Các startup mua bán trực tuyến xe cũ ở châu Á tìm kiếm cơ hội ở Thái Lan
Theo Trung tâm Nghiên cứu Kasikorn thuộc Ngân hàng Kasikorn, doanh số bán xe đã qua sử dụng của Thái Lan tăng 7,5% lên khoảng 140 tỉ baht (4,2 tỉ đô la) vào năm 2021. Chủ tịch AUC Pinyo nói năm ngoái số xe cũ được mua bán khoảng 1,2 triệu chiếc. Ông cũng dự báo rằng tỷ lệ tăng trưởng của thị trường xe cũ có thể đạt 20-30% – theo Bangkok Post.
Các trang mua bán xe trực tuyến châu Á đang tìm cách xâm nhập thị trường Thái Lan chưa có nhiều hãng khai thác. Startup Cars24 của Ấn Độ đã mở chi nhánh tại Thái Lan tháng 11 năm ngoái sau khi các đối thủ như Carro của Singapore và Carsome của Malaysia có mặt tại đây. Cả ba công ty khởi nghiệp đều quan tâm đến việc tạo ra doanh số bán xe hơi từ các nền tảng kỹ thuật số của Thái Lan. Theo “Nghiên cứu về người tiêu dùng xe hơi toàn cầu năm 2022” của hãng tư vấn Deloitte, 21% người tiêu dùng ở Thái Lan sẽ thích giao dịch trực tuyến 100% hoặc một phần để mua xe, trong khi chỉ 12% ở Philippines và Indonesia chọn làm như vậy. Báo cáo của Deloitte cũng nói rằng người tiêu dùng ở Việt Nam, Thái Lan và Singapore tỏ ra sẵn lòng mua xe trực tuyến nhiều hơn trước.
Các công ty khởi nghiệp như Cars24 hy vọng người tiêu dùng sẽ chuyển hướng sang mua xe trực tuyến thay vì đến tận showroom, nhật là trong bối cảnh công nghệ số đã xâm nhập sâu hơn vào đời sống người dân Đông Nam Á giữa dịch Covid-19.
Alibaba, Tencent chuẩn bị đợt sa thải nhân sự lớn chưa từng có
Alibaba, công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc dự kiến sẽ sa thải khoảng 39.000 nhân viên, chiếm tới 15% tổng số nhân lực của tập đoàn này. Thực chất Alibaba đã bắt đầu hoạt động cắt giảm nhân sự vào tháng 2. Các ban lãnh đạo tại một số bộ phận đã lên kế hoạch cụ thể cho việc sa thải nhân viên, tại thời điểm này, nhiều đơn vị cũng bắt đầu triển khai giảm bớt nhân lực. Một thông tin khác cho biết, mảng dịch vụ Ele.me của công ty cũng có kế hoạch sa thải tới 25% số lượng nhân viên. Bên cạnh đó, nền tảng phát trực tuyến video Youku cũng đang lên kế hoạch sa thải một số đơn vị phát triển nội dung.
Xu hướng “#TikTokMadeMeBuyIt” với hàng tỷ lượt xem, đang tạo ra một nhóm người mua sắm hướng đến ứng dụng này để quảng bá, khám phá và dùng thử các sản phẩm mới nhất. Nhóm này được dự báo sẽ thay đổi tiêu dùng trực tuyến rộng rãi hơn.
Theo Media in Canada, chi tiêu cho quảng cáo trên mạng xã hội là lĩnh vực tăng trưởng chính vào năm 2022 . Và các chuyên gia truyền thông đang kỳ vọng đầu tư vào TikTok, đặc biệt là khi Shopify công bố tích hợp với ứng dụng này vào mùa hè năm 2021. Những người mua sắm trẻ tuổi, khách hàng mua theo đám đông bị ảnh hưởng nặng nề bởi những gì họ nhìn thấy trên TikTok.
Theo số liệu của Mỹ, 36% thế hệ Z (những công dân của thời đại số hóa) đã mua thứ gì đó họ nhìn thấy trên ứng dụng khi lướt mạng vào năm 2021, trong khi 83% sử dụng nền tảng này để đánh giá sản phẩm.
Nhà máy Trung Quốc áp dụng mô hình bong bóng, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất
Để duy trì hoạt động trước lệnh phong tỏa thành phố vì dịch bệnh COVID-19, các nhà máy Trung Quốc yêu cầu công nhân ăn, ngủ và làm việc ngay tại chỗ, cũng như tiến hành khử trùng cơ sở và xét nghiệm COVID-19 hàng ngày.
Phương pháp “quản lý khép kín” này là một phần nỗ lực của giới chức Trung Quốc trong hai năm qua nhằm kiểm soát mức độ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Trong kỳ Olympic Mùa đông tổ chức tại Bắc Kinh, ban tổ chức đã áp dụng mô hình này, tách riêng các hoạt động của sự kiện với thế giới bên ngoài.
Tuy nhiên, Renaud Anjoran, Giám đốc điều hành công ty kiểm soát chất lượng Sofeast trụ sở tại Thâm Quyến, chia sẻ trong hàng chục nghìn nhà máy ở Thâm Quyến, chỉ có vài trăm cơ sở có đủ nguồn lực để thực hiện quy trình quản lý khép kín như trên.
Những nhà kinh doanh cà phê đang ráo riết chuyển hướng các lô hàng do không thể tiếp cận Nga và Ukraine
Nhiều thương nhân cà phê đang buộc phải hủy các chuyến hàng đến Nga và Ukraine, khi dòng chảy thương mại đến hai nước này sụp đổ do các lệnh trừng phạt của phương Tây và động thái đóng cửa các cảng của Kyiv.
Các công ty xuất khẩu lớn ở Việt Nam, nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, cho biết hầu như không có lô hàng nào đến Nga vào tuần trước. Trong đó, một nhà xuất khẩu cho biết đang làm việc với khách hàng Nga để tiến hành hủy hợp đồng.
Đầu tháng 3, giá cà phê đã giảm mạnh khi các nhà xuất khẩu đưa Nga vào danh sách thị trường rủi ro cao và buộc phải thanh toán trước khi giao hàng. Ngày 16/3, giá cà phê arabica giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng do sự suy yếu tổng thể trên các thị trường hàng hóa nói chung trước khi Mỹ công bố quyết định lãi suất quan trọng.
Giống như hầu hết các bong bóng khác, bong bóng giá dầu chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và sau đó là một đợt giảm giá đột ngột không kém.
Ở châu Âu và Bắc Mỹ, giá dầu tăng đang làm cho vấn đề lạm phát – vốn đã nóng từ trước – trở nên tồi tệ hơn, buộc các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất và gây nguy cơ làm cho chu kỳ kinh doanh chậm lại.
Với những bất ổn lớn xung quanh diễn biến có thể xảy ra trong cuộc xung đột ở Đông Âu, sự gián đoạn đối với xuất khẩu của Nga, sự bùng phát đại dịch Covid-19 ở Trung Quốc, chu kỳ kinh doanh của các nước OECD chậm lại và tính thanh khoản vẫn kém, thị trường dầu mỏ có thể sẽ còn tiếp tục biến động mạnh trong ngắn hạn.
Chuỗi cung ứng tắc nghẽn trở thành câu chuyện quen thuộc kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Trong những tháng đầu của đại dịch, các thị trường lao dốc trong khi nhà sản xuất cắt giảm sản lượng hàng loạt mặt hàng với lập luận rằng những mối lo lắng về sức khỏe, tình trạng phong tỏa… sẽ khiến người tiêu dùng hờ hững với mua sắm. Cũng với suy nghĩ này, các công ty sản xuất chip thu hẹp sản xuất, các hãng tàu quốc tế giảm bớt dịch vụ.
Hóa ra, tính toán đó lại sai lầm. Đại dịch không triệt tiêu chi tiêu mà chỉ chuyển hướng nó. Người dân không đi nhà hàng, công viên giải trí hay xem thể thao nữa, thay vào đó họ đổ tiền nâng cấp tiện nghi để ở nhà thoải mái hơn trong thời gian phong tỏa. Đơn đặt hàng tăng vọt nhanh chóng làm các cảng biển từ châu Á sang châu Âu, châu Mỹ quá tải, khiến việc giao nhận hàng đình trệ. Ngay cả khi các hãng tàu mở rộng đội tàu cũng không làm hàng hóa được vận chuyển nhanh hơn.
Giám đốc điều hành Starbucks Kevin Johnson sẽ từ chức vào ngày 4/4 sau 5 năm nắm quyền điều hành công ty, Starbucks cho biết trong một tuyên bố ngày 16/3. Howard Schultz, người đã dành nhiều thập kỷ lãnh đạo công ty trước ông Johnson, sẽ đảm nhận vị trí Giám đốc điều hành tạm thời và tham gia lại hội đồng quản trị khi công ty tìm kiếm một tân CEO, theo CNN.
Đam mê mua hàng giảm giá, Trung Quốc thành công trong bài toán giải quyết lãng phí lương thực
Theo một báo cáo của IiMedia Research Consulting tuần trước, ngành công nghiệp thực phẩm sắp hết hạn của Trung Quốc dự kiến tăng quy mô thị trường từ 31,8 tỷ nhân dân tệ (5 tỷ USD) trong năm 2021 lên 40,1 tỷ nhân dân tệ (hơn 6,3 tỷ USD) đến năm 2025. Những thực phẩm sắp hết hạn có thể mua và sử dụng bình thường nhưng được bán với giá chiết khấu cao và thông thường đặc biệt hấp dẫn khách hàng trẻ tuổi. Ngành công nghiệp này đang hy vọng có thể duy trì tỷ lệ tăng trưởng khoảng 6% mỗi năm cho tới năm 2025.
Trung Quốc “xiết” Alibaba với nhiều hãng công nghệ, làn sóng sa thải và thất nghiệp tăng cao
Mùa hè năm nay, khoảng 10 triệu sinh viên mới tốt nghiệp ở Trung Quốc sẽ gia nhập đội quân tìm việc trẻ ngày càng tăng tại đây. Trong khi đó, nền kinh tế nước này cũng gặp khó khăn giữa bối cảnh căng thẳng khủng hoảng tại Ukraine leo thang và tình hình đại dịch Covid-19 quay trở lại gia tăng trong nước. Điều này đang đe dọa các chiến lược dài hạn của chính phủ, như “lưu thông kép”, với ý định thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào nhu cầu trong nước để bù đắp cho bối cảnh quốc tế không chắc chắn và có thể trở nên thù địch.
Trong 1 năm qua, Trung Quốc đã không ngừng siết chặt quy định với các công ty công nghệ lớn nhằm hạn chế tình trạng độc quyền, vi phạm quyền riêng tư dữ liệu người dùng, bảo vệ trẻ vị thành niên khỏi chứng nghiện chơi game cũng như hạn chế các nội dung bị coi là có hại cho xã hội. Phần lớn trong số đó được tiến hành dưới câu chữ “hạn chế mở rộng vốn bất hợp lý”.
Căng thẳng Nga – Ukraine có thể khiến nguồn cung thực phẩm toàn cầu thiếu hụt nghiêm trọng
Theo Wall Street Journal, những nỗi lo lắng toàn cầu liên quan đến việc Nga sẽ đẩy cao căng thẳng với Ukraine gây xáo trộn, tổn thất cho vụ mùa tại Ukraine cuối cùng đã trở thành sự thật. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến nhiều nước phụ thuộc vào Ukraine để có nguồn cung lúa mì, ngô và dầu ăn.
Nhu cầu sử dụng gạo làm thức ăn chăn nuôi tăng mạnh tại châu Á, làm dấy lên lo ngại về nguồn cung lương thực
Các nhà nhập khẩu ngũ cốc toàn cầu đang tranh giành nguồn cung sau khi Nga tiến công quân sự tại Ukraine.
Gạo thường được giao dịch ở mức cao so với lúa mì, nhưng việc giá lúa mì tăng 50% vào tháng trước đã thu hẹp đáng kể sự chênh lệch giữa hai loại ngũ cốc và thậm chí còn khiến lúa mì đắt hơn so với một số loại gạo chất lượng thấp. Giá gạo 5% tấm tiêu chuẩn của nhà xuất khẩu Thái Lan đã ghi nhận mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 10/2020 vào tuần trước, tăng 5% lên khoảng 421,50 USD/tấn, nhờ nhu cầu lương thực và thức ăn chăn nuôi cao. Đây là mức giá cao nhất kể từ tháng 6 năm ngoái và các nguồn tin cho biết giá có thể tiếp tục tăng nếu sự gián đoạn dòng chảy tại Biển Đen vẫn tiếp diễn. Giá gạo xuất khẩu từ Việt Nam và Ấn Độ cũng có xu hướng tăng.
ASEAN tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp và đẩy nhanh quá trình phục hồi sau đại dịch
Ngày 21/3, Hội đồng Kinh doanh ASEAN – Mỹ (US-ABC), Chính phủ Mỹ thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã công bố kế hoạch thiết kế lại Học viện SME ASEAN, một chương trình điện tử đang diễn ra nền tảng dành cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) ở Đông Nam Á lần đầu tiên được ra mắt vào năm 2016.
‘Dầu mỏ mới’ của thế giới tăng 572% trong 1 năm: ‘Chuyện cổ tích’ xe điện giá rẻ ngày càng xa vời
Cuộc khủng hoảng Ukraine đang làm nảy sinh một xu hướng mạnh mẽ: sự chuyển đổi toàn cầu sang các nguồn năng lượng ít phát thải carbon. Quá trình chuyển đổi năng lượng này đang thúc đẩy một siêu chu kỳ hàng hoá tiếp theo. Các công nghệ năng lượng sạch đòi hỏi nhiều kim loại hơn so với công nghệ sử dụng nhiên liệu hoá thạch. Giá các loại kim loại “xanh” được dự báo sẽ đạt mức cao nhất lịch sử.
Nhưng rất ít kim loại “xanh” nào chứng kiến sự bùng nổ giá như lithium.
Châu Âu ‘chia 5 xẻ 7’ về lệnh trừng phạt dầu mỏ đối với Nga: nước vẫn muốn phụ thuộc, nước lại muốn ‘rút phích’ ngay và luôn
Theo hãng tin Reuters, các ngoại trưởng của Liên minh châu Âu (EU) đã bất đồng vào ngày 21/3 về việc liệu và làm thế nào để áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với lĩnh vực năng lượng của Nga vì cuộc xung đột ở Ukraine, trong khi Đức cho rằng khối này quá phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga để ra quyết định cấm vận.
Khai trương nhà máy đầu tiên tại châu Âu, cổ phiếu Tesla tăng liên tiếp
Theo hãng tin Bloomberg, nhà sản xuất xe điện hàng đầu thế giới đã chính thức khai trương nhà máy tại Đức, đồng thời bàn giao 30 chiếc Model Y đầu tiên cho khách hàng trước sự chứng kiến của Thủ tướng Đức Olaf Scholz.
Cổ phiếu Tesla đã tăng ngày thứ sáu liên tiếp, tăng 6,8% lên 984 USD vào hôm nay và đẩy giá trị vốn hóa thị trường của công ty trở lại trên 1 nghìn tỷ USD.
Sau Thung lũng Silicon, đâu sẽ là trung tâm công nghệ mới của thế giới?
Khi ngành công nghệ tiếp tục mở rộng, bên ngoài Thung lũng Silicon, các thành phố khác cũng đang cạnh tranh mạnh mẽ trong cuộc đua trở thành điểm đến tiếp theo của làn sóng công nghệ. Trong đó, Toronto được coi là “điểm sáng” trên bản đồ của các đại gia công nghệ và giới đầu tư, theo The New York Times.
‘Niềm hy vọng’ Trung Quốc quay lưng, dầu mỏ của Nga đứng trước nguy cơ ‘biến mất’ khỏi thị trường
Trong bối cảnh dầu thô của Nga bị thị trường tẩy chay, nhiều con mắt đang hướng về Trung Quốc như là một điểm đến lý tưởng bởi người ta tin rằng Trung Quốc sẽ không bỏ qua loại dầu mỏ đang được chiết khấu cao thay vì nhập khẩu từ nơi khác với giá đắt đỏ. Tuy nhiên, theo Fed Dalass, ý tưởng đó “khó có thể sớm xảy ra” vì có rất ít công suất dự phòng trong các đường ống dẫn dầu nối Trung Quốc với Nga và không rõ Trung Quốc sẽ mua các tàu chở dầu cần thiết để vận chuyển nhiều dầu hơn đến Trung Quốc ở đâu và với chi phí thế nào?
Thị trường nhôm nóng trở lại sau khi Australia cấm xuất khẩu alumina và bauxite sang Nga
Việc Australia cấm xuất khẩu alumin sang Nga không chỉ gây sức ép lên tập đoàn nhôm khổng lồ United Co. Rusal International PJSC mà còn đẩy giá kim loại cơ bản được sử dụng rộng rãi nhất trong cuộc sống tăng vọt, góp phần làm gia tăng lạm phát vốn đã quá nóng.
Cơ hội giao thương ngành thực phẩm Việt Nam – Singapore
Ngày 25-26/3/2022, MakanSingapore – hội chợ nhượng quyền thương hiệu trong lĩnh vực nhà hàng ăn uống (F&B) sẽ diễn ra tại Việt Nam. Đây là cơ hội giao thương thực phẩm Việt Nam – Singapore. Trong hai ngày diễn ra sự kiện F&B, sẽ có sự xuất hiện của hơn 10 chuyên gia đầu ngành với tư cách diễn giả và điều phối các phiên thảo luận với các nội dung về lĩnh vực nhà hàng, ăn uống.
30 thương hiệu F&B là các đơn vị có mô hình kinh doanh thành công đã được công nhận tại Singapore sẽ tham gia sự kiện để kết nối và giao lưu với các doanh nhân và các nhà nhượng quyền tiềm năng trong lĩnh vực F&B ở Việt Nam.
Hậu COVID-19, mặt bằng kinh doanh trên đất vàng bỏ trống
Đã qua nửa năm trở lại trạng thái bình thường mới nhưng mặt bằng kinh doanh ở khu vực trung tâm TPHCM vẫn bỏ trống vì không có khách, dù giá cho thuê đã giảm mạnh.
Tổng Cục Hải Quan mới đây đã công bố số liệu tình hình nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại và linh kiện và phụ tùng ô tô trong tháng 2/2022. Cụ thể, trong tháng 2, số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu đã tăng 102,3% so với lượng nhập khẩu của tháng trước. Cụ thể, lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại trong tháng 2 đạt 9.152 chiếc với giá trị đạt 212 triệu USD.
Giá cá tra tăng cao, nhưng người nuôi có thể đối mặt với rủi ro lớn
Từ đầu năm đến nay, giá cá tra nguyên liệu liên tục tăng và hiện đang ở mức cao, khoảng 30.000 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi lãi khoảng 5.000 đồng/kg. Giá cá tăng cao khiến người nuôi phấn khởi, ồ ạt thả nuôi. Thế nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc người dân phải đối mặt rủi ro lớn.
Bắt tay với EVN, Vinfast đặt mục tiêu đến quý 3 sẽ xây 3000 trạm xe sạc điện phủ khắp cả nước
Chiều 15/3/2022, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVN NPC) đã làm việc với VinFast về việc cấp điện cho các trạm sạc tại các tỉnh phía Bắc. Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hồng Nhật – đại diện phát triển dự án liên quan đến hạ tầng điện của Vinfast cho biết, mục tiêu của Vinfast là xây dựng 150.000 cổng sạc với 3.000 trạm sạc trong toàn quốc để đảm bảo việc lưu thông của xe điện, tại các tỉnh phía Bắc dự kiến sẽ xây dựng khoảng 200 trạm với các trụ sạc được đầu tư có công suất.
VASEP dẫn số liệu thống kê từ Hải quan cho biết, 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Anh đạt gần 44 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó riêng mặt hàng tôm chiếm 76% với 33,5 triệu USD, tăng 55%. Đặc biệt, Tôm sú chỉ chiếm 2,7% nhưng so với cùng kỳ năm trước tăng gấp 6 lần cho thấy tín hiệu rất lạc quan đối với mặt hàng này tại thị trường Anh.
Hai tháng đầu năm nay, riêng tôm chân trắng chiếm 69% giá trị xuất khẩu thuỷ sản sang Anh với 30,4 triệu USD, tăng 54%. Cá tra chiếm 16,4% xuất khẩu sang Anh với 7,2 triệu USD, tăng nhẹ 4%. Sau khi tăng 20% trong tháng 1, xuất khẩu cá tra sang Anh trong tháng 2 lại giảm 16% so với tháng 2/2021. Xuất khẩu cá ngừ và các loại cá biển khác sang Anh tiếp tục giảm trong 2 tháng qua, giảm lần lượt 44% và 24% so với cùng kỳ năm trước.
Theo VASEP, trước tình hình xung đột Nga – Ukraine, hệ thống bán lẻ tại Anh đã có động thái tẩy chay sản phẩm thuỷ sản từ Nga.
Nutifood GrowPLUS+ 3 năm liên tiếp giữ vững vị thế sữa trẻ em số 1 tại Việt Nam
Kết quả vừa được Công ty Nielsen công bố dựa trên số liệu nghiên cứu tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 12/2020 đến tháng 11/2021. Thành tích này không chỉ minh chứng cho chất lượng sản phẩm và sự tin yêu của người dùng đối với nhãn hiệu Nutifood GrowPLUS+ mà còn khẳng định năng lực cạnh tranh của thương hiệu sữa Việt Nam với các công ty sữa đa quốc gia tại thị trường Việt.
Tiêu thụ thép 2 tháng đầu năm đi lên và nhu cầu sẽ tiếp tục cao?
Theo báo cáo mới đây của CTCP Chứng khoán VNDirect, ngành thép Việt Nam đã bước vào giai đoạn mở rộng từ quý III/2020 khi biên lợi nhuận gộp của các công ty thép niêm yết đã được mở rộng liên tiếp đến quý III/2021. Các nhà máy mới này có thể làm tăng lo ngại về dư cung đối với thép Việt Nam trong những năm tới, đặc biệt khi ngành thép bước vào giai đoạn suy thoái. Tuy nhiên, VNDirect cho rằng nhu cầu tiêu thụ thép ở Việt Nam sẽ vẫn cao do 4 yếu tố:
Các chủ thầu còn cho biết hầu như không sản phẩm nào trong công trình xây dựng không tăng từ ống nhựa, ống đồng đến các loại khác như ván lót sàn, gỗ công nghiệp, tấm nhựa giả gỗ lót sàn tăng 45.000 đồng/m2, lên 185.000 đồng/m2; sàn gỗ công nghiệp tăng 50.000 đồng/m2, lên 350.000 đồng/m2… Giám đốc một công ty xây dựng than thở: Việc giá nguyên vật liệu cũng như giá xăng dầu tăng liên tục đã đẩy phí vận chuyển tăng nên các đơn vị cung cấp đương nhiên tăng giá. Trong khi họ đã ký hợp đồng với chủ đầu tư, chủ nhà nên họ không thể tăng giá lên được, vì vậy nguy cơ lỗ hoặc lãi ít rất lớn trong năm 2022 nếu giá cả không hạ nhiệt.
Đồng hành xây dựng thương hiệu gạo cao cấp vì bữa cơm ngon và khỏe cho người tiêu dùng Việt Nam
Ngày 15/3/2022 vừa qua, Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Gigatum Việt Nam, đơn vị chủ quản ứng dụng Clingme – Đi gần chọn đúng, đã đến thăm và làm việc tại Công ty cổ phần Đầu tư nghiên cứu và Xuất khẩu gạo thơm ITA-Rice.
ITA-Rice có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 2007, là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đưa quy trình sản xuất lúa gạo sạch theo tiêu chuẩn Global GAP trên 1.000 ha cánh đồng mẫu lớn tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đạt tiêu chuẩn HACCP. ITA-Rice sử dụng công nghệ khép kín (từ khâu chọn giống, giám sát canh tác, thu hoạch, xay sát, và đóng gói) bảo đảm được mùi, vị và chất lượng của hạt gạo đến tay người dùng. Nhà máy của ITA-Rice là một trong số rất ít nhà máy đạt chuẩn Organic, và bảo đảm 100% không chất bảo quản lưu giữ chất lượng thơm ngon, vị ngọt tự nhiên của từng hạt gạo.
Dù đối mặt nhiều khó khăn, doanh thu ngành xuất bản năm 2021 vẫn đạt tăng trưởng, thậm chí cao hơn năm 2019 – năm trước đại dịch. Tổng doanh thu toàn ngành đạt 2.996 tỷ đồng (tăng 12,4% so với năm 2020); nộp ngân sách 260 tỷ đồng (tăng 71,7%). Lợi nhuận toàn ngành (sau thuế) đạt 384 tỷ đồng (tăng 80,7%).
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Bình Thuận xác nhận đã manh nha việc nông dân tự chặt bỏ cây trồng, một thời mệnh danh là “cây làm giàu” này. Tại huyện Hàm Thuận Bắc, 1 trong 2 vùng thanh long trọng điểm của Bình Thuận (cùng với huyện Hàm Thuận Nam), nhiều nông dân tại các xã Hàm Chính, Hàm Đức, Hàm Hiệp, Hàm Thắng… đã phá bỏ cây trồng này với diện từ 100-360 ha. Thống kê ban đầu, toàn huyện có khoảng 1.500 ha thanh long bị phá bỏ từ đầu năm 2021 đến nay.
Doanh nghiệp lữ hành tất bật, đoàn vài trăm khách trở lại
Tuần đầu mở cửa du lịch, doanh nghiệp lữ hành cho biết nhiều đối tác quốc tế đã liên hệ đặt tour, còn thị trường trong nước cũng đã bắt đầu xuất hiện những đoàn vài trăm khách trở lại.
Thêm một doanh nghiệp được hưởng thuế chống bán phá giá 0% khi xuất cá tra sang Mỹ
Trong đợt rà soát này, Công ty Cổ phần Thủy sản NTSF (NTSF SEAFOODS) được hưởng mức thuế suất 0% khi xuất khẩu cá tra phile đông lạnh sang Mỹ. Ngoài ra, hai công ty là Công ty Cổ phần Hải sản Biển Đông (ESS) bị áp mức thuế 3,87 USD/kg và Công ty Cổ phần Thủy sản Green Farms áp mức thuế 1,94 USD/kg.
Như vậy, hiện nay có 4 doanh nghiệp Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá khi XK sản phẩm cá tra phile đông lạnh sang Mỹ là: VINH HOAN Corp; VD TG, NAVICO và NTSF SEAFOODS. Hai doanh nghiệp là: CASEAMEX áp mức thuế CBPG là 0,15 USD/kg và BIEN DONG SEAFOOD áp mức 0,19 USD/kg. Mức thuế suất toàn quốc vẫn là 2,39 USD/kg.
Món hàng tỷ USD Việt Nam hồi sinh ở nhiều thị trường lớn
VASEP cho biết, xuất khẩu cá tra Việt Nam 2 tháng đầu năm nay nổi bật một “màu xanh tăng trưởng” ở hầu hết các thị trường lớn, tổng giá trị xuất khẩu đạt 384,8 triệu USD, tăng 93,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tính tới hết tháng 2/2022, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt 94,57 triệu USD, tăng 119,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tháng 2/2022, giá trị xuất khẩu đạt gần 42 triệu USD, tăng 167%. Kết thúc tháng 2, Mỹ là thị trường xuất khẩu cá tra số 1 của các doanh nghiệp Việt Nam.
Tại thị trường Trung Quốc – Hồng Kông, tổng giá trị xuất khẩu cá tra 2 tháng đầu năm 2022 đạt 85,8 triệu USD, tăng 239,6% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 22,3%. Với kết quả này, Trung Quốc – Hồng Kông đang đứng vị trí là thị trường xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 (sau Mỹ). Đáng chú ý, trong thời gian này, giá trị xuất khẩu cá tra sang Hồng Kông tăng trên 111% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu cá tra sang khối thị trường CPTPP trong hai tháng đầu năm nay đạt 52,5 triệu USD, tăng 51,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang Mexico đạt 18,3 triệu USD, tăng 23,3%; sang Canada đạt 9,6 triệu USD, tăng 81,5%; sang Australia đạt 6,8 triệu USD, tăng 19%; sang Malaysia đạt 5,6 triệu USD, tăng gần 165%. Nếu tình hình covid trên thế giới được kiểm soát tốt, kinh tế bình thường trở lại, dự báo trong ít nhất hai quý tới, xuất khẩu cá tra sang CPTPP tăng trưởng dương tới hai con số.
Hai tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu cá tra sang EU đạt gần 28 triệu USD, tăng gần 76% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang Hà Lan đạt gần 10 triệu USD, tăng 78,3%; Đức đạt 3,4 triệu USD, tăng 98%; Bỉ đạt 2,8 triệu USD, tăng 64,3%; Tây Ban Nha đạt 2,7 triệu USD, tăng 53%.
Chia sẻ với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vinamit cho biết, Trung Quốc ngày càng khắt khe hơn trong việc kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc, bao bì,…đặc biệt là theo đuổi chính sách “Zero Covid” đang khiến nhiều DN xuất khẩu rau quả sang thị trường này gặp khó. Theo ông Viên, chính khó khăn này cũng là động lực để DN đa dạng hóa và khai thác các thị trường mới. Hiện, thị trường châu Âu và Mỹ có nhu cầu rất lớn, tạo cơ hội cho các DN đẩy mạnh vào các thị trường này.