GS-TS Võ Tòng Xuân (ngồi giữa) và kỹ sư Hồ Quang Cua (đứng bên trái) thăm đồng lúa ST.

Câu chuyện tuần này: ST25 của Việt Nam đoạt giải “gạo ngon nhất thế giới” 2019

Trong khuôn khổ Hội nghị gạo thế giới diễn ra ở Manila (Philippines), gạo ST25 của Việt Nam đã xuất sắc vượt qua nhiều giống gạo của các nước khác để giành Giải Nhất cuộc thi gạo ngon thế giới 2019. Kết quả này đã vinh danh gạo Việt trên thương trường thế giới.

Được biết, cuộc thi được Tổ chức Thương mại lúa gạo thế giới tổ chức hằng năm từ năm 2009 và liên tục tổ chức mỗi năm 1 lần đến hôm nay là năm thứ 11. Qua danh sách các giống đã đoạt giải có thể thấy đều là lúa thơm cổ truyền, hạt gạo trắng, trong, thơm, cơm ngon, mềm. Tiêu chí dự thi là phải nộp 2 túi gạo, mỗi túi 2kg cùng bảng mô tả 200 chữ, cho biết tỉ lệ nước, gạo phù hợp để nấu cơm ngon. Ngoài yếu tố chất lượng họ còn cho điểm hình thức. Ban giám khảo là đầu bếp chuyên nghiệp và đẳng cấp trên thế giới.

Giống lúa ST25 do nhóm kỹ sư Hồ Quang Cua, tiến sỹ Trần Tấn Phương và thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Hương tại tỉnh Sóc Trăng nghiên cứu lai tạo. Đây là giống lúa ngắn ngày, có tính kháng bệnh hơn hẳn một số giống lúa cổ truyền, cho sản lượng  đạt tới 7 tấn/ha. Ngoài là giống lúa đặc sản, ST25 còn được coi là giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long. Sinh trưởng tốt tại vùng đất mặn, phèn. Đặc biệt ST25 rất thích hợp cho vùng xen canh lúa-tôm. 

Ông Hồ Quang Cua cho biết đây là lần đầu tiên sau 11 năm tổ chức, giống gạo của VN mới đoạt giải nhất. Và để có kết quả này ông và các cộng sự đã mất hơn 20 năm ròng rã âm thầm lội ruộng, nghiên cứu, lai tạo… 

>>ST24 hay ST25 mới là giống gạo ngon nhất thế giới năm 2019?

>>Trăm năm gạo ngon Sóc Trăng

>>Nghịch lý: gạo ngon, giá bèo?

>>Giống lúa cho từng vùng và cho từng phân khúc

A-NHẬT KÝ HÀNG VIỆT

Thư cám ơn của Ban tổ chức Mekong Connect 2019: Mekong Connect lần thứ 4 với chủ đề “LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ ĐỒNG BẰNG, TĂNG CƯỜNG HỘI NHẬP THỊ TRƯỜNG” đã kết thúc thành công với sự tham dự của gần 800 khách đến từ các tỉnh thành ĐBSCL, các tỉnh thành lân cận và TP.HCM, đặc  biệt là các diễn giả, chuyên gia, các vị lãnh đạo từ trung ương đến địa phương đều đặc biệt quan tâm đến sự kiện. Thay mặt Ban Tổ chức, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả quý vị khách quý, các nhà tài trợ, các cơ quan thông tấn – báo chí… đã tham dự, đồng hành, hỗ trợ, góp phần vào sự thành công của chương trình. Theo đánh giá của hầu hết khách tham dự (có 800 khách đã tham dự) thì Mekong Connect của chúng ta năm nay khá bổ ích: có nhiều thông tin – cơ hội được chia sẻ, nhiều cuộc giao lưu và  kết nối tốt.

-Thêm 24 DN đạt chứng nhận HVNCLC- Chuẩn hội nhập: Tại diễn đàn Mekong Connect 2019 (TP Cần Thơ ngày 7/11), hội DN.HVNCLC đã trao chứng nhận HVNCLC – Chuẩn hội nhập cho 24 doanh nghiệp ngành thực phẩm và phi thực phẩm. Như vậy, sau gần ba năm triển khai dự án, đến nay đã có 142 doanh nghiệp đạt chứng nhận. Đây là kết quả về sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong nhiều năm qua, đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.

-Sắp có chợ đầu mối xuất khẩu hàng Việt đầu tiên tại Malaysia: Ngày 9/11, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) công bố Dự án Chợ Việt Nam – Vietnam Market đầu tiên tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia.

-Ngày hội hàng Việt Nam tại Melbourne, Australia: từ ngày 26 đến 28-11-2019, quy tụ 39 DN đến từ Việt Nam và 180 DN Australia, DN Việt Nam tại Australia

-Triển lãm Công nghệ nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thủy sản TP.HCM lần II năm 2019

-Vĩnh Long đăng cai tổ chức Festival Lúa gạo Việt Nam lần IV: Với chủ đề “Phát triển bền vững Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn Việt Nam”, Festival Lúa gạo Việt Nam lần IV sẽ được tổ chức tại Vĩnh Long từ ngày 13 đến 19.12 tới đây.

-Tìm lời giải cho trái xoài đồng bằng: Theo PGS.TS Võ Thanh Danh (ĐH Cần Thơ), người làm dự án “Đánh giá sự sẵn sàng thương mại của các doanh nghiệp xuất khẩu xoài tại tỉnh Đồng Tháp và TP Cần Thơ”, có nhiều vấn đề đặt ra cho trái xoài đồng bằng hiện nay.

-Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên: Bảo tàng gia đình đầu tiên ở Việt Nam  

-Xuất khẩu nông sản, thực phẩm đạt gần 34 tỷ USD: Xuất khẩu nông sản Việt Nam giảm ở thị trường Trung Quốc nhưng tăng mạnh ở thị trường khó tính như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. 

-Việt Nam lọt tốp 5 thị trường xuất khẩu đồ gỗ vào Đức,  trong 7 tháng đầu năm, đạt 86,2 triệu USD, tăng 8,4%

-Tạm dừng hoạt động tên miền Zalo.vn trong 45 ngày, theo yêu cầu của Thanh tra Sở TT-TT TP.HCM

-Tribeco – kết thúc buồn cho một thương hiệu Việt: Là 1 trong những doanh nghiệp đầu tiên niêm yết trên TTCK, CTCP Nước giải khát Sài Gòn (Tribeco, mã CK TRI) nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của các quỹ đầu tư trong và ngoài nước.

B-CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

-Giá heo đang tăng cao là do bị thao túng? Giá heo hơi bán ra tại các trại phía Bắc đã sát 80.000 đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. >>Giá thịt heo tăng sốc, lên 200.000 đồng/kg: Sau một ngày các cơ quan quản lý TP.HCM điều chỉnh tăng giá bán thịt heo lần 2, tăng 8.000 – 35.000 đồng/kg, tại các chợ dân sinh khu vực thành phố sáng 14/11, giá thịt heo tăng mạnh.

-Doanh nghiệp thực phẩm trở lại sân nhà: Thay vì tập trung xuất khẩu như trước đây, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư phát triển thị phần trong nước với các sản phẩm có tính cạnh tranh cao với hàng ngoại nhập.

-Xuất khẩu 10 tháng tăng 8,3%, thặng dư thương mại trên 9 tỷ USD

-Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải trả phí quá cao: Người lao động đang phải trả 2 lần phí dịch vụ, bao gồm cả cho môi giới trong nước và sở tại…

-Tạm dừng beFood, be dồn lực ‘quyết đấu’ Grab ở mảng vận tải

-Chuỗi cửa hàng Seven.Am đột ngột đóng cửa: Cơ quan chức năng tạm giữ hàng ngàn sản phẩm thương hiệu thời trang Seven.Am để điều tra

-Hậu trường M&A Vinamilk – GTNFoods: Cho đến thời điểm đăng ký này, Tây Đại Dương là cổ đông lớn thứ hai ở GTNFoods sau Vinamilk

-Quyền lực và niềm tin – rào cản khó vượt qua

-Nhà đầu tư Trung Quốc tung nhiều tiền ‘thâu tóm’ công ty Việt: Trong vòng 10 tháng qua, số lượng nhà đầu tư nước ngoài đến từ Trung Quốc và Hong Kong tăng đột biến. Cụ thể, các nhà đầu tư từ Trung Quốc tăng gần hai lần, từ Hong Kong tăng 3,94 lần so với cùng kỳ 2018.

-Bán hàng online ở chung cư: nghề tay trái cho thu nhập ‘rủng rỉnh’: Đặc sản địa phương, hàng cũ thanh lý đủ kiểu “thượng vàng hạ cám” đều được giao dịch hiệu quả trên fanpage, group thuộc các cụm chung cư tại TP.HCM.

-Bảng giá đất nhiều tỉnh tăng mạnh, giá nhà ở được dự báo có thể tăng theo

-Chuyển đổi 12.593ha trồng cây ăn trái giá trị cao: Từ đầu năm 2019 đến nay, nông dân các tỉnh ĐBSCL đã chuyển đổi hơn 12.593ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái; trong đó cây mít có diện tích trồng nhiều nhất với 4.728ha, kế đến là xoài 1.470ha

-Hàng lậu, hàng giả đổ về TPHCM: Chỉ cần cơ quan chức năng rời đi, sai phạm tiếp diễn

-Gần 1/3 số doanh nghiệp Việt từng bị ngưng dịch vụ mạng do tấn công: Theo Cisco, 30% các doanh nghiệp tại Việt Nam gặp tình trạng ngưng dịch vụ trong vòng 24 giờ hoặc hơn sau khi xảy ra các sự cố mạng nghiêm trọng. Trong khi trên thế giới, tỷ lệ này chỉ chiếm 4%.

-Dean Foods – công ty sữa lớn nhất nước Mỹ nộp đơn xin phá sản: Dean Foods, nhà sản xuất nhiều sản phẩm sữa phổ biến của Mỹ như Dairy Pure, Organic Valley và Land O’Lakes đang trong tình trạng nợ nần chồng chất…

-Adidas sẽ di dời hoạt động sản xuất sang châu Á: Adidas thông báo sẽ đóng cửa 2 nhà máy công nghệ cao tại Đức, Mỹ và di dời hoạt động sản xuất sang châu Á.

-Kinh tế Nhật Bản giảm tốc mạnh vì “vạ lây” thương chiến Mỹ-Trung: Nền kinh tế Nhật Bản gần như “tê liệt” trong quý 3 vừa qua, do tác động tiêu cực của thương chiến Mỹ-Trung…

C-HỘI NHẬP

-Áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt và khẩn cấp để thực thi CPTPP:  Bộ Công thương vừa ban hành Thông tư 19, bao gồm: Biện pháp tự vệ trong giai đoạn chuyển tiếp và Biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may.

-Cấp bách khung pháp lý cho P2P: Việc Chính phủ Trung Quốc vừa quyết định đóng cửa 40 công ty cho vay ngang hàng (P2P) một lần nữa lại gióng lên hồi chuông cảnh báo rủi ro của mô hình này ở Việt Nam.

-Bên lề Mekong Connect 2019: Hai từ khóa ‘công nghệ’ và ‘chất lượng’: Trước đây sản xuất nông sản ở ĐBSCL có thể xô bồ, chứ tình hình thị trường bây giờ đòi hỏi nông dân phải làm sạch, thậm chí sản xuất theo hướng hữu cơ – đây là lộ trình dài, nhưng là “con đường phải đi”.

-Bài học từ việc xuất khẩu sữa tươi chính ngạch vào Trung Quốc: Thành công trong xuất khẩu sữa tươi cho thấy, nếu không nghiên cứu thị trường bài bản, không có ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, thì nông sản rất khó xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc.

-9 tháng: Việt Nam bị điều tra hơn 154 vụ phòng vệ thương mại, từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ

-Logo không phải là thương hiệu: Rất nhiều người tin rằng logo đồng nghĩa với thương hiệu. Thế nhưng, trên thực tế, một công ty được thể hiện trên nhiều phương diện hơn là thông qua logo.

-Hơn 29.000 doanh nghiệp FDI từ 130 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam>>Bất an với FDI từ Trung Quốc: Trung Quốc ngày càng khắt khe về môi trường. Nhiều nhà máy nước này đã có xu hướng dịch chuyển qua các nước lân cận, trong đó có Việt Nam.

-Doanh nghiệp Việt Nam – Kazakhstan có nhu cầu hợp tác lớn

-Bỏ hàng rào thuế quan nhập khẩu đường có xuất xứ ASEAN: Kể từ năm 2020, không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường từ các nước ASEAN.

-Dấu chấm hết cho gỗ dán “quá cảnh” Việt Nam rồi xuất sang Mỹ: Bộ Công Thương ban hành Thông tư yêu cầu tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu, kinh doanh tạm nhập gỗ dán vào Việt Nam để tái xuất sang Mỹ…

-Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu: Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC – một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới cho biết, đang hỗ trợ nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa Việt Nam 

-Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương yếu ớt của Mỹ

-Hợp tác và cạnh tranh giữa ADB và AIIB

-Facebook Pay ra mắt tại Mỹ: Facebook vừa thông báo hợp nhất các dịch vụ thanh toán khác nhau của mình dưới dịch vụ duy nhất được gọi là Facebook Pay.

-Onde mang mô hình kinh doanh taxi mới đến Campuchia: Startup gọi xe Onde có trụ sở tại Belarus mới đây đã tuyên bố ý định vào Campuchia với một mô hình kinh doanh mới.

-Tỉ phú Elon Musk sẽ xây ‘siêu nhà máy’ Tesla ở Đức: Máy móc của Đức là thượng hạng và đó là một phần lý do Tesla chọn Đức là nơi đặt siêu nhà máy

-Nhật Bản dùng cách gọi tên mới từ năm 2020: Từ ngày 1/1/2020, các bộ ngành của Nhật Bản sẽ dùng cách gọi tên riêng của người Nhật theo thứ tự họ trước, tên sau trong các văn bản chính thức bằng chữ viết Latinh.

D-NHÀ NƯỚC & CỘNG ĐỒNG

-Giảm ùn tắc ở Cát Lái, tiết kiệm chi phí hàng ngàn tỷ đồng: Đề án hướng đến mục tiêu cắt giảm thủ tục, ứng dụng công nghệ thông tin để rút ngắn thời gian làm thủ tục, giảm chi phí đi lại cho doanh nghiệp

-Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công – tư: Phải đảm bảo cân bằng lợi ích cho các bên

-Bộ Công an cảnh báo rủi ro khi đầu tư vào công ty đa cấp ERG: Công ty này không được cơ quan nào của Anh cấp phép; các trang web hoạt động kinh doanh của Tập đoàn ERG không đăng ký hoạt động tại Việt Nam; ứng dụng ERG do một công ty nước ngoài cung cấp…

-Phạt siêu thị ở Vũng Tàu bán quả cầu có đường lưỡi bò

-Chặn 100 tấn nhôm phế liệu chuẩn bị xuất lậu sang Hàn Quốc: 4 container phế liệu chuẩn bị xuất khẩu, gian lận thuế của Công ty THHH TM DV XNK Lâm An (quận 1 TP.HCM).

-Bắt loạt lãnh đạo gây thiệt hại cho cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi: Bộ Công an khởi tố 4 bị can để xảy ra sai phạm, gây thiệt hại trong quá trình thi công, nghiệm thu Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi vốn đầu tư 34.500 tỷ đồng…

Nhóm thông tin hội nhập (Theo BSA)