoài vì lo ngại bị lây nhiễm. Một giám đốc xuất khẩu của Kubota cho biết: “Nhu cầu đồ ăn mang đi rất mạnh. Các tiệm ăn hay nhà hàng chọn gạo Nhật Bản để làm bento vì cơm không cứng và dễ mất hương vị ngay cả khi nguội”.

Xuất khẩu sang Singapore tăng 35%. Kubota đã xuất khẩu tổng thể 5.206 tấn sang Singapore, Hồng Kông và các thị trường khác, tăng 30% hoặc lâu hơn.

Gạo phẩm cấp cao của Nhật Bản đã trở thành trọng tâm xuất khẩu từ đầu những năm 2000, nhắm đến những người tiêu dùng giàu có và mua làm quà tặng.

Các loại gạo hạt dài chiếm đến 90% khối lượng thương mại toàn cầu. Đối với Hồng Kông, nhà nhập khẩu gạo hàng đầu của Nhật Bản, khoảng 70% gạo là hạt dài và khoảng 30% là hạt trung bình hoặc ngắn.

Gạo Nhật Bản được ước tính chiếm hơn 3% thị trường Hồng Kông. Trong số các loại gạo hạt trung bình hoặc hạt ngắn, các sản phẩm từ California và Trung Quốc là chủ đạo. Trên thị trường bán lẻ ở Hồng Kông, giá một bao gạo Kubota Rice 5 ký là 189 HKD, tức là một ký gạo bán với giá hơn 110.000 đồng – tức cao gần các loại gạo ngon bán lẻ tại Việt Nam.

Xuất khẩu gạo đã tăng trong 14 năm liên tiếp kể từ năm 2007. Giá năm 2021 thấp hơn một nửa so với năm 2007 nhưng vẫn cao hơn khoảng 20% ​​so với gạo trồng ở California.

Giá cao là rào cản khiến Nhật Bản khó tăng thị phần trên thị trường xuất khẩu gạo thế giới. Kế đến là cách thức nấu món ăn Nhật Bản.

Một chuỗi cửa hàng cà ri ở Hồng Kông sử dụng gạo Nhật Bản do Kubota cung cấp và phát hiện rằng lần nào món ăn cũng có vị không giống nhau. Sau khi nhận được yêu cầu từ chuỗi, quản lý của Kubota, Takushi Suminaka, phát hiện ra rằng nhân viên đang cho gạo và nước vào nồi cơm điện bằng mắt.

Kubota và một công ty Nhật Bản khác đã đồng phát triển thiết bị tự động vo và nấu cơm. Kubota đưa gạo cho chuỗi. Sau khi lắp đặt thiết bị, chuỗi nhận được đánh giá cao từ khách hàng.

“Bản thân gạo đã có hương vị và rất ngon”, một vị khách cho biết.

Ricky Hồ / BSA

Nông dân Úc tìm cách hạn chế thanh long nhập khẩu từ Việt Nam và Philippines