Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida hôm qua đã công bố gói ngân sách 6.200 tỷ yen (48,2 tỷ USD) nhằm giảm bớt áp lực vật giá đang bủa vây người tiêu dùng khi giá điện, nhiên liệu, thực phẩm và các hàng hóa thiết yếu khác tăng chóng mặt.
Gói này bao gồm trợ cấp xăng dầu bổ sung, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang vật lộn để phục hồi sau đại dịch, và hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình có thu nhập thấp.
“Khi đại dịch tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế, cuộc chiến Ukraine đã làm gia tăng sự bất ổn và tạo ra sự bất an trong cuộc sống của người dân thông qua việc gián đoạn nguồn cung cấp dầu thô, ngũ cốc và nguyên liệu thô. Chúng ta cần phải chủ động trong phản ứng của mình”, Thủ tướng Kishida phát biểu trong buổi họp báo.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh giá hàng hóa toàn cầu tăng cao do cuộc chiến Ukraine đang diễn ra. Từ khí đốt đến dầu mỏ và lúa mì, giá nhập khẩu tăng, làm tăng giá sinh hoạt.
Theo một cuộc khảo sát do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản thực hiện vào tháng 3 vừa rồi, 41,7% số người được hỏi nói rằng tình hình tài chính của họ đã tệ hơn một năm trước đó, tăng từ 37,3% của tháng 6 năm ngoái. Ngoài ra, 58,8% nói rằng chi phí sinh hoạt của họ đã tăng, cao hơn con số 49,8% và 22,4% cho biết chi phí sinh hoạt của họ “tăng đáng kể”, tăng từ 6,6% so với tháng 6-2021.
Trong gói ngân sách bổ sung mới, phần lớn nhất 1.500 tỷ yen sẽ được trợ cấp xăng dầu. Để hạn chế việc tăng giá xăng, chính phủ sẽ nâng mức trợ cấp tối đa cho các nhà phân phối dầu lên 35 yen/lít, tăng từ 25 yen và chương này kéo dài đến tháng 9. .
Giá bán lẻ xăng trung bình là 173,5 yên / lít vào ngày 18 tháng 4, tăng nhẹ so với mức 172,8 yên vào cuối tháng 2, theo Cơ quan Tài nguyên và Năng lượng Nhật Bản, một năm trước đó là 150,4 yên / lít. Cơ quan ước tính rằng giá sẽ ở mức 198,2 yên bây giờ nếu không có trợ cấp.
1.300 tỉ yen khác dự kiến sẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang lao đao vì dịch. Nhật Bản sẽ tiếp tục giảm lãi suất đối với các khoản vay từ các tổ chức tài chính do chính phủ hậu thuẫn cho các doanh nghiệp nhỏ hơn bị Covid ảnh hưởng. Các khoản vay hầu như không có lãi suất và không cần tài sản thế chấp cho đến cuối tháng 9 tới.
Số tiền tương tự sẽ tài trợ cho các hộ gia đình có thu nhập thấp và những người cần hỗ trợ khác. Trong số này, khoảng 200 tỷ yen được dành cho khoản hỗ trợ tiền mặt cho những gia đình thu nhập có con chưa tới tuổi vị thành niên và cả các gia đình cha hoặc mẹ đơn thân với mỗi trẻ được cấp 50.000 yen. Một khoản phân bổ 500 tỷ yen được dành để hỗ trợ các doanh nghiệp liên quan đến đánh bắt cá, gỗ và lúa mì khi chính phủ tìm cách đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng, nguyên liệu và thực phẩm ổn định.
Nhà kinh tế cấp cao Tsuyoshi Ueno tại Viện Nghiên cứu NLI cho biết tác động của giá hàng hóa tăng đã trầm trọng hơn do sự suy yếu của đồng yen. Đồng tiền của Nhật Bản đã giảm giá so với đồng đô xanh và đang xuống mức thấp nhất trong 20 năm, giáng một đòn mạnh hơn vào các hộ gia đình và nền kinh tế Nhật Bản, vốn phụ thuộc nhiều vào năng lượng nhập khẩu.
Các nhà kinh tế cho rằng lạm phát sẽ làm giảm sức mua của người tiêu dùng vì nó chạm vào mức lương thực tế của các hộ gia đình trong bối cảnh tăng trưởng tiền lương trì trệ. Mức lương trung bình hàng tháng là 307.700 yên vào năm 2020, hầu như không thay đổi so với 305.800 yên vào năm 2001 – theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi.
Gói ngân sách mới được đưa ra trước một thời điểm chính trị quan trọng – cuộc bầu cử thượng viện vào tháng Bảy.
“Cách chính phủ xử lý lạm phát có khả năng gây ra những hậu quả chính trị. Người tiêu dùng cảm thấy đau xót khi hóa đơn tiền điện và các chi phí sinh hoạt khác tăng. Tuy nhiên, các biện pháp đối phó với hậu quả của việt tăng giá xăng dầu có thể làm một số người cảm thấy không công bằng, nhất là những người không lái xe”, nhà kinh tế Ueno phát biểu.
Ricky Hồ / BSA
Bản tin xuất khẩu trái cây quý 1 năm 2022