Câu chuyện tuần này: Hàng Việt, một năm chịu nhiều sức ép phòng vệ thương mại

Tính đến hết năm 2019, đã có trên 160 biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) được khởi xướng điều tra và áp dụng đối với hàng hóa của Việt Nam. Dự báo, năm nay có 25 mặt hàng xuất khẩu tiếp tục lọt vào “tầm ngắm” bị điều tra PVTM, từ cấp độ 1 – 4.

Riêng trong năm 2019, số lượng các vụ việc về PVTM, vụ việc tranh chấp liên quan tới hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh và cao nhất từ trước tới nay, với gần 20 vụ. Hiện Mỹ vẫn là quốc gia điều tra PVTM nhiều nhất đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (31 vụ việc), tiếp đến là Thổ Nhĩ Kỳ (21), Ấn Độ (21) và EU (14). Về đối tượng hàng hóa bị điều tra, áp dụng biện pháp PVTM, có tới 9/16 vụ là sản phẩm thép, chiếm 60%.

Trong số quốc gia áp dụng PVTM với Việt Nam, thì Mỹ có xu hướng mở rộng phạm vi các biện pháp có tính chất bảo hộ. Sản phẩm đang bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá vẫn bị khởi xướng điều tra lại, đồng thời điều tra thêm chống trợ cấp. Đơn cử, Mỹ đã điều tra lẩn tránh thuế đối với một số sản phẩm nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam. Sơ bộ của vụ việc này cho thấy, sản phẩm nhôm đùn ép của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ, đang bị cho là lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp mà Mỹ đã áp với hàng Trung Quốc trước đó. Chính vì vậy, Mỹ tuyên bố áp thuế suất lên tới 374,15% đối với các sản phẩm này của Việt Nam. Trong số các sản phẩm nhôm đùn xuất xứ từ Việt Nam bị kết luận là lẩn tránh thuế, có một số mã HS thuộc phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo Quyết định 2942/QĐ-BCT của Bộ Công Thương. (Xem chi tiết)

A-NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

-Việt Nam nhận 16,7 tỷ USD kiều hối trong năm 2019:  tăng 4,4% so với năm 2018, đưa mức bình quân năm trong giai đoạn 2016-2019 lên cao hơn 2,33 lần mức tương ứng của giai đoạn 1999-2015 và cao gấp 34,7 lần mức tương ứng của giai đoạn 1993-1998. >> Kiều hối dồn dập đổ về đón Tết

-Việt Nam vào danh sách 50 nước có chứng chỉ rừng quốc tế

-Xuất khẩu tôm sang Australia tăng mạnh: Xuất khẩu tôm sang thị trường Australia tăng ở mức 2 con số trong năm 2019.

-Ngư dân được mùa cá bè xước những ngày giáp tết:  Trung bình mỗi chuyến ra khơi ngư dân thu về hàng chục triệu đồng.

-Liên Thành: Đưa tin không chính xác có thể ‘giết’ doanh nghiệp: Bà Ngô Thị Hoàng Mai, Phó Giám đốc thường trực Công ty CP Chế biến thủy hải sản Liên Thành, cho biết: Trước thông tin chưa chính xác, công ty đã có văn bản gửi cho nhà phân phối để tỏ tường sự việc.

-Vì sao Vingroup dừng dự án hàng không? Thị trường hàng không còn nhiều tiềm năng, nhưng sẽ là cuộc chơi dài hơi, tốn kém, trong khi Vingroup vẫn còn mảng kinh doanh khác phải quan tâm.>>Vingroup đã thay đổi thế nào từ khi làm VinFast?

-Chủ thương hiệu Vodka Hà Nội lỗ đậm: Lỗ sau thuế chưa phân phối của Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội (Halico) hơn 400 tỷ đồng, vượt quá vốn góp chủ sở hữu.

-‘Cô gái bột rau’ và bản lĩnh một doanh nhân trẻ: Qua bàn tay và kiến thức của Hương, những loại rau má, diếp cá, tía tô, chùm ngây, trà xanh… tươi đã biến thành bột dạng như matcha bằng công nghệ sấy lạnh.

B-CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

-Nhiều tỉnh cung ứng cho Hà Nội 43.000 tấn thịt lợn trong dịp tết: Hà Nội hiện đang ráo riết tìm nguồn cungđể đảm bảo không thiếu khoảng 40% nhu cầu về thịt lợn trong dịp Tết Nguyên đán này.

-Thưởng tết teo tóp vì thuế: Hồ hởi chờ tiền thưởng tết sau một năm lao động nhưng nhiều người đã phải ngậm ngùi vì bị khấu trừ thuế quá cao.>Thưởng Tết 5-7 tháng lương, nhân viên ngân hàng vẫn hụt hẫng

-Tiệc tất niên của công ty đã không còn bia rượu: Đã có 4 tiệc tất niên với khoảng 2.000 công nhân của Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood khắp ba miền được tổ chức mà không có bia rượu.>> Giá bia ‘tuột’ theo sức mua thấp >>-Bệnh viện vắng bóng ‘ma men’

-Nở rộ dịch vụ làm mâm cỗ tiễn ông Công, ông Táo>> Cá chép tăng giá trước ngày ông Công, ông Táo, tiểu thương vẫn lo

-Nắng ấm đào bung khoe hết sắc, người trồng khóc vì lỗ vốn

-Khách VIP săn hoa lạ chơi tết, giá khủng 80 triệu đồng/bình: Năm nay có nhiều loại hoa mới ra thị trường và một số loại cháy hàng như hoa violet, cánh bướm xuân, hoa cúc Hà Lan…>>Bưởi hồ lô giá hơn 1 triệu/quả vẫn cháy hàng ở miền Tây

– Giáp tết: Doanh nghiệp bung hàng, tăng khuyến mãi: thị trường tết năm nay bước vào cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các nhãn hàng bằng cách giảm giá bán kèm theo quà tặng có giá trị, thậm chí một số mặt hàng còn bán với giá gốc để kích cầu tiêu dùng. 

-Mứt Trung Quốc ‘đội lốt’ hàng Việt: Các loại mứt làm từ hoa quả được rao bán rầm rộ trên mạng. Trong đó, nhiều sản phẩm như mứt kiwi, xí muội, nho xanh được quảng cáo hàng ngoại nhập cao cấp, hàng Việt Nam nhưng thực chất là hàng Trung Quốc “đội lốt”.

-‘Ông trùm’ quảng cáo của Nhật Bản mua lại VietBuzzAd Việt Nam: Tập đoàn quảng cáo ADK (Nhật Bản) vừa chính thức ra mắt “ADK CONNECT” tại Châu Á và công bố mua lại VietBuzzAd, Việt Nam, nhằm mở rộng thị trường.

-Du thuyền hiện đại nhất thế giới đến TP.HCM: du thuyền năm sao hiện đại nhất thế giới Quantum of the Seas đưa 6.750 du khách và thuyền viên quốc tế gồm các quốc tịch Anh, Úc, Mỹ cập cảng Phú Mỹ, TP.HCM.

-Nguồn cung nhà ở Hà Nội, TP HCM: 59 người mới có một căn hộ: JLL cho rằng Việt Nam vẫn thiếu nhà ở đại chúng.>> Hàng nghìn công ty địa ốc giải thể, dừng hoạt động năm 2019

-Một năm ‘tốn CEO’ của các hãng gọi xe: Trong vòng một năm qua, CEO cả 3 hãng gọi xe có thị phần lớn nhất Việt Nam là Grab, Go-Viet và be đều rời “ghế nóng”.

-Samsung tụt xuống vị trí hai về doanh số bán chip trong năm 2019 Nhà sản xuất điện thoại thông minh và chip nhớ hàng đầu thế giới Samsung Electronics Co. đã tụt xuống vị trí thứ hai về doanh số bán chip trong năm 2019, do sự sụt giảm của thị trường chip nhớ.

C-HỘI NHẬP

Miền Trung đang chờ đón làn sóng đầu tư từ Nhật Bản: năm 2019, tổng số dự án của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam là 655 dự án (tăng 1,9% so với năm 2018). Nhưng tổng số vốn đầu tư là 2,89 tỉ USD (giảm 65,3%) do năm 2019 Nhật Bản không có dự án nào trên 1 tỉ USD tại Việt Nam. Theo khảo sát của JETRO năm 2018, có 65% số doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam kinh doanh có lãi. 70% số doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. 

-Việt Nam cần ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Chỉ thị số 01/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

-“Nhắm” tới các thị trường tỷ USD: Mục tiêu xuất khẩu đạt trên 285 tỷ USD trong năm 2020 (cao hơn khoảng 8% so với năm 2019), nhiều doanh nghiệp (DN) nhận định đây là mục tiêu khó

-‘Hằng YesHue’ và hành trình đưa bún bò ra thế giới: Tháng 10/2018, Lê Thị Kim Hằng, người sáng lập YesHue, lặn lội qua bốn bang của Mỹ tìm mối làm ăn. Hằng đã tìm được đối tác là nhà phân phối Anna Gourmet LLC (Washington, D.C), do bà Anna Lê, một người Huế làm chủ, chuyên đưa hàng vào các nhà hàng của người Việt.

-Mỗi năm, Việt Nam mất khoảng 5% GDP, 50.000 người tử vong vì ô nhiễm không khí

-Dân Mỹ bối rối không biết Trung Quốc cam kết chi 95 tỉ USD để mua gì: Trung Quốc đã hứa mua thêm gần 95 tỉ USD hàng hóa Mỹ như một phần trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. >>Hi vọng gì từ thỏa thuận Mỹ – Trung? Tuy nhiên, thị trường không mấy tin điều này.>> Lỗ hổng trong thỏa thuận ‘đình chiến thương mại’ Mỹ – Trung

-Chứng khoán Mỹ xanh rực sau thỏa thuận thương mại giai đoạn 1

-Chuyên gia Úc khuyên Việt Nam nên tỉnh táo trước cơ hội từ thương chiến: Ông Stephen Olson, cựu chuyên gia đàm phán thương mại Mỹ đồng thời là giáo sư thỉnh giảng của Đại học RMIT đã nêu quan điểm trên.

-Vì sao Mỹ loại Trung Quốc khỏi danh sách thao túng tiền tệ? Bộ Tài chính Mỹ cho biết việc tháo nhãn thao túng tiền tệ với Trung Quốc vì nước này đã thực thi trong việc có kiểm soát giảm giá đồng tiền nội tệ.

-Trung Quốc bơm thêm 58 tỷ USD trước Tết Nguyên đán: Nhu cầu tiền mặt đầu năm tăng cao khiến Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) hôm nay (15/1) bơm thêm hàng chục tỷ USD vào nền kinh tế.

-‘Đấu trường’ Tết của các đại gia công nghệ ở Trung Quốc:  Trung Quốc đang bước vào kỳ nghỉ Tết trong khoảng 40 ngày từ 10-1 tới 18-2. Trang China Film Insider bình luận trong 5 năm qua, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đã trở thành một chiến trường của các công ty lớn hoạt động ở Trung Quốc.

-Biểu tình phản đối Jeff Bezos đầu tư 1 tỷ USD vào Ấn Độ:  Những người biểu tình nói rằng công ty này sẽ “hủy diệt các doanh nghiệp nhỏ”. Các chương trình giảm giá sâu của nền tảng này được cho là khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại đây không thể cạnh tranh.

– Indonesia sắp vượt Thái Lan thành thị trường chứng khoán lớn nhất Đông Nam Á: Thị trường chứng khoán Indonesia hiện đạt quy mô hơn 500 tỷ USD…

D-NHÀ NƯỚC & CỘNG ĐỒNG

-Buộc tiêu hủy lô ấm chén in tên Chủ tịch nước và Thủ tướng: Được biết vụ việc trên bắt nguồn từ việc cơ sở kinh doanh này giao bán bộ ấm chén in tên Thủ tướng trên mạng xã hội nhiều ngày nay.

-Kiên quyết loại bỏ công chức quản lý thị trường nhũng nhiễu

-Báo cáo Thủ tướng vụ không bán bảo hiểm cho tàu cá đóng mới: Tỉnh Bình Định hiện có 38 tàu cá đóng mới theo Nghị định 67/2014 đã hết hạn bảo hiểm phải nằm bờ do không mua được bảo hiểm để ra khơi.

-Tôn vinh các công ty tiêu biểu nộp thuế khủng 65.000 tỉ đồng:  200 doanh nghiệp đã cùng đồng hành và nộp thuế cho ngân sách nhà nước của TP.HCM là 65.000 tỉ đồng, chiếm 55% tổng thu ngân sách của Cục Hải quan TP.HCM trong năm 2019.

-Sẽ thanh tra thuế hai ông lớn Heineken, Coca-Cola: ông Lê Duy Minh, Phó Cục trưởng Cục thuế TPHCM cho biết trong thời gian tới Cục sẽ thanh tra, kiểm tra thuế các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đứng đầu danh sách này là Coca-Cola và Heineken.>>Heineken nói ‘chưa đồng thuận’ khi bị truy thu thuế

-Tổng bí thư, Chủ tịch nước: Sớm xét xử vụ Gang Thép Thái Nguyên trong 2020

-Nhận diện 5 ngân hàng huy động hơn 60.000 tỷ trái phiếu doanh nghiệp năm 2019

-Công viên nước lớn nhất Hà Nội bị cưỡng chế vì không có giấy phép: Công viên nước Thanh Hà được quảng cáo là khu tổ hợp quần thể công viên nước, bể bơi bốn mùa và nhà thi đấu đa năng lớn nhất Thủ đô…

– Tỉnh cuối cùng của Việt Nam chính thức có thành phố: Thành phố Gia Nghĩa có diện tích tự nhiên gần 285 km2, dân số hơn 85.000 người với 8 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 6 phường và 2 xã…

Nhóm thông tin hội nhập (Theo BSA)