Từ 12-18/10/2019

CÂU CHUYỆN TUẦN NÀY: Thẩm định nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể lưu vực sông Cửu Long

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Lê Công Thành cho biết: Hiện nay, lưu vực sông Cửu Long chưa có quy hoạch về tài nguyên nước, trong khi đó, để triển khai Nghị quyết 120/NQ-CP cần sớm có quy hoạch về tài nguyên nước trên lưu vực sông Cửu Long. Do vậy, việc tổ chức đồng thời xây dựng Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long với các quy hoạch có liên quan là rất cần thiết. 

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có mật độ sông ngòi cao; hiện trạng vận tải thủy mạnh mẽ, có nhu cầu và tiềm năng lớn phát triển vận tải thủy trong thời gian tới. Do đó, nếu triển khai thực hiện, đề nghị Đề cương nhiệm vụ Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cần bổ sung: Cập nhật các Quy hoạch chuyên ngành lĩnh vực đường thủy nội địa; Quy hoạch các đập thủy điện trên dòng sông Mê Kông; nghiên cứu, thu thập các số liệu cụ thể về giao thông thủy trên các tuyến luồng thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (chuẩn tắc luồng tàu, kích cỡ tàu thuyền hành thủy; lượng hàng, số lượng hành khách thông qua…). (Xem chi tiết tại đây)

MEKONG CONNECT 2019

-Các doanh nhân Đồng Tháp tiên phong trên mặt trận kinh tế

-Làm nông hữu cơ PGS bắt đầu sinh lợi

-Du lịch trải nghiệm marathon ở Mekong

-TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL liên kết phát triển du lịch

-Sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa ra thế giới

A-NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

-Nuôi heo sinh học để bình ổn giá thực phẩm Tết Nguyên đán Canh Tý 2020

-“Cởi trói” cho cua Cà Mau: Huyện chỉ đạo Ban quản lý nhãn hiệu tập thể cua Năm Căn – Cà Mau nghiên cứu dây trói phải thể hiện rõ thông tin logo của nhãn hiệu và có mã vạch để truy xuất nguồn gốc; trọng lượng dây trói phải hợp lý nhằm tránh những phiền hà của khách hàng như thời gian qua

-Trồng phúc bồn tử đen lãi cao: Với giá bán 200.000 đồng một kg, phúc bồn tử đen trồng thành công ở Đà Lạt có nguồn tiêu thụ ổn định và rất cạnh tranh so với hàng nhập.

-Lúa miền Tây trúng mùa, rớt giá: Nông dân miền Tây đang thu hoạch lúa thu đông với năng suất cao, chất lượng tốt, song giá bán giảm mạnh.

-Tôn vinh 108 doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu TPHCM và chúc mừng 57 DN phát triển bền vững trên 30 năm.

-Việt Nam tiêu thụ 5,2 tỷ gói mỳ: Năm 2018, Việt Nam tiêu thụ 5,2 tỷ gói mì, tăng 2,8% so với 2017, đứng thứ 5 thế giới về lượng tiêu thụ.

-Gần 4.000 hộ nhận hơn 43,5 tỉ đồng tiền bán điện mặt trời

-TP.HCM lo mất vai trò ‘đầu tàu’: Nếu không có giải pháp đột phá, xuất khẩu của TP.HCM sẽ khó tiếp tục giữ vững 

-Lễ hội Dừa Bến Tre 2019: ngày hội của những người trồng dừa

B-CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

-Triển lãm quốc tế ngành nuôi trồng thủy sản 2019 thu hút 100 đơn vị tham gia

-Khai mạc triển lãm thiết bị làm bánh chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam
 
-Đưa công nghệ vào hoa, trái cây tết: Tết, ngoài sản phẩm đặc sản, vùng sông nước đồng bằng còn cung cấp cho thị trường những món ăn tinh thần khá độc đáo, từ những chậu hoa, cây cảnh cho đến các loại trái cây uốn, ghép thành hình thù lạ mắt.
 
-Xe đạp trở lại các thành phố Việt Nam?Huế tuyên bố sẽ là thành phố đầu tiên ở Việt Nam có mạng lưới xe đạp thông minh, phục vụ du khách và người dân trước Festival Huế vào tháng 4/2020.
 
-420 triệu USD xây trường đua ngựa ở Sóc Sơn: Dự án Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng – Trường đua ngựa tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội có quy mô 125ha với tổng mức đầu tư khoảng 420 triệu USD.
 
-Quản lý thị trường kiểm tra loạn giá nước đóng chai: Cơ sở sản xuất, đại lý tăng giá nước đóng chai nhằm trục lợi sẽ bị quản lý thị trường công khai danh tính, xử phạt.
 
-Thịt heo tăng giá từng ngày, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt: Giá heo hơi tại các chợ đầu mối đã tăng hơn 10.000 đồng/kg, chính thức chạm mốc 60.000 đồng/kg >> -Có thể nhập khẩu thịt lợn để bình ổn giá: Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu lên ngay kịch bản ứng phó với giá thịt lợn tăng cao, thậm chí cân nhắc nhập khẩu để bình ổn giá.
 
 
-Nguyên nhân nào khiến giá thịt gà rẻ hơn rau, người nuôi lỗ nặng?Trong khi gà công nghiệp trong nước giảm giá thê thảm, xuống mức đáng báo động chỉ từ 12.000-13.000 đồng/kg thì 195.000 tấn gà đông lạnh vẫn được nhập về Việt Nam, với giá dao động từ 19.500-20.000 đồng/kg.
 
-Nở rộ mô hình kinh doanh ẩm thực theo chuỗi F&B mức độ cạnh tranh cũng sẽ khốc liệt hơn. Lúc này, việc thu hút, giữ được chân khách hàng trở thành mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp (DN).
 
-Doanh nghiệp vốn 100 tỷ phát hành gần 16.000 tỷ đồng trái phiếu: Yamagata, doanh nghiệp đứng thứ hai về dư nợ trái phiếu tại ngày 30/6, chỉ có vốn điều lệ khiêm tốn 100 tỷ đồng do hai cổ đông nắm giữ.
 
-Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ thị trường bất động sản: Thủ tướng Chính phủ phân công Bộ Xây dựng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các nội dung để tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách và công cụ
 
 
 
-JICA lo công ty Trung Quốc tràn sang Việt Nam vì chiến tranh thương mại
 
-Uniqlo sắp mở cửa hàng 3000 m2 tại TP HCM:Cửa hàng Uniqlo Đồng Khởi với diện tích hơn 3.000 m2 dự kiến khai trương vào cuối năm nay.
 
 
-Tập đoàn Hàn Quốc muốn thâu tóm đại lý xe Mercedes lớn nhất Việt Nam:Tập đoàn Hyosung muốn mua lại Haxaco với giá 45.500 đồng/cổ phiếu. Đại lý Mercedes Việt Nam cho biết sẽ đàm phán với đối tác Hàn Quốc để chốt giá không dưới 50.000 đồng.
 
-‘Nhà hàng ma’ không bàn ghế bùng nổ tại châu Á nhờ dịch vụ giao đồ ăn
 

C-HỘI NHẬP

-Anh đầu tư 153 dự án quy mô lớn vào TPHCM: Tính đến tháng 9-2019, Anh là một trong những nhà đầu tư lớn tại TPHCM với 153 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư hơn 600 triệu USD. 

-Hãng hàng không thứ 5 của Hàn Quốc mở đường bay đến Cam Ranh

-Doanh nghiệp ở TP.HCM háo hức với cơ hội làm ăn ở UAE: Sức hút từ cái tên UAE khiến khán phòng nơi diễn ra Diễn đàn thương mại UAE – Việt Nam chật ních người buộc một số doanh nghiệp Việt Nam đến sau chấp nhận đứng vì đã hết ghế ngồi.

-Tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam đạt gần 12 tỷ USD: So với năm 2017 tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận năm 2018 của hầu hết các lĩnh vực đều giảm…

-Bộ Ngoại giao: Việt Nam đã nỗ lực quyết liệt để khắc phục thẻ vàng EU

-Hệ thống pháp luật cần tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế: Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết, chất lượng văn bản pháp luật rất quan trọng, có tác động ngày càng lớn tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và người dân.

-Doanh nhân nữ khó huy động vốn hơn nam giới: Một phần ba nữ doanh nhân thế giới trong cuộc khảo sát của HSBC cho biết gặp phải định kiến về giới tính khi huy động vốn cho doanh nghiệp của mình.

-TS.Vũ Tiến Lộc: Nghỉ 2 ngày cuối tuần là quá xa xỉ với nền kinh tế Việt Nam

-TikTok kiếm tiền khác Youtube ra sao?: Khi Youtube là “thế lực” lớn trên thị trường truyền thông trực tuyến ở Việt Nam, “ngôi sao đang lên” TikTok phải có cách khác để tồn tại.

-Công ty Hong Kong muốn rời Trung Quốc: Chuyển nơi sản xuất từ Trung Quốc về Hong Kong sẽ giúp các sản phẩm được dán nhãn “Made in Hong Kong” và tránh được thuế quan của Trump.

-Sợ mất thị trường, Dior phải xin lỗi Trung Quốc vì quên ‘tỉnh Đài Loan’

-Trung Quốc bơm 28 tỷ USD vào nền kinh tế: Tăng trưởng chịu nhiều sức ép cả trong và ngoài nước khiến Trung Quốc liên tiếp nới lỏng tiền tệ trong năm nay. >> Lạm phát Trung Quốc tăng mạnh: Chỉ số lạm phát tiêu dùng tháng 9 của Trung Quốc chạm mức cao nhất trong vòng 6 năm khi giá thịt lợn tăng vọt gần 70%. >>Doanh thu Huawei tăng 86 tỉ USD, phần nhờ ‘người Trung Quốc mua hàng Trung Quốc’

-Mỹ có thể vẫn áp thuế với hàng Trung Quốc vào tháng 12: Khoảng 160 tỷ USD hàng Trung Quốc sẽ vẫn bị đánh thuế 15% khi vào Mỹ, nếu hai nước không đạt thỏa thuận thương mại.

-Lãnh đạo Hồng Kông hứa giúp dân mua nhà, tỷ phú địa ốc “kiếm đậm”: Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Carrie Lam điều chỉnh chính sách để người dân có thể mua được nhà, nhằm xoa dịu người biểu tình…

 

D-NHÀ NƯỚC & CỘNG ĐỒNG

-‘Đừng vội ép 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp’: Nhiều thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không đồng tình với đề nghị đưa gần 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp của Chính phủ.

-Doanh nghiệp vẫn muốn tăng giờ làm thêm: Doanh nghiệp thuỷ sản cho rằng, vì đặc tính thời vụ của ngành, nếu muốn giao kịp đơn hàng, họ không thể tránh tăng giờ làm thêm dù tốn chi phí.

-Chính phủ đề xuất giao ACV làm sân bay Long Thành: Một trong những lý do giao ACV đầu tư chính ở dự án sân bay Long Thành, theo ông Nguyễn Văn Thể, là “đảm bảo an toàn cho các nguyên thủ, lãnh đạo”.

-Vụ ô nhiễm nước tại Hà Nội: Khởi tố tội gây ô nhiễm môi trường: Cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại điều 235, Bộ luật Hình sự.

-12 dự án yếu kém đã mất 50% vốn, không xử lý sớm phần còn lại cũng sẽ mất

-Đầu tư hơn 110.000 tỷ đồng cho giai đoạn 1 sân bay Long Thành: Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1 dự án sân bay Long Thành.

-Chính phủ báo cáo Quốc hội “sức khoẻ” tập đoàn, tổng công ty:Kết thúc năm tài chính 2018, có 855 doanh nghiệp có vốn Nhà nước và nhà nước đang đầu tư tại đây 1.533.001 tỷ đồng…